2.1. Thành quả của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam
2.1.4. Vận động chính sách
Theo PGS.TS. Vũ Công Giao, vận động chính sách công là hoạt động có chủ đích, có hệ thống và mang tính chuyên nghiệp để tiếp cận, thuyết phục, gây ảnh hưởng, tác động đến những chủ thể có thẩm quyền hoạch định, ban hành chính sách công để họ ủng hộ hoặc không ủng hộ một chính sách, dự luật, chương trình, kế hoạch... của nhà nước hoặc của đảng cầm quyền, từ đó xác lập, bảo vệ hay củng cố lợi ích của một nhóm xã hội nào đó. Chủ thể vận động chính sách công cũng rất đa dạng, nhưng không thể không kể đến các nhóm lợi ích liên quan đến cộng đồng, trong đó có các Tổ chức phi chính phủ. Đây là một trong những cách thức hiệu quả nhất để các nhóm thể hiện mối quan tâm và bảo vệ, đòi hỏi lợi ích chung chính đáng của mình. Thông qua việc kiến nghị ban hành một chính sách mới, hoặc sửa đổi, điều chỉnh một chính sách hiện có, các nhóm xã hội lưu ý chính quyền về những nguyện vọng và lợi ích của nhóm [36].
Tại Việt Nam, vận động chính sách là hoạt động phổ biến của các NGOs không chỉ tập trung ở những NGOs có tầm ảnh hưởng lớn. Dưới đây là thành quả vận động chính sách của các tổ chức NGO quốc tế. Theo Tổng kết của Ủy ban Công tác về các NGO nước ngoài, một số dự án hợp tác với các NGOs nước ngoài đã được thực hiện trên toàn quốc và thu lại một số kết quả đáng ghi nhận, có thể kể đến hai chương trình sau [49]:
- Dự án hợp tác với tổ chức Plan International về xây dựng đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vận hành: Từ năm 2004, đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em (18001567) được đưa vào hoạt động và tham gia tổ chức đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em quốc tế (CHI) với tư cách là thành viên thứ 50. Qua đường dây này, cơ quan chức năng tiếp nhận các cuộc gọi của trẻ, người chăm sóc trẻ trên cả nước và tư vấn trợ giúp với trẻ em gặp vấn đề về tâm lý xã hội, cung cấp thông tin cho trẻ và người chăm sóc trẻ và kết nối dịch vụ bảo vệ trẻ em. Trong 9 năm hoạt động (tính đến năm 2013), đường dây này đã tiếp nhận 1,5 triệu cuộc gọi từ cả trẻ em và người chăm sóc trẻ, 17% cuộc gọi được hỗ trợ kết nối dịch vụ can thiệp. Đường dây đã tăng giờ trực lên 24/24 giờ trong ngày, và 7 ngày trong tuần. Không dừng lại ở ba nhiệm vụ kể trên, đường dây còn cung cấp dịch vụ tham vấn, trị liệu tâm lý xã hội cho trẻ tại trụ sở của đường dây và tham gia giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em ở các cơ sở giáo dục. Trong năm 2017, Đường dây Tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567 đã được nâng cấp thành Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em 111 gồm 1 tổng đài chính tại Hà Nội và 2 trung tâm vùng tại Đà Nẵng và An Giang và chính thức khai trương vào ngày 6/12/2017. Qua đó, can thiệp hỗ trợ và giúp đỡ kịp thời những trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trẻ em lang thang, trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt… [41];
- Chương trình phối hợp giữa Bộ Lao động Thương binh & Xã hội với 5 tổ
chức quốc tế là Plan, TNTG, ChildFund, Cứu trợ trẻ em, UNICEF về việc xây dựng Hệ thống bảo vệ trẻ em trên địa bàn 126 xã thuộc 30 huyện của 15 tỉnh, thành phố: Các tổ chức đã cùng nhau thống nhất cách thức, cơ chế, triển khai xây dựng mô hình và chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Thông qua quá trình triển khai thí điểm thành công hệ thống bảo vệ trẻ em này, các tổ chức đã hỗ trợ Bộ lao động nghiên cứu xây dựng và trình Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 vào đầu năm 2011. Chương trình 267 là kết quả của sự hợp tác này. Nhờ chương trình này, tính đến tháng 6 năm 2015, Ban Điều hành Bảo vệ Trẻ em (BVTE) được thành lập ở 43/63 tỉnh, thành phố; 447 quận, huyện và 5.510 xã, phường. Con số cộng tác viên tham gia công tác BVTE đã
