Yêu cầu hoàn thiện tổ chức chính quyền xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức chính quyền xã ven đô qua thực tiễn thành phố việt trì (Trang 39 - 43)

1.3. Yêu cầu hoàn thiện tổ chức chính quyền xã ở Việt Nam

1.3.1. Yêu cầu hoàn thiện tổ chức chính quyền xã

60 năm qua, cùng với sự lớn mạnh của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền xã không ngừng được củng cố và kiện toàn, đáp ứng kịp thời yêu cầu cách mạng của mỗi thời kỳ, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân và đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp chung của đất nước, của dân tộc.

Tuy nhiên, nhìn chung, tổ chức hệ thống chính quyền xã ở nước ta còn cồng kềnh, chồng chéo. Chưa phân định rạch ròi chức năng giữa HĐND và UBND, thậm chí giữa chính quyền cấp trên. Chính quyền xã là chính quyền cơ sở, quan hệ trực tiếp với dân hàng ngày nhưng cơ cấu quá đơn giản, đội ngũ cán bộ còn yếu. Mô hình tổ chức chính quyền xã hiện nay chưa hợp lý. Qua nhiều lần sửa đổi (năm 1962, 1983, 1989, 1994), các luật về chính quyền địa phương chưa thực sự tạo ra thay đổi cơ bản nào. Chính quyền các cấp chuyển sang thời kỳ kinh tế thị trường không có khác biệt lớn nào so với thời kinh tế tập trung. Vì vậy, việc sửa đổi toàn diện các luật về chính quyền địa phương lần này là cần thiết [48].

Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và cải cách hành chính, vấn đề hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương nói chung, xã nói riêng được đặt ra là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết.

Nhà nước pháp quyền là thiết chế của nền dân chủ, là thành quả phát triển của nhân loại. Đó là nhà nước lấy nhân dân làm chủ thể, lấy pháp luật làm tiêu chí để quản lý xã hội. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là Nhà nước của dân, do dân và vì dân; quản lý xã hội và quản lý nhà nước bằng pháp luật. Không một thể chế nhà nước và xã hội nào có thể đứng trên pháp luật và đứng ngoài pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức và công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của luật pháp. Mọi quyết định của cơ quan công quyền phải hợp pháp. Cán bộ, công chức trong thực thi công vụ phải lấy pháp luật làm chuẩn mực [51].

Nền hành chính có chức năng thực thi quyền hành pháp - tổ chức thi hành pháp luật và quản lý, điều hành mọi hoạt động trên các lĩnh vực đời sống xã hội nhằm chuyển hóa chủ trương, đường lối của lực lượng cầm quyền thành hiện thực, bảo đảm cho các chủ thể quan hệ pháp luật thực hiện nghiêm chỉnh. Mục tiêu cải cách hành chính nước ta là xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, quản lý toàn xã hội một cách hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Việc hoàn thiện tổ chức chính quyền xã trong giai đoạn hiện nay phải nhằm tới việc phát huy quyền làm chủ của nhân ở địa phương cơ sở, phát huy quyền chủ động, năng động, sáng tạo và tăng cường trách nhiệm của địa phương và cơ sở trong cơ chế quản lý mới, bám sát yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và cải cách hành chính. Bên cạnh đó, trong quá trình hoàn thiện tổ chức chính quyền xã, cơ sở phải chú ý kế thừa kinh nghiệm và các giá trị của Hiến pháp 1946 và các bản Hiến pháp sau này, bám sát thực tiễn tổ chức chính quyền địa phương của nước ta và kinh nghiệm của các nước, làm rõ một số bất cập về lý luận và thực tiễn tổ chức chính quyền xã ở nước ta hiện nay, nhu cầu và hướng đổi mới như sau:

hình tổ chức chính quyền địa phương của nước ta hiện nay như nguyên tắc tổ chức; mối quan hệ giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương với nhau, giữa Ủy ban nhân dân với Hội đồng nhân dân cùng cấp và với cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Theo

Hiến pháp năm 2013 xác định “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiếp pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ” [44, Điều 8, Khoản 1]. Nhưng các quy

định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân lại thể hiện rõ tính tập trung về trung ương, về cấp trên. Thực tế là trung ương và cấp trên không thể nắm, không thể quản được địa phương. Còn địa phương và cấp dưới cũng không có được quyền chủ động, phát huy sự sáng tạo, năng động trong việc giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc của mình nên phải “xé rào” như một số địa phương đã làm trong thời gian vừa qua [49].

