1.3. Cách thức hoạt động của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam
1.3.2. Tiếp cận dựa trên quyền
Theo LHQ, phương pháp tiếp cận dựa trên quyền trong phát triển là một khuôn khổ khái niệm dành cho quá trình phát triển của con người dựa trên những tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người và nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người [60]. Các thuộc tính cơ bản phương pháp tiếp cận dựa trên quyền dựa trên đánh giá của các cơ quan của LHQ được hiểu như sau [21]:
- Khi xây dựng các chương trình và chính sách phát triển, mục tiêu chủ yếu
phải là đảm bảo việc thực hiện quyền con người.
- Phương pháp này phân biệt rõ các chủ thể quyền và những quyền của họ
cùng với chủ thể nghĩa vụ tương ứng và nghĩa vụ của họ, đồng thời giúp nâng cao năng lực của các chủ thể quyền để họ có thể đòi hỏi quyền của mình cũng như nâng cao năng lực của các chủ thể nghĩa vụ để họ có thể thực hiện các nghĩa vụ của mình.
- Các nguyên tắc và chuẩn mực của các điều ước quốc tế về quyền cần phải
định hướng cho mọi hoạt động hợp tác và lập kế hoạch phát triển trong mọi lĩnh vực và trong tất cả các giai đoạn của quá trình lập kế hoạch.
Trong thập niên 90, trên thế giới rất nhiều tổ chức bắt đầu tiếp nhận phương pháp tiếp cận dựa trên quyền, những tổ chức này có thể là của chính phủ, liên chính phủ hoặc phi chính phủ. Các NGOs chọn phương pháp này bởi nó đòi hỏi một tiêu chuẩn đạo đức cao và những nguyên tắc chính trị được chấp nhận một cách phổ quát [54]. Có thể kể đến các NGOs hoạt động vì quyền trẻ em sử dụng phương pháp này từ rất sớm như ActionAid, Save the Children, CARE, … Các tổ chức khác nhau thì có những cách sử dụng phương pháp này khác nhau. Tuy nhiên, có một số lý do chung mà các NGO lựa chọn phương pháp tiếp cận này:
- Mang lại nhiều giá trị: giá trị tiêu chuẩn (tạo khuôn khổ, liên kết rõ ràng với
tiêu chuẩn quốc tế, và trao quyền cho người dân định hình tương lai của họ), giá trị phân tích (hỗ trợ thiết lập mục tiêu phát triển, chuyển đổi quan hệ quyền lực và đặt “sự tham gia” vào trọng tâm) và giá trị hoạt động (củng cố thực hành tốt, nhấn mạnh cần phải làm việc với cả người có quyền và người có nghĩa vụ) [55]. Ngoài ra, việc sử dụng cách tiếp cận này giúp phát triển một nền văn hóa giải trình, không chỉ giới hạn với các NGO mà còn mở rộng ra các nhà tài trợ, cơ quan chính phủ và đối tác khác [52].
- Tính bền vững: Nhà hoạt động xã hội Harsh Mander cho rằng “Không thể giải quyết các nhu cầu cơ bản mà không thực thi những quyền cơ bản”, ông cũng chỉ ra rằng cách tiếp cận cung cấp dịch vụ trước đây không thể hỗ trợ người dân có được cuộc sống tốt hơn hoặc gây ảnh hưởng lên bất kì chính sách công nào nhằm tạo ra sự thay đổi [53]. Dù chưa có bằng chứng thực nghiệm tuy nhiên dựa trên so sánh cách tiếp cận dựa trên quyền với tiếp cận dựa trên nhu cầu (cách tiếp cận phổ biến trước đây), các học giả đánh giá đây là hướng tiếp cận đem lại kết quả toàn diện, ổn định lâu dài hơn [6, tr.85].
Theo Tổ chức Cứu trợ trẻ em Quốc tế, các chương trình vì quyền trẻ em phải có được những yếu tố sau (những yếu tố này cũng được đưa vào hầu hết các Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của các NGO) [59]:
- Tập trung vào trẻ em: Tập trung rõ ràng vào trẻ em, quyền trẻ em và vai trò
của trẻ em với tư cách là một thành phần xã hội
- Đánh giá toàn diện về trẻ em: Cân nhắc mọi yếu tố về trẻ em khi lập chiến
lược và ưu tiên.
