Sự chống đối của người phải thi hành án và thân nhân của người phả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thi hành án dân sự (Trang 65 - 67)

3.1. Thực trạng tổ chức thi hành, những khó khăn, vướng mắc trong việc áp

3.1.2.2. Sự chống đối của người phải thi hành án và thân nhân của người phả

người phải thi hành án

Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là những tài sản có giá trị rất lớn của người phải thi hành án, hơn nữa trong nhiều trường hợp đây còn là nơi sinh sống của người phải thi hành án và gia đình. Việc cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trực tiếp tước đi nơi ở, nơi sinh sống của họ. Vì vậy, biện pháp cưỡng chế này luôn gặp phải sự chống đối quyết liệt từ người phải thi hành án cũng như gia đình của họ bằng nhiều hình thức:

- Lợi dụng quy định của pháp luật để kéo dài thời gian tổ chức thi hành án: Điểm b khoản 1 Điều 145 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014) có quy định về thẩm quyền của người giải quyết khiếu nại khi có khiếu nại về quyết định, hành vi của Chấp hành viên:

“Tạm dừng việc thực hiện quyết định, hành vi bị khiếu nại hoặc yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tạm ngừng việc thi hành án trong thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật này, nếu xét thấy việc thi hành án sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc ảnh hưởng đến việc giải quyết khiếu nại.”

phải thi hành án liên tục làm đơn khiếu nại gửi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để trì hoãn, kéo dài thời gian tổ chức thi hành án đồng thời gây áp lực cho Chấp hành viên và cơ quan thi hành án.

- Người phải thi hành án có hành vi chống đối việc cưỡng chế của cơ quan thi hành án như huy động lực lượng để chống lại việc cưỡng chế, trong nhiều trường hợp người phải thi hành án còn vận động gia đình, người thân là những người có chức vụ, quyền hạn, thương binh, người có công với cách mạng, hay ốm đau đứng ra để chống lại việc cưỡng chế. Thậm chí còn có những hành vi có tính manh động như dùng súng, thuốc nổ, xăng để đe dọa lực lượng cưỡng chế.

Ví dụ: Bản án số 148/2018/DSST ngày 12/7/2018 của Tòa án nhân dân huyện Cái Nước xét xử giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Việt (sinh năm 1952) và bà Quách Tuyết Hồng (sinh năm 1953) cùng trú tại: Số 82, Lý Thái Tông, khóm 2, phường 4, thành phố Cà Mau, với bị đơn là ông Phạm Hoàng Kiếm và bà Lê Thị Hiến, cùng trú tại: Ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước tuyên xử: ‘‘…Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Việt, bà Hồng đối với ông Kiếm, bà Hiến. Buộc ông Kiếm, bà Hiến phải tháo dỡ toàn bộ căn nhà và các công trình kiến trúc trên đất trả lại cho ông Việt, bà Hồng với tổng diện tích là 67,5m2, tại: Ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau…’’

Sau khi ông Việt, bà Hồng có đơn yêu cầu thi hành án, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Cái Nước đã thụ lý và ra quyết định thi hành án cho thi hành việc tháo dỡ các công trình xây dựng để trả lại đất cho ông Việt, bà Hồng. Ngày 07/8/2019, thực hiện quyết định cưỡng chế số 32/QĐ-CCTHA ngày 16/5/2019 và kế hoạch cưỡng chế số 06/KH-CCTHADS ngày 07/8/2019, đoàn cưỡng chế thi hành án dân sự gồm Chấp hành viên, công chức Chi cục Thi hành án dân sự huyện Cái Nước và các cơ quan, đơn vị có liên quan đến địa điểm cưỡng chế để thực hiện

người được thi hành án thì người thân của bà Hiến chống đối quyết liệt, đỉnh điểm là dùng xăng châm lửa, hất vào lực lượng tham gia cưỡng chế và dùng hung khí nguy hiểm khác để chống đối. Hậu quả làm 9 cán bộ trong đoàn cưỡng chế bị bỏng phải điều trị trong bệnh viện và 03 cán bộ, chiến sỹ công an bị thương do hung khí của đối tượng chống đối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thi hành án dân sự (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)