3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động đánh giá chứng
3.2.8. Củng cố, tăng cường đội ngũ luật sư, người bào chữa tham gia
quá trình tố tụng hình sự
Để đảm bảo lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và người bị hại, người liên quan, tránh hiện tượng các chủ thể tiến hành tố tụng cố ý làm sai lệch hồ sơ, đánh giá chứng cứ không đúng với sự thật của vụ án thì cần tăng cường hoạt động của đội ngũ Luật sư, người bào chữa trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nói chung và hoạt động đánh giá chứng trong từng giai đoạn tố tụng nói riêng. Mặt khác, việc phát huy vai trò của người bào chữa, luật sư trong việc tham gia quá trình giải quyết vụ án hình sự, đặc biệt là tham gia tranh luận dân chủ tại phiên tòa, cũng như hoàn thiện về tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của Luật sư ở Việt Nam hiện nay còn là xuất phát từ nhu cầu tất yếu của cải cách hệ thống tư pháp trong nhiệm vụ đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
Để đảm bảo sự tham gia của người bào chữa, luật sư, cần có những giải pháp như sau:
- Cần thay đổi nhận thức về địa vị pháp lý của người bào chữa trong tố tụng hình sự. Luật sự bào chữa tham gia quá trình giải quyết vụ án đặc biệt là phiên tòa để bảo vệ quyền lợi cho bị can, bị cáo nên họ phải có nghĩa vụ chứng minh một cách trung thực, thiện chí cho lợi ích của người được bảo vệ chứ không phải chỉ có mặt tại phiên tòa cho đúng thủ tục tố tụng. Luật sư, người bào chữa phải được tạo điều kiện tối đa để nghiên cứu hồ sơ, chứng kiến việc lấy lời khai bị can trong giai đoạn điều tra để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can. Luật sư, người bào chữa có quyền thu thập và xuất trình các tài liệu chứng cứ để chứng minh vụ án.
- Về mặt tổ chức và hoạt động nghề nghiệp, cần nâng cao chất lượng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của Luật sư cho tương xứng với vị trí,
vai trò và các giá trị cao quý mà hoạt động nghề nghiệp của Luật sư mang lại cho xã hội.
- Tăng cường quy định về thù lao đối với Luật sư, đặc biệt là các vụ án bào chữa theo chỉ định nếu không dễ dẫn đến họ chỉ tham gia cho xong nghĩa vụ mà ít quan tâm đến việc phán quyết của Hội đồng xét xử như vậy đã đúng chưa, chứng cứ thế nào, quá trình chứng minh ra sao… Cần gắn trách nhiệm của họ hơn nữa trong bất kì vụ án nào.
KẾT LUẬN
Hoạt động đánh giá chứng cứ trong các vụ án hình sự là một trong những khâu quan trọng và trìu tượng nhất của quá trình tố tụng hình sự, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan của con người cụ thể mà đặc biệt là những người trực tiếp tiến hành tố tụng. Mặt khác, đánh giá chứng cứ còn phụ thuộc vào trình độ nhận thức, kinh nghiệm thực tiễn và bị chi phối bởi các yếu tố khác trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đánh giá chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng cần có cơ chế giám sát chặt chẽ, hạn chế sự chi phối và không ngừng nâng cao trình độ nhận thức, kinh nghiệm thực tiễn để bảo vệ công lý, hạn chế thấp nhất oan sai, bỏ lọt tội phạm, góp phần giữ vững an ninh trật tự xã hội.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả nhận thấy:
Thứ nhất, nhìn chung các quy định của pháp luật về mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc xử lý, mô hình tố tụng trong pháp luật Việt Nam, về cơ bản đã đáp ứng được đòi của thực tiễn hoạt động đánh giá chứng cứ phục vụ công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
Thứ hai, bên cạnh những cố gắng và thành tích đạt được vẫn còn những hạn chế nhất định (gồm cả khách quan và chủ quan) trong quy định của pháp luật chưa rõ ràng và chưa phù hợp đối với những vấn đề đang diễn ra hiện nay. Việc áp dụng pháp luật tố tụng hình sự còn có một số khó khăn, bất cập về cả mặt lý luận và cả về mặt thực tiễn, từ đó vẫn để sót những lỗ hổng của pháp luật.
Thứ ba, còn những bất cập về mặt chủ quan như nhận thức, năng lực, trình độ, trách nhiệm của một số ĐTV, KSV, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân. Ngoài ra việc đầu tư cơ sở vật chất, đào tào bồi dưỡng nguồn nhân lực còn nhiều điểm hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Trên cơ sở những phân tích thực trạng về thể chế, các chế định quy định về trình tự, thủ tục đối với hoạt động đánh giá chứng cứ, nhằm hướng đến việc bảo đảm tốt nhất các quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia tố tụng cũng như nâng cao hoạt động đánh giá chứng cứ của CQĐT, VKS, Tòa án, tác giả đề xuất nhóm giải pháp cụ thể:
Thứ nhất, giáo dục cho cán bộ tiến hành tố tụng hình sự nhận thức đúng vai trò to lớn của đánh giá chứng cứ và nắm vững nội dung, phương pháp nghiên cứu, đánh giá chứng cứ.
Thứ hai, đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng trong phát hiện, thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong vụ án hình sự.
Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra nghiệp vụ, kiểm tra liên ngành trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Thứ tư, tăng cường phối hợp giữa CQĐT, VKS, Toà án trong đánh giá chứng cứ nói riêng và giải quyết vụ án hình sự nói chung.
Thứ năm, đầu tư cơ sở vật chất, trang bị phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác thu thập, kiểm tra, đánh giá, sử dụng chứng cứ có hiệu quả.