Hai là: Việc phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ ở nước ta những

năm vừa qua chưa được giải quyết thoả đáng về lý luận và thực tế. Vì thế nên mới có chuyện khi thì ồ ạt sáp nhập các đơn vị hành chính địa phương để rồi sau đó lần lượt chia tách trả lại gần như trước khi sát nhập. Việc xác định vị trí, tính chất và vai trò của từng loại đơn vị hành chính cũng là vấn đề rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc tổ chức hợp lý các cấp chính quyền địa phương. Do không xác định đúng các đơn vị hành chính nên chúng ta không giải quyết được vấn đề tổ chức mấy cấp chính quyền ở tỉnh, mấy cấp ở thành phố, cấp nào có Hội đồng nhân dân, còn cấp nào chỉ có Ủy ban nhân dân. Đây là vấn đề được thảo luận nhiều từ khi soạn thảo Hiến pháp 1992 cho đến nay.

Ba là: Nghiên cứu và giải quyết dứt điểm mô hình tổ chức chính quyền

ở địa bàn nông thôn và đô thị, chứ không thể tổ chức như nhau trong khi giữa hai địa bàn này có nhiều khác biệt về điều kiện kinh tế, địa lý, dân cư, kết cấu

hạ tầng, nhất là thành phố trực thuộc trung ương còn có vị trí, vai trò của một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học v.v.., có ảnh hưởng đối với cả một vùng, cũng như đối với cả nước.

Trước đây, trong quá trình thảo luận về Dự thảo Hiến pháp 1992, cũng như thảo luận sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp (2001), dự thảo Hiến pháp năm 2013, xây dựng một bản Hiến pháp mới có nhiều ý kiến rất khác nhau về mô hình tổ chức chính quyền địa phương, trong đó có chính quyền xã ở địa bàn nông thôn đối Tỉnh, hay địa bàn đô thị đối với các thành phố trực thuộc trung ương. Các ý kiến, kiến nghị tập trung về vấn đề này là:

Loại ý kiến thứ nhất: đề nghị giữ mô hình tổ chức Hội đồng nhân dân ở ba cấp như hiện nay. Vì ở cấp hành chính nào cũng cần có Hội đồng nhân dân

để đại diện cho nhân dân ở cấp đó, Hội đồng nhân dân ở ba cấp đã ổn định qua nhiều năm, đã hoạt động tương đối hiệu quả, không nên làm xáo trộn lớn về tổ chức Hội đồng nhân dân. Theo ý kiến này thì Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã giữ nguyên như hiện nay.

Loại ý kiến thứ hai: đề nghị chỉ tổ chức Hội đồng nhân dân ở hai cấp là tỉnh và xã. Vì Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn quyết định

những vấn đề quan trọng của địa phương, chính quyền tỉnh có vai trò quản lý toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn. Hội đồng nhân dân xã là cấp cơ sở, gắn bó trực tiếp với nhân dân, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở cơ sở. Bỏ Hội đồng nhân dân ở cấp huyện, tạo điều kiện có thể tăng số lượng đại biểu cho Hội đồng nhân dân tỉnh và xã.

Loại ý kiến thứ ba: đề nghị giữ mô hình tổ chức Hội đồng nhân dân ở tỉnh, huyện và xã; nhưng bỏ Hội đồng nhân dân ở quận, phường thuộc thành

phố trực thuộc trung ương; bỏ Hội đồng nhân dân các phường thuộc thị xã và thành phố thuộc tỉnh.

Loại ý kiến thứ tư: đề nghị chỉ tổ chức Hội đồng nhân dân ở hai cấp là

tỉnh và xã; riêng thành phố trực thuộc trung ương chỉ tổ chức Hội đồng nhân

dân ở một cấp là cấp thành phố.

Cần phải nghiên cứu tổ chức các cấp chính quyền địa phương sao cho phù hợp với tính đa dạng của các địa phương, phản ánh được các đặc điểm và điều kiện đặc thù của địa phương nhằm phát huy tính chủ động, năng động, các tiềm năng của địa phương. Tổ chức chính quyền ở các đô thị cần phải được xem xét riêng biệt sao cho phù hợp và bảo đảm phát triển có kế hoạch, đồng đều, thống nhất trong một đô thị, chứ không thể quản lý theo kiểu chia tách, cắt khúc như lâu nay.

Bốn là: Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật về vấn đề

phân cấp, nhưng quy định còn chung chung, không cụ thể, không rõ ràng, không nhất quán và còn tản mạn. Để tăng cường tính chủ động, năng động và tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền địa phương, cần phải phân định rõ và đầy đủ thẩm quyền cho địa phương, cho cấp dưới. Thực hiện nguyên tắc: việc gì, ở cấp nào có điều kiện và khả năng thực hiện tốt nhất thì phân giao đầy đủ quyền hạn và bảo đảm những điều kiện cần thiết cho cấp đó giải quyết. Cơ quan được phân giao thẩm quyền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Các cơ quan chính quyền cấp trên tăng cường kiểm tra, giám sát nhưng không can thiệp, làm thay cấp dưới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức chính quyền xã ven đô qua thực tiễn thành phố việt trì (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)