3.1. Thực trạng tổ chức thi hành, những khó khăn, vướng mắc trong việc áp
3.1.2.5. Khó khăn, vướng mắc trong quy định của pháp luật
Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) và các văn bản hướng dẫn thi hành cơ bản đã tạo cơ sở pháp lý cho Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án. Tuy nhiên, do các quan hệ xã hội rất phong phú, đa dạng, các quy định của pháp luật không phải lúc nào cũng dự liệu được các tình huống trong thực tiễn; do trình độ lập pháp của các nhà làm luật còn hạn chế. Vì vậy, trong thực tiễn tổ chức cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất và tài sản
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai năm 2013 tài sản gắn liền với đất gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm. Tuy nhiên, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) chỉ quy định trường hợp cưỡng chế trả nhà, giao nhà tại Điều 115 và cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất tại Điều 117, đối với những tài sản khác gắn liền với đất hiện nay Luật Thi hành án dân sự chưa có quy định về cưỡng chế chuyển giao những tài sản này. Thực tiễn tổ chức thi hành án, tài sản gắn liền với đất phải cưỡng chế chuyển giao rất phong phú, đa dạng nhưng quy định của pháp luật chỉ xác định hai trường hợp, gây khó khăn cho Chấp hành viên do không có căn cứ, cơ sở pháp lý vững chắc để tổ chức thi hành án.
- Mặc dù quy định của pháp luật điều chỉnh về biện pháp cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được quy định cụ thể, chặt chẽ tạo cơ sở pháp lý cho chấp hành viên tổ chức thực hiện, nhưng thực tiễn tổ chức thi hành vẫn còn một số bất cập cần sửa đổi, bổ sung:
- Tại khoản 2 Điều 117 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định việc xử lý tài sản gắn liền với đất được chuyển giao như sau:
“a) Trường hợp tài sản gắn liền với đất hình thành sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì Chấp hành viên yêu cầu người có tài sản đó tháo dỡ hoặc chuyển tài sản ra khỏi diện tích đất phải chuyển giao cho người được thi hành án. Nếu người có tài sản không thực hiện thì Chấp hành viên cưỡng chế tháo dỡ hoặc chuyển tài sản ra khỏi diện tích đất phải chuyển giao, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác. Chi phí cưỡng chế do người có tài sản chịu.
Trường hợp người có tài sản gắn liền với đất từ chối nhận tài sản thì Chấp hành viên lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản,
cơ quan thi hành án dân sự và thông báo địa điểm, thời gian để người có tài sản nhận lại tài sản.
Hết thời hạn thông báo mà người có tài sản không đến nhận thì tài sản được xử lý theo quy định tại Điều 126 của Luật này;
b) Trường hợp tài sản gắn liền với đất có trước khi có bản án, quyết định sơ thẩm nhưng bản án, quyết định được thi hành không tuyên rõ việc xử lý đối với tài sản đó thì cơ quan thi hành án dân sự yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích rõ việc xử lý đối với tài sản hoặc đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét lại nội dung bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm”.
Quy định tại khoản 2 Điều 117 xác định xử lý tài sản gắn liền với đất trong hai trường hợp:
- Tài sản gắn liền với đất hình thành trước khi có bản án, quyết định sơ thẩm. - Tài sản gắn liền với đất hình thành sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Thực tiễn tổ chức thi hành án xảy ra trường hợp tài sản gắn liền với đất hình thành sau khi có bản án sơ thẩm nhưng trước khi có bản án phúc thẩm. Đối với trường hợp này pháp luật thi hành án dân sự chưa có quy định.
- Công tác phối hợp trong thi hành án dân sự là yếu tố quyết định thành công của công tác thi hành án nói chung và tổ chức cưỡng chế thi hành án nói riêng. Mặc dù hiện nay Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) dành cả chương VIII từ Điều 166 đến Điều 180 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong thi hành án dân sự; Tổng cục thi hành án dân sự đã tham mưu giúp Bộ Tư pháp ban hành các thông tư liên tịch tạo cơ chế phối hợp hiệu quả, chặt chẽ hơn trong công tác thi hành án như: Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BTP-BCA- BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 09/10/2013 của Bộ
03/2012/TTLT-BTP-BCA, ngày 30/3/2012 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an quy định cụ thể việc phối hợp bảo vệ cưỡng chế trong thi hành án dân sự … Nhưng các quy định của pháp luật này mới chỉ dừng trong việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức; trình tự, thủ tục thực hiện trong công tác phối hợp mà chưa có quy định liên quan đến chế tài khi các cơ quan, tổ chức không phối hợp với cơ quan thi hành án trong quá trình tổ chức thi hành, gây nhiều khó khăn cho Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án. Vì vậy, cần thiết phải bổ sung các quy định có tính chất chế tài đối với các cơ quan, tổ chức vì nhiều lý do cố tình không phối hợp với cơ quan thi hành án trong quá trình thi hành án để nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phối hợp thi hành án dân sự.
3.1.2.6. Cơ sở vật chất, công cụ hỗ trợ chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành
Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ thi hành án là một trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án dân sự. Ngày 11/02/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/QĐ-TTg phê duyệt đề án đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện làm việc của cơ quan thi hành án dân sự giai đoạn 2016-2020. Sau khi đề án được phê duyệt, cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ thi hành án ngày càng được trang bị đầy đủ hơn. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều cơ quan thi hành án dân sự thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị, công vụ hỗ trợ thi hành án làm giảm hiệu quả tổ chức thi hành án.