Về đăng ký và tư cách pháp nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ tại việt nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền trẻ em (Trang 29 - 31)

1.2. Quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động của các

1.2.2. Về đăng ký và tư cách pháp nhân

Mặc dù không thể phủ nhận thực trạng rằng có không ít các tổ chức vẫn đang hoạt động mà không đăng ký và không có tư cách pháp nhân, tuy nhiên tư cách pháp nhân là tiền đề để các NGO triển khai hoạt động độc lập một cách dễ dàng, tăng sự tin tưởng để hợp tác với đối tác và kêu gọi hỗ trợ tài chính từ các nguồn khác nhau.

Việc đăng ký và quản lý hoạt động của các NGO nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Nghị định số 12/2012/NĐ-CP ngày 01/3/2012 của Chính phủ (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 0 1/6/2012) và Thông tư số 05/2012/TT-BNG ngày 12/11/2012 của BNG hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/2012/NĐ-CP.

ban hành Quyết định số 340/TTg về việc ban hành quy chế về hoạt động của các INGO tại Việt Nam, trong đó quy chế này đã thể hiện một tinh thần của cơ chế “xin-cho” với vai trò tuyệt đối của “giấy phép” ngay từ điều 1: “để được tiến hành các hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam không vì mục đích lợi nhuận hoặc các mục đích khác, phải được phép của Chính phủ Việt Nam dưới các hình thức: Giấy phép hoạt động, Giấy phép lập Văn phòng dự án hoặc Giấy phép lập Văn phòng đại diện”.

Trong khi đó, bằng việc bãi bỏ Quyết định số 340/TTg và ban hành Nghị định số 12/2012/NĐ-CP đã chuyển qua sử dụng từ “đăng ký” với tinh thần cởi mở hơn. Mặc dù thủ tục đăng ký vẫn phải được xét bởi cơ quan chức năng nhưng đây cũng là một bước đi thể hiện sự thay đổi trong tư duy quản lý của Nhà nước. Ngoài ra, việc xét đăng ký này phải được dựa trên Chính sách của Nhà nước được nêu rõ tại Điều 3 của Nghị định: “Nhà nước Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các INGO thực hiện hoạt động nhân đạo, phát triển tại Việt Nam”. Ngoài ra, các quy định của Nghị định này cũng cụ thể, toàn diện hơn Quyết định 340/TTg, thể hiện được nhiều điểm tiến bộ hơn khi các loại giấy đăng ký có thời hạn dài hơn “giấy phép” trước đây: 3 năm cho Giấy đăng ký hoạt động (trước là 1 năm), 5 năm cho Giấy đăng ký lập Văn phòng Dự án (trước là 2 năm), 05 năm cho Giấy đăng ký lập Văn phòng Đại diện (trước là 3 năm). Điều này làm giảm nhu cầu phải gia hạn giấy phép thường xuyên. Ngoài ra, Nghị định này cũng quy định quyền và trách nhiệm của NGO nước ngoài tại Việt Nam, trách nhiệm cụ thể của các cơ quan BNG, Ủy ban Công tác về các NGO nước ngoài, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Công an, BKHĐT, BTC, Ban Tôn giáo Chính phủ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, tạo môi trường pháp lý minh bạch, rõ ràng hơn.

Hiện, các tổ chức thuộc định nghĩa phi chính phủ của Việt Nam có thể thành lập dưới tư cách quỹ xã hội, quỹ từ thiện, nhưng trên thực tế, theo nghiên cứu của PPWG, nhiều NGO thành lập dưới dạng tổ chức nghiên cứu khoa học và kỹ thuật. Với mỗi tư cách pháp nhân mà các NGO chọn để đăng ký, sẽ có những văn bản pháp lý riêng quy định về thủ tục đăng ký.

Dưới tư cách là quỹ xã hội và quỹ từ thiện, các NGO Việt Nam sẽ đăng ký theo thủ tục của Nghị định 30/2012/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 148/2007/NĐ- CP) về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Cơ quan quản lý của loại hình NGO này là Bộ Nội Vụ. Có thể thấy có sự phân biệt đối với các tổ chức trong nước và quốc tế khi trong Nghị định này, các hoạt động để thành lập quỹ được gắn với tính chất “lập hồ sơ xin phép” thay vì đăng ký như với các INGO. Lựa chọn hình thức thành lập này đòi hỏi tổ chức phải có tài sản đóng góp, nếu so với Nghị định số 148/2007/NĐ-CP thì số tài sản đóng góp của quỹ được quy định cụ thể hơn.

Còn với các tổ chức chọn tư cách là Tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập hoặc tổ chức khoa học có vốn nước ngoài thì sẽ dựa vào các quy định thành lập trong Nghị định 08/2014/NĐ-CP: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ (thay thế cho Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ). Mặc dù với tư cách là tổ chức khoa học và công nghệ, các quy định về điều kiện hoạt động có thể khác hoàn toàn với các hoạt động, điều kiện của các NGO Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền trẻ em, tuy nhiên nhiều tổ chức vẫn chấp nhận thành lập theo hình thức này. Các tổ chức này thường chọn cơ quản chủ quản là “Hội Nghiên cứu Đông Nam Á” hay “Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam” (VUSTA) [5, tr.33].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ tại việt nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền trẻ em (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)