1.1. Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của chính quyền xã ven đô
1.1.3. Vị trí của chính quyền xã ven đô
Quan điểm vùng ven đô là đường ranh giới, địa giới hành chính. Đây là kết quả của quá trình tái lãnh thổ hóa do nhà nước thực hiện, thường là thông qua chính quyền địa phương.
Vùng ven đô cũng có thể là biên giới của sự toàn cầu hóa. Với đường lối chính sách của nhà nước định hướngphát triển hàng hóa nhiều thành phần, những vùng đất từng là đất trồng trọt ở các phường, xã giờ đây đã chuyển thành các khu đất dành cho công nghiệp. Và khi những vùng đất đó trở thành những khu công nghiệp thật sự và cũng là tiềm năng của kinh tế khu vực. Từ đó, người dân tập trung về làm ở các khu công nghiệp đông, cùng với chiến lược của những công ty đóng đô ở đô thị nhưng đang muốn mở rộng thi trường về các khu vực hậu nông thôn là sự tân tự do hóa của các khu vực thành thị và phạm vi đô thị chính thức đang trong quá trình đô thị hóa, do đó ngày càng tiếp nhận nhiều đặc điểm của khu vực đô thị.
Các đơn vị hành chính nước ta được phân định:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường [44, Điều 110].
nhất. Chính vì vậy, chính quyền xã, phường có vị trí, vai trò rất quan trọng trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước, đồng thời là yếu tố chi phối đời sống kinh tế -xã hội của các cộng đồng dân cư và của toàn thể người dân trong địa bàn.
Hiện nay, trong số những đơn vị hành chính xã, phường ở nước ta thì đơn vị xã chiếm tỷ lệ lớn và tính cộng đồng cao, do xã gắn liền với nền văn hóa làng xã lâu đời của người Việt. Trong phạm vi xã thường có các cộng đồng dân cư nhỏ hơn như làng, xóm, thôn, bản... Đây hầu hết là những cộng đồng dân cư đã tồn tại lâu đời, có sự gắn bó chặt chẽ với nhau về nhiều phương diện như kinh tế, văn hóa, xã hội, huyết thống, phong tục, tập quán, ngành nghề và nhiều những sinh hoạt chung khác. Đối với đơn vị hành chính phường chiếm tỷ lệ ít hơn, bên dưới phân thành các khu dân cư, tổ dân phố quan hệ, sinh hoạt, gắn bó với nhau chủ yếu dựa trên cơ sở tình cảm khu phố, các mối quan hệ xã hội, công tác [46].
Đơn vị hành chính xã, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng núi... thường có tính tự quản, tính độc lập cao hơn so với các đơn vị hành chính cơ sở khác như phường. Trong phạm vi xã, các mối quan hệ trong cộng đồng dân cư thường được điều chỉnh bằng nhiều quy định và thiết chế khác nhau, chính thức hoặc phi chính thức, trong đó có cả những quy định và thiết chế do chính những thành viên trong cộng đồng lập ra.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chính quyền xã ở Việt Nam
gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương, bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên” [44, Điều 113, Khoản 1].
Hội đồng nhân dân thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương,
đồng thời phát huy quyền chủ động, sáng tạo của xã. Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện cho quyền lực nhà nước của nhân dân trên địa bàn lãnh thổ - được coi là một bộ phận quyền lực hợp thành quyền lực nhà nước chung của toàn quốc. Về tổ chức Hội đồng nhân dân xã gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân (số lượng không quá 35 đại biểu), hoạt động không chuyên trách, và Thường trực Hội đồng nhân dân gồm Chủ tịch và Phó Chủ tịch hoạt động chuyên trách hoặc
bán chuyên trách. “Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính cấp trên” [44, Điều 114, Khoản 1]. Với vị trí là cơ
quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân được giao thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước ở xã, có trách nhiệm chính trong việc tổ chức thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, các quyết định, chỉ thị và các văn bản pháp luật của cấp trên tại xã, phường. Tổ chức của Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên, giúp việc cho Ủy ban nhân dân xã là các công chức, cán bộ chuyên môn [40].
Với vị trí là bộ phận gần dân nhất trong bộ máy nhà nước, chính quyền xã có trách nhiệm trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước ở địa phương; trực tiếp giải quyết các công việc, chăm lo đời sống của người dân; trực tiếp nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân và tổ chức để nhân dân tham gia quản lý nhà nước, thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân. Hoạt động quản lý của chính quyền xã luôn kết hợp giữa tính chất tự quản cộng đồng với tính chất công quyền của nhà nước, giữa chế độ dân chủ đại diện với chế độ dân chủ trực tiếp. Tuy nhiên trong hoạt động của mình, chính quyền xã, phường chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của tổ chức đảng ở cơ sở; đồng thời cũng phải phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội [46].