2.1. Thành quả của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam
2.1.1. Hỗ trợ vật chất đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Hỗ trợ trực tiếp nhằm đảm bảo thực thi quyền trẻ em hướng tới cộng đồng có những trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn, không được tận hưởng đầy đủ quyền của mình. Những hỗ trợ này rất đa dạng, bao gồm cả hiện vật, kinh phí hoặc cung cấp dịch vụ. Đây đồng thời là là một trong những hoạt động phổ biến nhất của các tổ chức phi chính phủ hoạt động vì quyền trẻ em nhằm đảm bảo quyền có mức sống thích đáng của trẻ.
Các gói quà thông qua hoạt động của các NGO Bảo trợ trẻ em, có thể kể đến như ChildFund, Tầm nhìn Thế giới (TNTG) và Good Neighbors International (GNI), là hình thức hỗ trợ trực tiếp tiêu biểu nhất. Trao các gói quà như đồ gia dụng, quần áo mùa đông, văn phòng phẩm là hoạt động đặc thù của các tổ chức Bảo trợ trẻ em. Đây có thể là quà của nhà tài trợ tới từng trẻ bảo trợ, nhưng cũng có thể là quà của tổ chức trong các hoạt động thường niên. Theo Báo cáo giai đoạn 2011-2012 của ChildFund, tổ chức này đã trao 9.969 phần quà năm học mới và 4.260 chiếc áo ấm mùa đông đến trẻ em trong dự án. Năm 2016, Tổ chức GNI trao 12,840 lượt quà. Năm 2017, Tổ chức TNTG Việt Nam trao 155.000 lá thư, bưu thiếp và món quà từ nhà tài trợ cho trẻ bảo trợ.
Ngoài ra, hình thức hỗ trợ trực tiếp khác là nhận đóng góp hàng viện trợ hoặc tài chính từ các nhà tài trợ và chuyển đến trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Hình thức này có thể được tiến hành bởi các NGO có qui mô khác nhau. Với các tổ chức lớn, số lượng và giá trị quá sẽ lớn hơn, đến từ nhiều nguồn như doanh nghiệp, các chi nhánh của Tổ chức tại đất nước khác, hoặc người dân tại quốc gia thành lập tổ chức. Thông qua việc trao tặng hàng viện trợ, các tổ chức NGO đóng vai trò trung gian, chuyển tiếp các nguồn lực từ các thành phần trong xã hội tới trẻ em có hoàn cảnh khó khăn một cách trực tiếp và dễ dàng hơn.
Tổ chức Tình nguyện Quê hương nhận đóng góp tài chính của các nhà tài trợ theo từng chương trình từ thiện để giúp đỡ các nhóm yếu thế trong đó có trẻ
em [38]. Quỹ Trò Nghèo vùng cao của Chương trình “Cơm có thịt” cũng tập trung cung cấp các gói hàng dinh dưỡng, đồ dùng học tập, trang thiết bị giáo dục, y tế cho các trường vùng cao nhờ nguồn đóng góp của các nhà tài trợ hoặc gây quỹ từ hoạt động bán lịch, đồ thủ công. Năm 2017, Tổ chức TNTG trao gói quà tặng trị giá gần 350,000 đô la Mỹ của các nhà tài trợ doanh nghiệp và nhà bảo trợ tới 12.186 người lớn và 42.380 trẻ em (trong đó có trẻ dễ bị tổn thương nhất), 32.630 áo khoác và chăn ấm do Tập đoàn YoungOne (Hàn Quốc) cho 32.185 trẻ em và 9.961 người lớn tại 7 huyện thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Điện Biên và Thanh Hoá, 1.200 chiếc đèn năng lượng mặt trời do Tập đoàn Panasonic (Nhật) tài trợ cho các nhóm cộng đồng tại 4 huyện thuộc 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, 3.190 đôi giày do Công ty Tempe (Tây Ban Nha) tài trợ cho 3.187 trẻ em tại 4 huyện thuộc tỉnh Điện Biên. 400 chiếc ba lô do TNTG Mỹ quyên góp cho 400 trẻ em ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
Hình thức hỗ trợ vật chất thường thấy là xây dựng, cải tạo cơ sở giáo dục, tài trợ các trang thiết bị nâng cao chất lượng giáo dục, giảm khoảng cách giáo dục nông thôn và thành thị. ChildFund trong năm 2017 đã hỗ trợ 6 trường học trong địa bàn dự án của mình 82 máy tính cá nhân, 6 bộ máy chiếu, cải tạo lại bếp ăn cho trường mầm non xã Hợp Đồng, xây dựng 6 công trình nhà vệ sinh và cấp nước cho các trường mầm non và tiểu học, lắp đặt Internet phục vụ 1.890 học sinh. GNI xây dựng trường 2 trường tiểu học và 1 trường Trung học cơ sở tại Tuyên Quang, cải tạo lại 9 thư viện trường, 89 thư viện lớp và 1 thư viện đa năng trong năm 2017.