- Tính giải trình: Nhấn mạnh vào tính giải trình nhằm thúc đẩy, bảo vệ và
thực thi quyền trẻ em của các bên có nghĩa vụ từ chủ thể có nghĩa vụ đầu tiên là nhà nước (chính quyền trung ương và địa phương) cho tới các bên tư nhân, truyền thông, chuyên gia chăm sóc trẻ em, và các cá nhân khác có liên hệ trực tiếp với trẻ.
- Hỗ trợ chủ thể có nghĩa vụ: Cân nhắc các hình thức giúp đỡ chủ thể có
nghĩa vụ để họ hoàn thành nghĩa vụ của mình thông qua hỗ trợ kỹ thuật, tài chính, và các hình thức hợp tác khác.
- Vận động chính sách: Vận động chính sách, giáo dục phổ thông và nâng
cao nhận thức cần xuất hiện trong chương trình nhằm đảm bảo rằng các chủ thể có nghĩa vụ chịu trách nhiệm.
- Sự tham gia: Thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào việc lập chương trình tùy
theo khả năng của trẻ.
- Không phân biệt đối xử: Tập trung vào những trẻ bị “lề hóa” (marginalized)
- Lợi ích tốt nhất của trẻ: Cân nhắc các ảnh hưởng tới trẻ trong mọi phương án lập chương trình.
- Sống còn và phát triển: Tập trung đồng thời vào điều kiện sống còn của trẻ
và cam kết đảm bảo điều kiện phát triển hết tiềm năng của trẻ.
- Trẻ em là một phần của cộng đồng: Cần sự thấu hiểu vị trí của trẻ em trong
gia đình, cộng đồng và xã hội cũng như vai trò của cha mẹ và người chăm sóc khác trong việc bảo vệ quyền của trẻ và hướng dẫn sự phát triển của trẻ.
- Nguyên nhân gốc rễ và khái quát vấn đề: Tập trung vào giải quyết những
nguyên nhân sâu xa và đồng thời cả những vi phạm hiện hữu
- Đối tác: Xây dựng quan hệ hợp tác và liên mình nhằm bảo vệ, thúc đẩy và
thực thi quyền trẻ em
- Thông tin và tri thức: Tạo điều kiện để trẻ hiểu về quyền của mình, của
cộng đồng mình sinh sống và các chủ thể có nghĩa vụ chính, bao gồm chính quyền. Đối với tiếp cận dựa trên quyền trẻ em, theo Joachim Thesis [11], trách nhiệm của các tổ chức đối với trẻ em được xây dựng dựa trên các hạng mục như sau:
Cơ chế phản hồi, giám sát, lượng giá, tổng kết, kiểm tra để đánh giá tác động, hiệu quả, việc sử dụng các nguồn lực và hiệu suất
- Đánh giá tác động của các hoạt động đối với trẻ em
- Trẻ em phản hồi về chương trình và tham gia các hoạt động tổng kết
Bình đẳng, công bằng, không phân biệt đối xử, đa dạng
- Tập trung đến những trẻ em dễ bị bỏ qua nhất
- Đảm bảo các chương trình không bỏ qua một số nhóm trẻ bị thiệt thòi
Bảo vệ, an toàn, an ninh, đạo đức
- Chính sách bảo vệ trẻ em
- Đảm bảo an toàn cho mọi trẻ em tham gia chương trình
Tiếp cận thông tin
- Thông tin thân thiện với trẻ ở mọi khía cạnh có liên quan của chương trình và tổ chức
Tham gia ra quyết định
- Để trẻ em tham gia tuyển mộ nhân viên làm việc với trẻ
- Để trẻ em tham gia lập kế hoạch và thực hiện
Tự do kết giao
- Hỗ trợ trẻ tự tổ chức
Hợp tác
Ở thời điểm hiện tại, một số tổ chức vẫn chưa thể hoàn toàn tuân thủ các tiêu chí trên, đặc biệt là những yêu cầu về sự tham gia ra quyết định của trẻ. Các tổ chức có thể hỗ trợ nhân lực và chi phí giúp trẻ duy trì các Câu lạc bộ của mình tuy nhiên không có nhiều hoạt động hợp tác với các tổ chức do trẻ em lãnh đạo. Thành viên các câu lạc bộ một phần không nhỏ vẫn là do các giáo viên lựa chọn. Các vấn đề liên quan đến hoạt động của tổ chức cũng dường như vắng bóng sự tham gia của trẻ. Ví dụ như trong hoạt động tuyển nhân viên làm việc với trẻ, thuần túy các NGO coi đây là hoạt động nội bộ của tổ chức nên trẻ em không tham gia ở bất kỳ bước nào. Nhưng vẫn có điểm sáng dễ nhận thấy trong hoạt động của các NGO đó là từng bước kêu gọi sự đóng góp của trẻ vào đóng góp ý kiến trong các vấn đề liên quan đến chính các em. Năm 2017, TNTGVN hỗ trợ 66 sáng kiến về bảo vệ trẻ em được trẻ em lên kế hoạch và thực hiện và phối hợp cùng Bộ Lao động Thương binh & Xã hội tổ chức Diễn đàn trẻ em quốc gia lần thứ 5 với sự tham gia của 200 trẻ em lứa tuổi 9-16 đến từ 29 tỉnh, thành phố để nói lên suy nghĩ và đề xuất khuyến nghị với lãnh đạo Nhà nước nhằm giải quyết vấn đề bạo lực trẻ em. Đây là một trong những nỗ lực thiết thực nhằm đảm bảo quyền tham gia của trẻ.
