Tổ chức chính quyền xã theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức chính quyền xã ven đô qua thực tiễn thành phố việt trì (Trang 37 - 39)

1.2. Tổ chức chính quyền xã qua bốn bản hiến pháp

1.2.4. Tổ chức chính quyền xã theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm

2001), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 1994 và năm 2003 hiện hành

Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) là Hiến pháp thể chế hoá đường lối

đổi mới được khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) đã tạo ra một bước cải cách quan trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm giải quyết các nhiệm vụ của quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế-xã hội từ tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng khác với tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương có sự đổi mới mạnh mẽ so với Hiến pháp 1980, mô hình tổ chức chính quyền xã theo quy định của Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 1994 và năm 2003 hiện hành về cơ bản không có sự thay đổi nhiều so với giai đoạn trước công cuộc đổi mới.

Hiện nay, theo số liệu thống kê năm 2011, cả nước có 10.925 đơn vị cấp xã, trong đó có: 9.098 xã, 1.230 phường và 597 thị trấn.

Về cơ cấu tổ chức các cấp chính quyền cấp xã theo quy định của Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 1994 và năm 2003 hiện hành, được tổ chức thành Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

Hội đồng nhân dân vẫn được xác định là “cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương” [37, Điều 119]; [35, Điều 1].

Còn Ủy ban nhân dân vẫn được xác định do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu

ra, “là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương” [37, Điều 123]; [35, Điều 2].

Nhưng khác với Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 1989 (sửa đổi), Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 1994 quy định Hội đồng nhân dân xã, phường cũng có Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và đến Luật năm 2003 quy định cho Hội đồng nhân dân xã thành lập Thường trực Hội đồng nhân dân.

Để lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã, bảo đảm sự quản lý Nhà nước thống nhất, theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 1994 và năm 2003, Chủ tịch UBND huyện có quyền điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

Thực hiện chương trình cải cách hành chính, tổ chức của các cơ quan chính quyền xã cũng đã được kiện toàn, sắp xếp lại và đổi mới, tạo cơ sở pháp lý cho đội ngũ cán bộ chính quyền xã hoạt động chuyên nghiệp,Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4, ngày 13 tháng 11 năm 2008 đã thông qua Luật Cán bộ, công chức; trong đó cán bộ, công chức xã, phường lần đầu tiên đã được công nhận trong văn bản Luật có quyền và nghĩa vụ như cán bộ, công chức các cấp chính

quyền nhà nước cấp trên. Để cụ thể hóa Luật Cán bộ, công chức ngày 22 tháng 10 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường và những người hoạt động không chuyên trách ở xã. Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 về công chức xã, phường [43].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức chính quyền xã ven đô qua thực tiễn thành phố việt trì (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)