2.1. Chủ thể tham gia cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất và tài sản
2.1.5.1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định tại Điều 173, Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định tại Điều 174 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014). Trong tổ chức cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự trên địa bàn;
- Giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự;
- Chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
2.1.5.2. Ủy ban nhân dân cấp xã
- Phối hợp với Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án: Thông báo thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án;
- Cử lực lượng, công cụ hỗ trợ tham gia cưỡng chế thi hành án;
- Thực hiện theo các yêu cầu của Chấp hành viên trong quá trình tổ chức cưỡng chế.
2.1.6. Cơ quan Công an
Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Công an trong việc tổ chức cưỡng chế được quy định tại Thông tư số 03/2012/TTLT-BTP-BCA ngày 30/3/2012. Cụ thể trong tổ chức cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, cơ quan Công an có nhiệm vụ, quyền hạn gồm:
- Cử lực lượng tham gia, bảo vệ cưỡng chế đảm bảo an toàn cho buổi cưỡng chế thi hành án;
- Thực hiện các yêu cầu của Chấp hành viên trong quá trình tổ chức cưỡng chế.
2.1.7. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai
- Tạm dừng hoặc dừng việc thực hiện các yêu cầu liên quan đến các giao dịch đối với tài sản của người phải thi hành án đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai ngay sau khi nhận được yêu cầu của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự;
- Cử lực lượng tham gia cưỡng chế thi hành án.
2.2. Căn cứ áp dụng biện pháp cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
Điều 70 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định căn cứ để cưỡng chế bao gồm:
“1. Bản án, quyết định; 2. Quyết định thi hành án;
3. Quyết định cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp bản án, quyết định đã tuyên kê biên, phong tỏa tài sản, tài khoản và trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án”.
Như vậy, biện pháp cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất không thuộc trường hợp không phải ra quyết định cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 70, để tổ chức cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất Chấp hành viên phải có đủ ba căn cứ:
- Bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành;
- Quyết định cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của Chấp hành viên.
2.3. Trình tự, thủ tục cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
Để tổ chức cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, Chấp hành viên cần thực hiện đầy đủ các thủ tục sau: