1.3. Yêu cầu hoàn thiện tổ chức chính quyền xã ở Việt Nam
1.3.2. Chủ trương, chính sách hoàn thiện tổ chức chính quyền xã ở
nước ta trong gian đoạn hiện nay
Chính quyền xã về cơ bản đã thể hiện được quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt chức năng quan lý nhà nước, đang có những cải cách căn bản về tổ chức theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X, đặc biệt là Nghị quyết số 17-TW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ngày l tháng 8 năm 2007 về ''Đẩy mạnh
cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý bộ máy nhà nước'' đã được khẳng định.
Khẩn trương xây dựng và đưa vào thực hiện quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính xã, trên cơ sở đó ổn định cơ bản các đơn vị hành chính. Kiện toàn thống nhất hệ thống các bộ phận chuyên môn chính quyền xã.
Xác định rõ vị trí, trách nhiệm của chính quyền xã trong hệ thống cơ quan nhà nước, có cơ chế bảo đảm nguyên tắc xây dựng chính quyền của dân, do dân và vì dân, tăng cường công tác giám sát của cấp uỷ, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đối với hoạt động của chính quyền xã.
Tổ chức hợp lý chính quyền xã, phân biệt rõ những khác biệt giữa chính quyền nông thôn và chính quyền đô thị:
+ Đối với chính quyền nông thôn:
Chính quyền xã có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quản lý ngân sách xã, quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục, y tế, đất đai, xây dựng, hộ tịch... trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã, xác định cụ thể các chức danh công chức xã theo hướng ổn định và chuyên sâu về nghiệp vụ.
+ Đối với chính quyền đô thị:
Tổ chức chính quyền đô thị phải bảo đảm tính thống nhất và liên thông trên địa bàn về quy hoạch đô thị, kết cấu hạ tầng (như điện, đường, cấp thoát nước, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường) và đời sống dân cư...vì vậy, thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân ở phường. Tại phường có uỷ ban nhân dân là đại diện cơ quan hành chính tại địa bàn để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và phân cấp của chính quyền cấp trên.
Ở phường không tổ chức hội đồng nhân dân nhưng có cơ quan hành chính là Uỷ ban nhân dân để quản lý và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định
của pháp luật và phân cấp của chính quyền cấp trên. Uỷ ban nhân dân phường bao gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các uỷ viên do uỷ ban nhân dân cấp trên bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở xem xét nhân sự do cấp uỷ phường giới thiệu và được cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ đồng ý.
Thực hiện thí điểm việc không tổ chức hội đồng nhân dân phường, cần có tổng kết, đánh giá và xem xét để xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức chính quyền địa phương cho phù hợp.
Quan điểm trên tiếp tục được tổ chức thực hiện tại Kết luận số 64- KL/TW hội nghị lần thứ Bảy của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI ngày 28 tháng 5 năm 2013 một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở;
Ngoài ra, chính quyền xã ở một số tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm mô hình “Bí thư kiêm Chủ tịch ủy ban nhân dân xã” theo Nghị quyết số 22- NQ/TW, ngày 2-2-2008, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Qua thực tiễn triển khai các đề án như: Thí điểm bỏ Hội đồng nhân dân phường tại 10 tỉnh, thành phố bắt đầu từ ngày 01 tháng 4 năm 2009; thí điểm vấn đề nhất thể hóa vai trò Bí thư với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã... Những cải cách về tổ chức bộ máy cơ quan hành chính nói chung và chính quyền xã nói riêng đã bước đầu mang lại một số kết quả nhất định, tuy nhiên cũng nảy sinh nhiều vấn đề vướng mắc, quá trình tổ chức thí điểm, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện. Mặt khác, về cơ bản chính quyền xã hiện nay vẫn đang được tổ chức theo mô hình của nền hành chính công truyền thống, biểu hiện tính thứ bậc, mệnh lệnh hành chính chặt chẽ song trùng giữa cơ quan có thẩm quyền chung (ủy ban nhân dân) với cơ quan có thẩm quyền riêng (chuyên môn) đã tạo ra tính thụ động, trông chờ và ỷ lại của xã đối với cấp trên.
