2.3. Thực trạng tổ chức chính quyền xã ven đô ở thành phố Việt
2.3.3. Đánh giá thực trạng của tổ chức chính quyền xã ven đô ở
thành phố Việt Trì
Những năm qua, chính quyền xã trên địa bàn thành phố Việt Trì đã phát huy được vai trò, vị trí là cơ quan quản lý nhà nước ở cơ sở, góp phần to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Tổ chức của chính quyền xã, phường được củng cố, phương thức điều hành được đổi mới từ sự chỉ đạo theo cách đối phó tình thế chuyển dần sang chỉ đạo theo quy chế. Đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ, năng lực cao hơn, năng động hơn, biết cách tổ chức quản lý, xử lý công việc trên cơ sở quy định của pháp luật. Từ thực tế tổ chức chính quyền xã trên địa bàn thành phố Việt Trì có thể rút ra một số nhận xét sau đây.
2.3.3.1. Ưu điểm
- Đối với Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân các xã, phường nhiệm kỳ 2011 - 2014 đã có những đổi mới và tiến bộ rõ rệt, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền thành phố Việt Trì, tổ chức và hoạt động đã bảo đảm và phát huy được tính dân chủ.
Hội đồng nhân dân xã, phường đã dần khắc phục tính hình thức trong tổ chức và hoạt động, đảm bảo thể hiện vị trí, vai trò là cơ quan quyền lực nhà
nước tại địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương. Việc thành lập thường trực Hội đồng nhân dân xã, phường đã giúp cho hoạt động của Hội đồng nhân dân thuận lợi hơn.
Việc quy định Hội đồng nhân dân xã, phường có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Hội đồng nhân dân xã, phường bầu đã làm tăng vai trò của Hội đồng nhân dân xã đối với Ủy ban nhân dân xã; đồng thời là cơ sở để đại biểu Hội đồng nhân dân xã thực hiện quyền bãi nhiệm đối với các chức danh do đại biểu Hội đồng nhân dân bầu.
Ngay từ công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (giới thiệu đại biểu, hiệp thương và tổ chức công tác bầu cử) và các hoạt động tại kỳ họp Hội đồng nhân dân xã, phường đều được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng nên nhân dân có thể theo dõi và giám sát được hoạt động của Hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước. Công tác chuẩn bị cho kỳ họp được lãnh đạo chỉ đạo cụ thể theo quy trình thống nhất. Nội dung chương trình các kỳ họp đều được xác định sớm, thông báo cho đại biểu Hội đồng nhân dân và toàn dân biết trước từ sớm. Các báo cáo được xác định, phân công chuẩn bị sớm nên ngày càng có chất lượng hơn.
Các cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp tại đơn vị bầu cử đã trở thành nền nếp, các ý kiến đề nghị, kiến nghị của cử tri được tập hợp đầy đủ để chuyển đến các cơ quan liên quan và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp. Việc trả lời và giải quyết các kiến nghị của cử tri ngày càng tốt hơn đã góp phần thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và giúp cho cấp ủy đảng, chính quyền nắm được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và kịp thời điều chỉnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo cho phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường đều được ban hành đúng thể thức, đúng thẩm quyền và có tính khả thi cao, chất lượng Nghị quyết được nâng lên, nhiều chỉ tiêu trong các nghị quyết thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế
hoạch. Kinh tế xã hội của các xã, phường trên địa bàn thành phố Việt Trì phát triển, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, cơ cấu kinh tế chuyền biến tích cực, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
Chức năng giám sát được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, các lĩnh vực ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện Luật đất đai, các luật thuế, công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, công tác chống bão lụt và xây dựng làng văn hóa… được tăng cường giám sát. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đã đi vào thực chất hơn và thể hiện tính dân chủ, công khai, minh bạch. Hoạt động giám sát được tiến hành thường xuyên hơn và đi vào những vấn đề lớn của xã, phường, thu hút được đông đảo cử tri quan tâm và ủng hộ. Công tác giám sát của Hội đồng nhân dân đã góp phần nâng cao hiệu lực quản lý của Ủy ban nhân dân trong việc chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực thi chính sách, pháp luật của nhà nước [12].