cơ sở cung cấp dịch vụ BVTE bao gồm hơn 5.200 cơ sở, mô hình. Cả nước có 31 trung tâm công tác xã hội cấp tỉnh, 134 văn phòng tư vấn trẻ em cấp huyện; 1.600 điểm tham vấn cộng đồng, 3.069 điểm tham vấn trường học; 428 các loại hình trợ giúp trẻ em khác được thành lập và đi vào hoạt động, góp phần cung cấp các dịch trợ giúp trẻ em và gia đình trong việc giảm thiểu các yếu tố/nguy cơ gây tổn thương cho trẻ em. Các địa phương đã triển khai các hoạt động tư vấn, tham vấn; trợ giúp nâng cao năng lực chăm sóc, BVTE cho cha mẹ; tập huấn kỹ năng sống trẻ em; trợ giúp chính sách cho hơn 400 nghìn đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Từ đó, hơn 3,52 triệu lượt trẻ em và phụ huynh được hưởng lợi từ những chính sách này [30]. Trên thực tế, hiện Ban BVTE của các địa phương có dự án bảo vệ trẻ em của các NGO đều được các NGOs tham gia hỗ trợ trong việc cung cấp các nguồn lực, tập huấn nâng cao năng lực, các chi phí như thuê địa điểm, tổ chức các cuộc họp định kỳ để duy trì hoạt động của Ban BVTE.
Có thể khẳng định các INGO có khả năng phát hiện vấn đề, có minh chứng cụ thể đóng góp vào chính sách và tổ chức thực hiện chính sách ở các cấp, góp phần định hướng và tích cực hoạt động vận động chính sách, làm cho chính sách gần hơn, phù hợp hơn, hiệu quả hơn với đối tượng hưởng lợi [14, tr.20]. INGO phát huy vai trò mạnh hơn so với các NGOs Việt Nam trong hoạt động này bởi để vận động chính sách hiệu quả, cần có nguồn lực để kết hợp các hoạt động hỗ trợ như các hoạt động sau: Tuyên truyền, vận động và bảo vệ quyền lợi của trẻ em; Tập hợp, kêu gọi trẻ em và cộng đồng trẻ sinh sống tham gia giải quyết các vấn đề xã hội; Có khả năng triển khai các sáng kiến, dẫn dắt phong trào; Tham gia nghiên cứu, tư vấn kỹ thuật xây dựng chính sách; Tham gia giám sát, đánh giá chính sách [12, tr.13]. Năm 2017, Bộ Giáo dục & Đào tạo kết hợp với TNTGVN xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn và tổ chức tập huấn giảng viên nguồn cho các giáo viên và bà mẹ trợ giảng. Đây là công tác nhằm triển khai chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao và mô hình bà mẹ trợ giảng để hỗ trợ trẻ em dân tộc thiểu số tiếp thu tốt hơn bài giảng bằng tiếng Việt dựa trên kết quả báo cáo “Việt Nam 2035” của World Bank thực hiện năm 2016. Kết quả là 2.229 giáo viên mầm non được tập huấn về phương pháp
dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số và phương pháp lấy trẻ làm trung tâm. 2.519 giáo viên tiểu học được tập huấn về phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số và phương pháp học tập tích cực. Các NGO còn có thể hoạt động ở cấp độ địa phương mang tính vận động chính sách liên quan tới quyền sống còn của trẻ là vận động chính quyền địa phương làm giấy khai sinh cho trẻ tạm trú. Những trẻ này thường di cư cùng cha mẹ, trong quá trình di cư, phụ huynh mất giấy tờ tùy thân hoặc vì hạn chế nhận thức mà chậm trễ trong việc làm khai sinh cho trẻ. Chính vì vậy mà nhiều em không có giấy khai sinh. Các tổ chức thường vận động tổ chức các ngày làm việc tư vấn của cán bộ địa phương với các gia đình có vấn đề, cung cấp chi phí cho gia đình về nơi ở cũ làm giấy tờ để thực hiện đầy đủ thủ tục làm giấy khai sinh cho trẻ.
