Rào cản về nhận thức xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ tại việt nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền trẻ em (Trang 69 - 73)

2.2. Những khó khăn của các Tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam

2.2.3. Rào cản về nhận thức xã hội

Theo một nghiên cứu của iSEE, chỉ có 25% số người được hỏi đã từng nghe nói về các tổ chức phi chính phủ nói chung. Tuy nhiên, trong số những người này, chỉ có 27% số này sẵn sàng đóng góp cho các hoạt động từ thiện của các tổ chức phi chính phủ nói chung [27, tr. 51-52]. Có 3 lý do được iSEE đưa ra là: Do người dân coi các tổ chức phi chính phủ là các tổ chức nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ không mang lại lợi ích gì cho người đóng góp từ thiện và do Sự nghi ngờ với các tổ chức phi chính phủ. Nghiên cứu này cũng chỉ ra những người thiếu thông tin về NGO lại là những người có kinh tế kém phát triển, đây đồng thời là đối tượng chính mà hoạt động của các NGO hướng tới. Như vậy có thể thấy sự hạn chế về nhận thức của người dân về vai trò, hoạt động của các NGO sẽ là một khó khăn cho công tác gây quỹ của các NGO, đặc biệt là các NGO Việt Nam. Vì hoạt động của các NGO về quyền trẻ em phải làm việc với con em của người dân địa phương nên nếu người dân không có nhận thức đúng về hoạt động của NGO này sẽ dẫn tới tình trạng không hợp tác hoặc hiểu sai mục đích của các hoạt động.

Năng lực và thái độ làm việc của đối tác đôi khi cũng là trở ngại đối với các NGO. Từ phía cộng đồng, tại những vùng khó khăn, khi nhận thức của cộng đồng về quyền trẻ em còn hạn chế, các hoạt động về quyền trẻ em thường gặp phải nhiều khó khăn khi triển khai. Ngoài ra, ý thức của cộng đồng về cam kết với các tổ chức là chưa cao.

đi làm công việc chân tay như phụ hồ, trông xe, công nhân tại các xưởng tư nhân, … là không hiếm, và nhiều trường hợp còn được sự khuyến khích của gia đình. Hiện tượng này được ghi nhận trong địa bàn dự án các tổ chức GNI, TNTG.

Tâm lý chấp nhận cho trẻ nghỉ học để trở thành lao động, tăng thu nhập cho gia đình phổ biến. Điều này gây ảnh hưởng tới các tổ chức bảo trợ trẻ em khi trẻ đi khỏi địa bàn mà không có sự thông báo với tổ chức. Những người trong vị trí trưởng thôn, cán bộ Hội phụ nữ,… đều coi đây là việc bình thường nên không thông báo hoặc phối hợp cùng các tổ chức để có kế hoạch can thiệp. Việc mất kết nối với trẻ khiến các NGO không thể hỗ trợ trẻ, ngoài ra, cũng khiến uy tín của NGO với nhà tài trợ cho trẻ bị ảnh hưởng. Điều này có thể dẫn tới nguồn tài trợ cũng bị ảnh hưởng theo.

Tại nhiều nơi, tư tưởng ỷ lại của cộng đồng cũng khiến các hoạt động dự án không thành công. Nhiều người dân cho rằng việc giúp đỡ “người nghèo” của các tổ chức phi chính phủ là đương nhiên. Vì thế khi khảo sát địa bàn dự án, rất nhiều thông tin mà cán bộ tổ chức thu thập được từ người dân là thông tin do người dân “chỉnh sửa” để được nhận là “người nghèo” và con cái của mình được hưởng hỗ trợ của các tổ chức. Điều này dẫn đến việc các cán bộ NGO phải mất thêm thời gian, công sức để xác minh thông tin, tiến độ dự án chậm hơn dự kiến. Ngoài ra, quà viện trợ gửi tới trẻ nhiều khả năng bị phụ huynh tranh thủ sử dụng sai mục đích như bán lấy tiền để làm việc riêng thay vì phục vụ nhu cầu của trẻ hoặc có nhiều gia đình định hướng trẻ đăng ký nhận những loại hàng hóa phục vụ nhu cầu của phụ huynh thay vì của trẻ khi các NGO tổ chức hỗ trợ quà cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn.

Tâm lý e ngại của cán bộ nhà nước thường xuất phát từ lý do an ninh, trật tự cũng khiến những vụ việc có ảnh hưởng xấu đến uy tín địa phương như: Trẻ bị xâm hại, Trẻ phạm tội, … thường hạn chế sự tham gia của các NGO. Nếu tinh thần hợp tác với các NGO được thực thi như các chính sách mà Đảng và Nhà nước đề ra thì các NGO đã không phải mất thêm nguồn lực cho những đợt tập huấn dành cho nhân viên dự án về các cách thức tiếp cận với các đối tác là cơ quan, cán bộ nhà nước. Cho đến này nội dung này vẫn thường xuyên được đề cập trong các Hội thảo tập huấn nội bộ của các NGO.

Đối với mô hình Ban Bảo vệ trẻ em, mặc dù đây là thành quả của Chương trình phối hợp giữa Bộ Lao động Thương binh & Xã hội với 5 tổ chức quốc tế là Plan, TNTG, ChildFund, Cứu trợ trẻ em, UNICEF nhưng đến nay, các NGO đánh giá hiệu quả mà Ban BVTE cấp địa phương mang lại chưa cao. Những khiếm khuyết mà mô hình này còn tồn tại cũng chính là thách thức cho các NGO trong công tác bảo vệ trẻ em bởi như đã đề cập, các NGO không được quy định cụ thể vai trò trong công tác bảo vệ trẻ em, vì vậy buộc phải thông qua mô hình này.

