Đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng trong phát hiện, thu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 83 - 85)

3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động đánh giá chứng

3.2.2. Đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng trong phát hiện, thu

thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong vụ án hình sự

Tình hình tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, táo tợn. Do vậy, để đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, các chủ thể tiến hành tố tụng phải không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng trong phát hiện, thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ. Để làm được điều này, các cơ quan tiến hành tố tụng phải thường xuyên mở các lớp, các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ trong đó tập trung đào tạo chuyên sâu về kỹ năng đánh giá chứng cứ trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Phối hợp với các tổ chức quốc tế, những quốc gia có kinh nghiệm để cử cán bộ đi học tập kinh nghiệm hoặc phối hợp với các tổ chức quốc tế mời các chuyên gia nước ngoài về đào tạo, tư vấn kỹ năng cho các cán bộ tiến hành tố tụng nhằm tăng cường kỹ năng phát hiện, thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong thời gian tới.

Mặt khác, các cơ quan Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao phải thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác tố tụng hình sự đối với các vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng nhằm phân tích, đánh giá những kết quả đạt được; phát hiện những thiếu sót, vướng mắc trong công tác phát hiện, thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ nói chung và công tác đánh giá chứng cứ nói riêng. Đồng thời qua đó tổng hợp kinh nghiệm, hướng dẫn cụ thể về nội dung, phương pháp đánh giá chứng cứ trong các vụ án hình sự để các cán bộ tiến hành tố tụng nắm chắc và vận dụng vào thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự.

3.2.3. Tăng cường công tác thanh tra nghiệp vụ, kiểm tra liên ngành trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự

Tăng cường công tác thanh tra nghiệp vụ, kiểm tra liên ngành trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự để loại bỏ và ngăn chặn kịp thời những vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong quá trình giải quyết vụ án đồng thời đảm bảo tất cả các hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng tuân thủ triệt để các quy định của pháp luật. Do đó Thủ trưởng các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải quan tâm đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo cũng như công tác thanh tra nghiệp vụ, kiểm tra liên ngành để có thể kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những biểu hiện sai phạm của cán bộ đơn vị mình trong quá trình thực hiện các hoạt động giải quyết án.

Trong công tác này, đặc biệt lưu ý tăng cường vai trò của VKS trong công tác kiểm sát điều tra các vụ án hình sự từ giai đoạn đầu, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, trong việc khởi tố điều tra, truy tố, xét xử và để các CQĐT, Tòa án thực hiện đúng và đầy đủ các quy định pháp luật hình sự về nội dung, về trình tự, thủ tục tố tụng, nhất là trong hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)