Tuy nhiên các NGOs Việt Nam với nguồn lực hạn chế có thể tham gia vào quá trình này bởi có nhiều kênh để vận động chính sách như: Vận động hành lang, Đàm phán – Đối thoại chính sách, Nâng cao nhận thức, Sử dụng phương tiện truyền thông [35]. Tạo liên minh với các NGOs khác và tạo sức ép, đưa ra tiếng nói thông qua thư kiến nghị tới cơ quan lập pháp cũng là một chiến lược dành cho các NGO nhỏ.
Trong Thư kiến nghị: Vì một xã hội không còn bạo lực và xâm hại tình dục, tổ chức CSAGA đại diện cho 18 mạng lưới và tổ chức trong và ngoài nước gửi tới Chủ tịch Quốc hội và các Đại biểu Quốc hội, đưa ra kiến nghị những hành động chống bạo lực và xâm hại tình dục, đề xuất nội dung sửa đổi trong Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em. Cũng như đưa ra kêu gọi hợp tác trong các hoạt động cung cấp chuyên gia; cung cấp thông tin, cung cấp dịch vụ hỗ trợ phụ nữ và trẻ em,… [42]
Một nội dung quan trọng nữa đó là tập huấn nâng cao năng lực vận động chính sách đối với chính cán bộ của các NGOs và cán bộ của Hội bảo vệ quyền trẻ em nhằm tăng cường kết nối giữa cơ quan này với các tổ chức, từ đó nâng cao hiệu quả vận động chính sách. Ngày 15/11/2017, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (Hội) phối hợp với Tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế (SCI) tổ chức hội thảo, tập huấn “Vận động chính sách thực hiện quyền trẻ em. Sự kiện này có sự tham gia của đại
diện các cơ quan nhà nước và các tổ chức nhằm trao đổi và thảo luận những kiến thức, kinh nghiệm của các tổ chức hội trong lĩnh vực vận động chính sách thực hiện quyền trẻ em [35].
Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức xã hội, mạng lưới quyền trẻ em (CRnet) và Nhóm công tác vì quyền trẻ em (CRWG) để kết nối thông tin, vận động chính sách liên quan quyền trẻ em là một trong những kế hoạch hoạt động năm 2017 của Hội bảo vệ quyền trẻ em, đây là dấu hiệu rõ ràng nhất trong việc liên kết giữa Hội và các NGO vì mục tiêu vận động chính sách hiệu quả. Năm 2017, Hội đã phối hợp với Cục Trẻ em và CRnet tổ chức thành công Diễn đàn đối thoại, vận động chính sách với chủ đề: “Những vấn đề đặt ra và đề xuất biện pháp tháo gỡ về chính sách, luật pháp, thủ tục quy trình tố tụng... nhằm phát huy vai trò các tổ chức xã hội và Hội Bảo vệ quyền trẻ em trong phòng ngừa, chăm sóc, bảo vệ trẻ em khỏi bị bạo hành, xâm hại tình dục”[40].
Vận động chính sách là hoạt động thu hút được các NGOs trong nước và quốc tế bởi sự đa dạng cho các hình thức triển khai cũng như sức hút của các lợi ích bền vững mà hoạt động này mang lại cho trẻ em. Các NGO Việt Nam có thể tạo ảnh hưởng thông qua các phương tiện truyền thông như mạng xã hội, hoặc tạo áp lực qua các hình thức tạo liên minh, mạng lưới. Ngoài ra, các tổ chức này có thể:
- Cung cấp chuyên gia hoạt động chuyên sâu về trẻ em trong quá trình xây
dựng và giám sát chính sách
- Cung cấp các thông tin chuyên môn, các kết quả nghiên cứu cần thiết về trẻ
em trong quá trình xây dựng luật
- Tư vấn, đóng góp ý kiến cho các chương trình quốc gia liên quan đến trẻ em.
Các INGO, ngoài những nhiệm vụ trên, có thể:
- Phối hợp cùng cơ quan chức năng, triển khai sáng kiến, chương trình thí điểm
- Tập huấn cho cán bộ nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội dân sự về Vận
động chính sách.