Thực hiện chủ trương hoàn thiện toàn diện, đồng bộ về kinh tế và chính trị, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới, thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương sửa đổi Hiến pháp 2013 và triển khai lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, đúc rút những kinh nghiệm qua các chương trình thí điểm và các ý kiến đóng góp của nhân dân, ngày 28 tháng 11 năm 2013, Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 13 đã thông qua Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong tiến trình cải chính quyền địa phương nói chung và chính quyền xã nói riêng. Theo đó chính quyền địa phương được quy định tại Chương IX, gồm 7 điều, từ Điều 110 đến Điều 116. Theo Hiến pháp 2013, đơn vị hành chính cấp cơ sở của nước ta gồm xã, phường, thị trấn được phân định như
sau: xã, thị trấn thuộc huyện; phường và xã thuộc thị xã và thành phố thuộc
tỉnh; phường thuộc quận. Ngoài ra Hiến pháp cũng quy định các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập. Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định. Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.
Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định trong chính quyền xã, phường gồm
có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Đây là quyết định đúng đắn “cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định” [44, Điều 111, Khoản 2]. Trong khi đó,
chủ, giám sát của nhân dân địa phương thông qua hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp một cách mạnh mẽ hơn. Do vậy, việc Quốc Hội giữ nguyên tổ chức chính quyền địa phương, gồm có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân trong Hiến pháp lần này là rất sáng suốt. Việc tổ chức Hội đồng nhân dân đầy đủ ở tất cả các cấp chính quyền địa phương nói chung, chính quyền xã nói riêng sẽ bảo đảm đáp ứng kịp thời và tốt hơn ý nguyện của nhân dân cũng như bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chính quyền xã là chính quyền điển hình và phổ biến ở Việt Nam. Đây là chính quyền có vai trò quan trọng quyết định sự ổn định và phát triển của cả xã hội trong quá trình hoàn thiện ở Việt Nam hiện nay. Trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chính quyền xã là chính quyền thấp nhất, gần dân nhất, vừa có chức năng quản lý hành chính nhà nước ở cơ sở, vừa có chức năng tự quản đối với những công việc phát sinh tại địa phương.
Công cuộc hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước đáp ứng yêu cầu yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách hành chính đặt ra cả nước nói chung, thành phố Việt Trì nói riêng những vấn đề cấp bách về tổ chức chính quyền từ thành phố đến xã, phường. Việc hoàn thiện tổ chức chính quyền xã ở thành phố Việt Trì phải xuất phát từ thực trạng tổ chức chính quyền xã, phường, phù hợp với điều kiện, đặc thù kinh tế - xã hội ở địa phương, đồng thời phải dựa trên những nguyên tắc, yêu cầu của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách hành chính mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện từ nhiều năm nay.
Hoàn thiện tổ chức chính quyền xã ở thành phố Việt Trì cần nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm hoàn thiện mô hình chính quyền xã ở các địa phương khác trên toàn quốc, đặc biệt là những địa phương có những đặc thù khá tương đồng với thành phố Việt Trì, từ đó rút ra những bài học quý báu cho quá trình nghiên cứu, hoàn thiện. Bên cạnh đó, hoàn thiện tổ chức chính quyền xã, phường trên địa bàn thành phố Việt Trì cần được xem xét dựa trên cơ sở nghiên cứu các tiêu chí cơ bản đánh giá năng lực tổ chức, kết quả hoạt động của chính quyền xã, phường. Đó là cơ sở quan trọng đánh giá thực trạng tổ chức chính quyền xã, phường trên địa bàn thành phố Việt Trì.
Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC
CHÍNH QUYỀN XÃ VEN ĐÔ Ở THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