Thứ sáu, thực hiện nguyên tắc tranh tụng, đổi mới hoạt động trong xét xử vụ án.
Thứ bảy, phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng và sự giám sát của quần chúng nhân dân đối với hoạt động đánh giá chứng cứ trong vụ án hình sự.
Thứ tám, củng cố, tăng cường đội ngũ luật sư, người bào chữa tham gia quá trình tố tụng hình sự.
Trong khuôn khổ Luận văn và thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, có thể có những hạn chế và thiếu sót nhất định, song phần nghiên cứu kèm theo các kiến nghị mà tác giả nêu trong luận văn là những đóng góp nhỏ mang tính sáng kiến pháp luật để giải quyết những hạn chế, theo hướng hoàn thiện BLTTHS, đồng thời nâng cao hiệu quả cho cơ quan tiến hành tố tụng trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vương Văn Bép (2014), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học,Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
2. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
3. Bộ tư pháp (1957), Tập luật lệ về tư pháp, Hà Nội.
4. Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (2013), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Cừ (2005), Chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
6. Bùi Kiên Điện (1997), “Đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Luật học, Hà Nội.
7. Đỗ Văn Đương (2011), Chứng cứ và chứng minh trong vụ án hình sự, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Phạm Hồng Hải (2003), Mô hình lý luận Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb tư pháp, Hà Nội.
9. Trần Văn Luyện (chủ biên) (2010), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, Phần các tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
10. Đinh Văn Quế (2003), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự 2003, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 11. Quốc hội (1988), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
12. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
13. Quốc hội (2011), Pháp lệnh Kiểm sát viên 2002, sửa đổi bổ sung năm 2011, Nxb Chính trị quốc gia.
14. Trần Quang Tiệp (2011), Chế định chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội.
15. Tòa án nhân dân tối cao (1976), Tập hệ thống hóa các văn bản về tố tụng hình sự Việt Nam, Hà Nội.
16. Trường Cao đẳng kiểm sát Hà Nội (1984), Giáo trình luật tố tụng hình sự xã hội chủ nghĩa Việt Nam (lưu hành nội bộ), Hà Nội.
17. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo tổng kết hoạt động, Hà Nội.
18. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội (2011), Báo cáo tổng kết hoạt động, Hà Nội.
19. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Báo cáo tổng kết hoạt động, Hà Nội.
20. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo tổng kết hoạt động, Hà Nội.
21. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội (2014), Báo cáo tổng kết hoạt động, Hà Nội.
22. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2009), Tài liệu tập huấn nghiệp vụ về nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án hình sự, Hà Nội.
23. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Báo cáo những nội dung cơ bản đề xuất sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
24. Viện Sử học (1995), Quốc triều hình luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Võ Khánh Vinh (2004), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự,
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình giải quyết các vụ án hình sự của CQĐT hai cấp thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2014
Năm Tổng số khởi tố Số KTĐT đề nghị truy tố Số đình chỉ Số tạm đình chỉ Vụ Bị can Vụ Bị can Vụ Bị can Vụ Bị can 2010 7185 12266 6394 11235 154 116 462 386 2011 7546 13191 6816 12152 181 133 394 359 2012 8079 13595 7848 13700 134 146 378 368 2013 7896 13142 7555 12926 100 165 498 445 2014 7466 12109 7383 13340 108 124 329 398 TỔNG 38172 64303 35996 63353 677 684 2061 4017
(Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội).
Bảng 2.2: Tình hình giải quyết các vụ án hình sự của VKS hai cấp thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2014
Năm Tổng số thụ
lý Số truy tố Số đình chỉ đình chỉ Số tạm Số trả hồ sơ ĐTBS
Vụ Bị
can Vụ can Bị Vụ can Bị Vụ can Bị Vụ can Bị
2010 6403 11349 6341 11322 78 109 9 11 90 240 2011 7320 13619 6976 13488 66 100 2 8 170 503 2012 7899 13938 7941 14019 25 50 2 3 215 659 2013 7600 13009 7604 13053 28 59 5 9 244 682 2014 7387 13377 7293 13338 15 29 2 2 157 407 TỔNG 36609 65292 36155 65220 212 347 20 33 876 2491
Bảng 2.3: Tình hình giải quyết các vụ án hình sự của Tòa án hai cấp thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2014
Năm Tổng số thụ lý Số xét xử Số đình chỉ đình chỉ Số tạm Số trả hồ sơ ĐTBS Vụ Bị can Vụ Bị can Vụ Bị can Vụ Bị can Vụ Bị can 2010 6640 12034 6230 10938 26 39 3 7 263 605 2011 7757 14718 7199 13311 28 44 1 10 258 631 2012 8785 16211 7765 13156 15 29 5 7 309 890 2013 8536 14869 7431 12638 32 43 5 9 377 959 2014 7807 14298 6518 11882 33 48 11 17 222 766 TỔNG 39525 72130 35143 61925 134 203 25 50 1429 3851
(Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội).
Bảng 2.4: Tổng hợp số liệu án hủy của Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2014
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng Tỷ lệ
Án hủy 102 86 113 96 165 562 1.42%
Hủy do chứng cứ 81 45 91 66 82 365 0.92%
Hủy do tố tụng 21 41 22 30 83 197 0.49%
(Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội)
Bảng 2.5: Tổng hợp số liệu án trả điều tra bổ sung từ năm 2010 đến năm 2014 trên địa bàn thành phố Hà Nội
Lý do VKS trả CQĐT TA trả VKS Vụ Bị can Tỷ lệ Vụ Bị can Tỷ lệ Trả do chứng cứ 578 1644 1.57% 860 2272 2.17% Trả do tố tụng 298 847 0.81% 569 1579 1.43%