Với phương pháp tiếp cận dựa trên quyền, các NGO tác động không chỉ tới trẻ em mà còn tới cơ quan chức năng, tới cộng đồng dựa trên những tiêu chuẩn của các văn kiện quốc tế về quyền con người và chủ yếu là của Công ước về quyền trẻ em. Có thể nhận thấy chiến lược tác động, ảnh hưởng tới nhà nước – chủ thể có nghĩa vụ chính của các NGO dựa trên quyền trẻ em là Nâng cao tiêu chuẩn về trách nhiệm giải trình – Hợp tác, hỗ trợ – Vận động chính sách. Điều này giải thích tại sao các NGOs thường không tham gia nhiều vào các phong trào xã hội bày tỏ thái độ với các sự kiện đơn lẻ như một ý kiến chỉ trích trong nghiên cứu “Đánh dấu không gian xã hội dân sự Việt Nam” của nhóm tác giả Lê Quang Bình, Nguyễn Thị Thu Nam, Phạm Thanh Trà mà tập trung vào các hoạt động tác động tới nhận thức, năng lực làm việc của cán bộ và cơ quan nhà nước. Mối quan hệ đối tác của các NGO với các cơ quan nhà nước cũng tạo điều kiện cho phép các tổ chức này ảnh hưởng lớn hơn tới quá trình xây dựng pháp luật [37], lấy ý kiến về giám sát thực thi
quyền trẻ em [50], yêu cầu sự tham gia của trẻ trong các chương trình xây dựng pháp luật có ảnh hưởng tới các em,… Ngoài ra, các NGO còn tập trung tạo ảnh hưởng tới các thành phần trong cộng đồng trẻ sinh sống như gia đình, trường học,.. là đối tác của tổ chức nhằm tạo môi trường sống tôn trọng quyền trẻ em một cách thực chất và bền vững. Đây là quá trình đòi hỏi thời gian để có thể đánh giá hiệu quả vì vậy các tổ chức phải tập trung xây dựng, duy trì quan hệ đối tác để triển khai hoạt động dự án của mình.
Kết luận Chƣơng 1
Mặc dù vẫn còn sự chênh lệch giữa định nghĩa quốc tế và các quy định pháp lý của Việt Nam về tổ chức phi chính phủ, có thể thấy Đảng và Nhà nước đã ghi nhận về vai trò không thể thiếu của các tổ chức phi chính phủ trong công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền trẻ em. Bước đầu là việc chuyển từ “cấp phép” sang “đăng ký”, sau đó là xây dựng hàng loạt những văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước. Nhìn lại các hoạt động của các NGO trong lĩnh vực này, ta thấy sự đa dạng và các phương thức hoạt động được triển khai trên toàn thế giới không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các quy định pháp lý tại Việt Nam. Vì vậy các mô hình đặc trưng của các NGO uy tín trên thế giới bao gồm gây quỹ bằng hoạt động bảo trợ trẻ em và tiếp cận dựa trên quyền mang tới những thay đổi tích cực và bền vững cho địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn mà các NGO gặp phải trong thực tế, nội dung này sẽ được phân tích cụ thể trong Chương 2.
Chương 2
THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ VÀ THÚC ĐẨY QUYỀN TRẺ EM