2.2. QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ TỐ TỤNG CỦA ĐƢƠNG SỰ
2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của từng đƣơng sự
2.2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn
So với các đƣơng sự khác, nguyên đơn tham gia vào quá trình tố tụng mang tính chủ động hơn. Ttrong quá trình giải quyết VADS, hoạt động tố tụng của nguyên đơn có thể làm phát sinh, thay đổi hoặc đình chỉ tố tụng. Do đó, ngoài những quyền và nghĩa vụ chung của các đƣơng sự, nguyên đơn còn có các quyền, nghĩa vụ riêng do BLTTDS quy định.
* Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng
Trong VADS, đƣơng sự không chỉ bao gồm nguyên đơn, bị đơn mà gồm cả ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không khởi kiện, cũng không bị kiện mà họ tham gia vào vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.Vì vậy, để việc giải quyết vụ án đƣợc toàn diện, kịp thời, đúng đắn đòi hỏi tất cả các đƣơng sự đều phải đƣợc tham gia tố tụng. Tòa án có thể tự mình triệu tập hoặc theo đề nghị của nguyên đơn Tòa án đƣa ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng.
* Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án
Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án là việc Tòa án tạm ngừng việc giải quyết vụ án khi phát hiện ra một trong các căn cứ mà pháp luật quy định việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án nhằm bảo đảm để các đƣơng sự có thể thực hiện tốt nhất các quyền và nghĩa vụ của mình. Trong quá trình tố tụng, nguyên đơn có quyền đề nghị Tòa án tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. Tùy từng trƣờng hợp, nếu xét thấy yêu cầu của nguyên đơn là chính đáng và có căn cứ pháp luật thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng, nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án nhƣng việc Tòa án có ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hay không thì Tòa án phải xác định có hay không có căn cứ theo quy định tại Điều 189 BLTTDS
2.2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của bị đơn
Bị đơn cũng là một trong các đƣơng sự nên cũng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ chung của đƣơng sự. Tuy nhiên, khác với nguyên đơn, bị đơn tham gia vào quá trình tố tụng một cách bị động, việc tham gia tố tụng của họ là theo yêu cầu của nguyên đơn theo quy định của pháp luật. Vì vậy, để tạo điều kiện cho bị đơn có sự bình đẳng về quyền, nghĩa vụ với nguyên đơn, pháp luật TTDS hiện hành quy định bị đơn có các quyền và nghĩa vụ sau:
* Được Tòa án thông báo về việc bị kiện
Do bị đơn là ngƣời bị động khi tham gia vào quá trình tố tụng, họ có thể không biết về việc đã bị kiện. Do vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho bị đơn có thể chuẩn bị chứng cứ, tài liệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời tạo điều kiện để bị đơn tham gia vào quá trình tố tụng nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình, bị đơn có quyền đƣợc Tòa án thông báo về việc bị kiện.
* Quyền chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn hoặc bác bỏ toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn
Để bảo đảm sự bình đẳng giữa bị đơn với nguyên đơn, pháp luật TTDS hiện hành không chỉ quy định bị đơn có quyền đƣa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn mà còn quy định bị đơn có quyền chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn hoặc bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn. Trong trƣờng hợp này không phải bị đơn đƣa ra yêu cầu mà bị đơn đƣa ra ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn. Khi bị đơn cho rằng một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn là có cơ sở, bị đơn có thể chấp nhận, nhƣng nếu bị đơn cho rằng toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn là không có cơ sở, bị đơn có thể đƣa ra ý kiến bác bỏ toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn. Khi bị đơn đƣa ra ý kiến chấp nhận hay bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn thì bị đơn phải cung cấp chứng cứ chứng minh cho ý kiến của mình.
2.2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng là đƣơng sự trong VADS. Vì vậy, về nguyên tắc họ có các quyền và nghĩa vụ chung của đƣơng sự. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng vị trí tố tụng, họ là ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hay tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc bên bị đơn họ cũng có những quyền, nghĩa vụ riêng.
Yêu cầu của ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có thể chống lại cả nguyên đơn, bị đơn bởi vì họ cho rằng một phần tranh chấp giữa nguyên đơn và bị đơn là thuộc về họ chứ không phải là thuộc về các đƣơng sự khác trong vụ án. Đặc biệt, với yêu cầu của mình, họ có thể khởi kiện thành một VADS độc lập. Do vậy, BLTTDS đã quy định quyền, nghĩa vụ của ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có các quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn (khoản 2 Điều 61 BLTTDS.
* Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn
Việc tham gia tố tụng của những ngƣời này vào quá trình tố tụng do không độc lập về lợi ích mà lợi ích của họ luôn gắn liền với một bên nguyên đơn hay bị đơn trong VADS. Vì vậy họ không thể một mình tham gia tố tụng mà bao giờ cũng phải tham gia tố tụng cùng với bên nguyên đơn hoặc cùng với bên bị đơn để cùng với bên nguyên đơn hoặc bị đơn chống lại yêu cầu của đƣơng sự bên kia.
Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 61 BLTTDS thì trong trƣờng hợp ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc chỉ có quyền lợi thì họ cùng với nguyên đơn chống lại bị đơn để bảo vệ quyền, lợi ích của mình. Trƣờng hợp này họ có các quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn. Trong trƣờng hợp ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng với bên bị đơn hoặc chỉ có nghĩa vụ thì họ cùng với bị đơn chống lại nguyên đơn để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Trong trƣờng hợp này họ có các quyền và nghĩa vụ của bị đơn.