Khó khăn trong việc xác định tài sản phải chuyển giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thi hành án dân sự (Trang 63 - 65)

3.1. Thực trạng tổ chức thi hành, những khó khăn, vướng mắc trong việc áp

3.1.2.1. Khó khăn trong việc xác định tài sản phải chuyển giao

Đây là một trong những khó khăn rất lớn mà Chấp hành viên thường gặp phải khi áp dụng biện pháp cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Rất nhiều trường hợp, để xác định được tài sản phải chuyển giao Chấp hành viên mất rất nhiều công sức và thời gian. Thực tiễn tổ chức thi hành án cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân chính sau:

- Bản án, quyết định của Tòa án tuyên chung chung, không xác định cụ thể tài sản, diện tích, các mốc giới quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải chuyển giao cho người được thi hành án. Nguyên nhân của thực trạng này chủ yếu do trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án chỉ căn cứ vào lời khai của các bên đương sự; tài liệu, chứng cứ do các đương sự cung cấp để đưa vụ án ra xét xử mà không trực tiếp đo đạc, xác minh tài sản thực tế, thực hiện xác minh tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền dẫn đến quyết định của bản án, quyết định không đúng

chuyển giao khiến cho việc tổ chức thi hành án gặp nhiều khó khăn. Trong nhiều trường hợp, bản án, quyết định của Tòa án tuyên không đúng so với hiện trạng tài sản buộc Chấp hành viên phải đề nghị xem xét lại nội dung bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm khiến việc giải quyết thi hành án bị kéo dài.

- Hiện trạng tài sản phải chuyển giao thay đổi so với bản án, quyết định. Nguyên nhân của thực trạng này do hiện nay để giải quyết xong một vụ án dân sự Tòa án phải mất một thời gian rất dài. Ngoài ra, khi bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng người được thi hành án chưa làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án giải quyết. Trong khoảng thời gian đó, người phải thi hành án đã xây dựng, sửa chữa, san lấp làm thay đổi hiện trạng tài sản so với thời điểm Tòa án xét xử, nhiều trường hợp người phải thi hành án còn xây dựng nhà ở kiên cố. Mặc dù pháp luật có quy định để giải quyết đối với trường hợp này [Khoản 2 Điều 117 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014)] nhưng thực tế để thi hành được rất khó khăn đối với cơ quan thi hành án dân sự.

Ví dụ: Bản án số 11/2014/DSST ngày 02/12/2014 của Tòa án nhân dân huyện Kinh Môn xét xử sơ thẩm vụ án đòi lại đất và tài sản gắn liền với đất giữa nguyên đơn là ông Phan Văn Thơm, bà Trần Thị Bảnh với bị đơn là ông Lê Văn Hòa (Lê Thái Hòa) và bà Nguyễn Thị Thanh, đều địa chỉ: Thôn Tư Đa, xã Minh Hòa, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Bản án tuyên: “Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Phan Văn Thơm và bà Trần Thị Bảnh. Buộc ông Lê Văn Hòa (Lê Thái Hòa), bà Nguyễn Thị Thanh và anh Trương Văn Khiên, chị Lê Thị Thủy phải trả lại cho ông Phan Văn Thơm và bà Trần Thị Bảnh toàn bộ diện tích 1.052m2 đất và ao tại xứ đồng Thùng Khải thuộc thôn Tư Đa, xã Minh Hòa, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

chính, sân giáp cổng để trả lại mặt bằng đất cho ông Phan Văn Thơm và bà Trần Thị Bảnh”.

Sau khi thụ lý giải quyết, qua thực tế xác minh hiện trạng, diện tích đất ông Lê Văn Hòa, bà Nguyễn Thị Thanh, anh Trương Văn Khiên và chị Lê Thị Thủy đang sử dụng là 1.325m2, chênh lệch 237m2 so với bản án, khi cơ quan thi hành án xác định phần đất phải giao thì một phần tài sản phải tháo dỡ không nằm trong diện tích 1.052m2 khiến việc tổ chức thi hành án gặp nhiều khó khăn và kéo dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thi hành án dân sự (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)