- Đối với Ủy ban nhân dân
Với vai trò là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân xã, phường, cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương. Ủy ban nhân dân xã, phường bước đầu được kiện toàn tổ chức theo hướng tinh giản, gọn nhẹ. Sự phân định trách nhiệm giữa tập thể Ủy ban nhân dân xã, phường với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường rõ hơn, do đó làm cho hoạt động của Ủy ban nhân dân xã, phường hiệu quả hơn.
Những năm vừa qua, Ủy ban nhân dân xã, phường ở thành phố Việt Trì đã được tổ chức theo đúng quy định của pháp luật, các chức danh chuyên môn, giúp việc cho Ủy ban nhân dân xã, phường đều được bố trí đủ. Các ban và cán bộ chuyên môn của Ủy ban nhân dân được tổ chức, bố trí phù hợp với yêu cầu phát triển của địa phương.
Hoàn thiện tổ chức Ủy ban nhân dân 23 xã, phường đã có nhiều tiến bộ, hiệu lực, hiệu quả được tăng cường, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Thành
phố trong tình hình mới. Lãnh đạo Ủy ban nhân dân và các cán bộ công chức chuyên môn xã, phường đã ý thức rõ hơn vai trò, trách nhiệm. Các kỳ họp của Ủy ban nhân dân được tổ chức đều đặn một tháng một lần, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương. Các ban chuyên môn, các chức danh chuyên môn giúp việc cho Ủy ban nhân dân xã, phường hoạt động khá tốt, chất lượng và khối lượng công việc được nâng lên, không những giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn xã, phường mà còn hỗ trợ tích cực cho Các Bộ, ngành trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực. Quy chế dân chủ và cải cách hành chính trong Ủy ban nhân dân xã, phường được triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả cao [53].
Đối với các xã áp dụng mô hình thí điểm Bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, qua thí điểm đến nay cho thấy, khi Bí thư kiêm nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở được thực hiện đồng bộ, linh hoạt, kịp thời hơn, tạo sự thống nhất giữa chủ trương, nghị quyết của cấp ủy với chương trình hành động và việc triển khai tổ chức thực hiện của Ủy ban nhân dân xã. Bên cạnh đó, vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và Ủy ban nhân dân tập trung vào một người đã tạo ra sự thống nhất, khắc phục được tư tưởng trông chờ, ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm, mất đoàn kết giữa Bí thư cấp ủy và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. Bộ máy gọn nhẹ, biên chế được tinh giản cũng tiết kiệm được một phần ngân sách, phù hợp với chủ trương cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Nhìn chung, Ủy ban nhân dân 23 xã, phường đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức và nhân dân trên địa bàn triển khai thực hiện đường lối chính sách, pháp luật của các cơ quan cấp trên một cách nhanh chóng. Công tác tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân được tiến hành đồng bộ, có chất lượng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và có hiệu quả thiết thực. Công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý của Ủy ban nhân dân xã quyết liệt, sâu
sát và có hiệu quả hơn. Chương trình về đẩy mạnh cải cách hành chính được Ủy ban nhân dân các xã, phường thực hiện một cách đồng bộ, đã tạo được chuyến biến tích cực. Với sự chỉ đạo, lãnh đạo sâu sát của Ủy ban nhân dân xã, phường, cùng với sự đồng thuận của nhân dân, kinh tế - xã hội của thành phố Việt Trì những năm qua đã có những bước phát triển mạnh, chất lượng đời sống, thu nhập của nhân dân được nâng lên.