Các công trình lớn như trường học đòi hỏi có sự liên kết của tổ chức với chính quyền, người dân địa phương và sự tài trợ từ các dự án. Năm 2017, trường tiểu học Đông Lợi tại Tuyên Quang được xây dựng với kinh phí 5 tỷ đồng, trong đó 160.000 USD từ dự án Lá thư hy vọng (Hope Letter Project) và sự đóng góp của nhân dân và chính quyền địa phương cùng ngân sách của dự án. Những công trình này được đặt ở các vị trí thuận lợi để trẻ dễ tiếp cận hơn, qua đó khắc phục phần nào khó khăn của trẻ khi đi học, đảm bảo quyền được giáo dục của các em vùng sâu vùng xa.
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình trẻ bị thiệt hại về nhà cửa do thiên tai, …. các tổ chức cũng dành những khoản hỗ trợ đặc biệt nhằm khắc phục phần nào khó khăn cho trẻ và gia đình. Trong các trường hợp này, chiến lược của các NGO là kêu gọi nguồn lực trước hết từ chính quyền, sau đó từ chính người hưởng lợi, cuối cùng là từ xã hội, trong đó có tổ chức nhằm làm tăng hiệu quả của hỗ trợ, đây là một phần của phương pháp tiếp cận dựa trên quyền.
Theo kinh nghiệm của người viết, đối với một số trường hợp đặc biệt, các NGOs sẽ tiến hành buổi họp với UBND xã, Ban Quản lý dự án (thành lập dựa trên quy định của Thông tư 07) tại địa bàn hỗ trợ để kêu gọi các nguồn lực. Thông thường các tổ chức phi chính phủ thường đề ra mục tiêu các địa phương có thể tham gia đối ứng 30% tổng chi phí của hoạt động. Dưới sự tác động này, ngoài các chính sách hỗ trợ sẵn có, UBND xã có thể chủ động sử dụng nguồn ngân sách của xã để đóng góp và huy động nguồn nhân lực địa phương. Khi những nguồn lực trên vẫn không đủ để hỗ trợ người dân, vai trò của NGO sẽ được phát huy.
Một ví dụ trong thực tế là chương trình hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg quy định số vốn tối đa cho mỗi hộ dân vay 25 triệu đồng nhưng theo báo cáo của Bộ Xây dựng, số vốn vay này vẫn quá ít, với nguồn lực của các hộ nghèo tại các vùng khó khăn thì chưa đủ để xây nhà. Nếu các NGO tham gia hỗ trợ và người dân địa phương đóng góp ngày công thì việc xây nhà hoàn toàn khả thi. Trong trường hợp đặc biệt, các tổ chức có thể hỗ trợ số tiền lên đến 35 triệu đồng hoặc nhiều hơn cho một hộ nghèo xây nhà, cải tạo điều kiện sống [18, trường hợp Chiến, Chinh tại Vĩnh Lộc].
Hỗ trợ nhằm cải tạo môi trường sống cũng là một trong những mảng hoạt động chính của các NGOs vì trẻ em tại những khu vực khó khăn có nguy cơ phải sống trong môi trường sống không an toàn vì điều kiện kinh tế và nhận thức của gia đình về hạn chế, điển hình là trong vấn đề giữ gìn vệ sinh. ChildFund đã hỗ trợ bể cấp chưa nước để dự trữ nước sạch cho 48 hộ dân và trường học. Ngoài ra, 951 hộ dân được hỗ trợ vật liệu để xây dựng nhà vệ sinh và nhà tắm. ChildFund cũng hỗ trợ vật liệu để các hộ gia đình di dời chuồng trại ra ngoài, đảm bảo vệ sinh hộ gia
đình. Cùng năm, GNI tài trợ xây dựng 8 giếng nước, và hỗ trọ 746 bồn chứa nước cho các hộ gia đình.
Hoạt động hỗ trợ trực tiếp vật chất, kinh phí cũng hỗ trợ lớn tới công tác vận động chính sách vì có khả năng thu hút người dân địa phương tham gia. Tuy nhiên, chiến lược của các NGO dần thay đổi nhằm tránh tình trạng phụ thuộc của cả chính quyền địa phương và người hưởng lợi vào ngân sách của NGOs, đó là hướng tới tăng cường sự tham gia của người dân và đặc biệt là chính quyền trong các hoạt động hỗ trợ đảm bảo thực thi quyền trẻ em.