Một số khiếm khuyết có thể kể đến: Cán bộ Bảo vệ trẻ em thường kiêm nhiệm nên năng lực hạn chế và Thành phần Ban gồm cả nhà nước và xã hội nhưng hoạt động chưa hiệu quả, thành phần từ Nhà nước thì chỉ tập trung ở nhóm ngành chính là Lao động Thương binh – Giáo dục – Y tế. Ngoài ra, nếu khảo sát ngân sách các địa phương vùng sâu vùng xa, rất có khả năng là các địa phương này không có ngân sách cụ thể dành cho Ban Bảo vệ trẻ em mặc dù trong kế hoạch chi sẽ vẫn dành một phần không xác định cho mục này.

Trong ban quản lý dự án, dù đã có phân công vai trò của kế toán cấp xã nhưng các cán bộ này hầu như không tham gia công tác hỗ trợ quyết toán và xử lý chứng từ. Cán bộ chuyên trách Trẻ em hay Dân số (những người được giao nhiệm vụ làm đầu mối giữa xã và tổ chức) sẽ phải thực hiện trách nhiệm này mặc dù không được đào tào về chuyên môn. Điều này dẫn tới sự khó khăn trong quản lý nhà nước về sử dụng kinh phí của dự án, gây lãng phí thời gian của các NGO.

Theo cán bộ Ban Dân số và Trẻ em tại địa phương nơi người viết làm việc, kinh phí dành cho công tác bảo vệ trẻ em thực tế rất thấp, không đáng kể. Những hoàn cảnh khó khăn thường được Hội Phụ nữ kêu gọi xã hội hóa để hỗ trợ. Vì vậy, nếu không có các NGO hỗ trợ kinh phí, tổ chức họp, tập huấn thì Ban Bảo vệ trẻ em cũng không thể hoạt động. Năng lực của Ban Bảo vệ trẻ em địa phương vì không được hoạt động thường xuyên nên hạn chế và không hiệu quả. Các cuộc họp chỉ có tác dụng báo cáo về công tác bảo vệ trẻ em chứ chưa đưa được giải pháp khắc phục vào thực tế. Thậm chí các cuộc họp này nếu được tài trợ bởi các INGO thì thường chỉ tập trung vào báo cáo các hoạt động trong dự án mà các tổ

chức đang triển khai chứ không đi vào các hoạt động bảo vệ trẻ em mà Ban Bảo vệ trẻ em đáng nhẽ phải thực hiện.

Ngoài ra, năng lực của các cán bộ nhà nước trong áp dụng Nghị định 93 cũng là một vấn đề nên được xem xét bởi các cơ quan chức năng khi mà theo Điểm 6, Điều 26, Nghị định 93, kinh phí cho công tác quản lý, giám sát, đánh giá viện trợ PCPNN của các cơ quan quản lý nhà nước được cấp từ ngân sách nhà nước theo chức năng và nhiệm vụ trong công tác quản lý, giám sát, đánh giá viện trợ PCPNN nhưng trong thực tế, không tỉnh nào dành nguồn ngân sách riêng cho việc quản lý, giám sát và đánh giá viện trợ PCPNN. Không ít cán bộ của các Sở Kế hoạch Đầu tư của các tỉnh đã tự học các điều khoản của Nghị định này bằng cách tải các tài liệu từ Internet và nghiên cứu các tài liệu này [13, tr.19-20].

Kết luận Chƣơng 2

Những thành quả mà các NGO đạt được trong hàng loạt các hoạt động bảo vệ và thúc đẩy quyền trẻ em đã chứng minh vai trò không thể thay thế của các tổ chức này. Nổi bật nhất là việc sử dụng nguồn lực dù hạn chế nhưng rất hiệu quả nhờ việc liên kết các nguồn lực trong xã hội, hỗ trợ tới những nhóm dễ tổn thương nhất một cách khoa học và củng cố năng lực của các cơ quan nhà nước, cán bộ địa phương phụ trách công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em một cách toàn diện. Các NGO đã thể hiện rõ vai trò tích cực trong lĩnh vực quyền trẻ em. Mặc dù vậy, có rất nhiều khó khăn mà các tổ chức này phải đối mặt, trước hết xuất phát từ các quy định quản lý rườm rà và gây lãng phí thời gian, tập trung vào quản lý thay vì hướng dẫn để các NGO phát huy hết năng lực của mình. Sau đó là sự hạn chế về các đối tác của NGO, hay cụ thể là chính quyền, cán bộ cấp địa phương và chính cộng đồng hưởng lợi với năng lực hạn chế cũng là một rào cản trong việc phát huy hết tính bền vững của những dự án mà NGO triển khai. Chương 3 sẽ đưa ra một số các phương hướng nhằm khắc phục triệt để những hạn chế này để các NGO hoạt động hiệu quả hơn.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ TẠI VIỆT NAM PHÁT HUY TỐI ĐA VAI TRÒ BẢO VỆ VÀ

THÚC ĐẨY QUYỀN TRẺ EM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các tổ chức phi chính phủ tại việt nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền trẻ em (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)