2.3.3.2. Tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những thành tựu rất có ý nghĩa trên đây, tổ chức của Ủy ban nhân dân 23 xã, phường trên địa bàn thành phố Việt Trì cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định thể hiện qua kết quả hoạt động, cụ thể như:
Hội đồng nhân dân xã theo luật định được giao nhiều nhiệm vụ, quyền hạn nhưng không có cơ cấu tổ chức thích hợp để đủ khả năng thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Thường trực Hội đồng nhân dân xã chỉ có hai người là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoạt động mang tư cách cá nhân, không có nhiệm vụ nào được gọi là thường trực, không có một quyền quyết định nào. Sự bố trí nhân sự lãnh đạo của Hội đồng nhân dân xã không thống nhất, thông thường do Bí thư Đảng ủy xã, phường kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, nhưng cũng có nơi Ủy viên thường vụ Đảng ủy xã, phường lại kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã. Sự bố trí nhân sự kiêm nhiệm các chức danh trong cơ cấu tổ chức Hội đồng nhân dân xã về mặt hình thức tạo ra sự gọn nhẹ về bộ máy, giảm bớt nhân sự, tập trung trách nhiệm, quyền hạn vào số ít cá nhân, giảm bớt chi phí. Tuy nhiên, sự bố trí kiêm nhiệm này lại tạo ra không ít mâu thuẫn, nghịch lý trong thực tiễn, tạo ra nhận thức dường như các chức vụ trong Hội đồng nhân dân xã là các chức vụ kiêm nhiệm đồng thời không ít nơi quan niệm hoạt động trong Hội đồng nhân dân xã là một hoạt động thêm, do đó không cần đầu tư nhiều thời gian và trí tuệ cho hoạt động này. Chính sự kiêm nhiệm nhiều đối với các chức danh lãnh đạo
trong Hội đồng nhân dân xã đã góp phần tạo ra một hình ảnh không đúng về vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương. Bên cạnh đó việc bố trí nhiều đại biểu Hội đồng nhân dân kiêm nhiệm lãnh đạo Ủy ban nhân dân hoặc đang là cán bộ chuyên môn Ủy ban nhân dân xã, trưởng khu dân cư, điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng công tác giám sát của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân xã.
Số lượng, cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân dân xã chưa phù hợp với quy mô, đặc điểm của từng địa phương. Sự phân bổ đại biểu còn nặng về cơ cấu, phần lớn đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường là cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị cơ sở (Đảng, chính quyền, đoàn thể), số quần chúng còn ít. Hiện nay, quy định về cơ cấu đại biểu là dân thường trong Hội đồng nhân dân xã, phường còn khá chung chung, không mang tính bắt buộc nên tỷ lệ này rất khác nhau giữa các xã, phường ảnh hưởng đến tính đại diện của Hội đồng nhân dân xã. Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân xã chưa cao, năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân xã còn hạn chế nhiều mặt (nhất là đại biểu Hội đồng nhân dân xã), thể hiện qua trình độ đào tạo và khả năng nghiên cứu, xử lý những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại biểu Hội đồng nhân dân xã. Tinh thần trách nhiệm trước dân chưa cao, nhiều đại biểu chưa phát huy được vai trò của mình, do đó mức độ tín nhiệm của nhân dân đối với đại biểu Hội đồng nhân dân xã còn thấp.
Mặc dù Hiến pháp và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân khẳng định Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, tuy nhiên quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân không triệt để, Hội đồng nhân dân xã vẫn mang tính hình thức, không thực quyền, không khẳng định được vị trí của mình trong hoạt động. Cơ chế tuyển chọn đại biểu Hội đồng nhân dân xã vẫn còn biểu hiện cơ cấu, chưa thực sự chú ý đến trình độ chuyên môn và nhận thức của đại biểu, do vậy ảnh hưởng đến chất lượng đại biểu và kết quả hoạt động của Hội đồng nhân dân xã.
Chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân xã chưa được tổ chức thực hiện một cách triệt để. Nhiều đại biểu chưa thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân, chưa kịp thời phát hiện và ngăn chặn những việc làm trái pháp luật ở cơ sở. Việc ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường vẫn bộc lộ tồn tại về hình thức. Chất lượng kỳ họp Hội đồng nhân dân còn hạn chế do thời gian họp bố trí quá ít, thường là 1 ngày, cá biệt có nơi chỉ 1 buổi [12].
Về tổ chức của Ủy ban nhân dân xã: Hiến pháp trao cho Hội đồng nhân dân xã quyền bầu Ủy ban nhân dân xã nhưng quyền phê chuẩn, điều động, cách chức đối với Ủy ban nhân dân xã và cán bộ lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã lại do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện thực hiện, điều này đã ảnh hưởng đến tính độc lập, tự quyết của địa phương. Việc quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã nhất thiết phải là đại biểu Hội đồng nhân dân xã có ưu điểm là đảm bảo tính dân chủ trong tuyển chọn, bố trí nhân sự lãnh đạo song cũng bộc lộ hạn chế: Phương thức bầu cử Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã theo nhiệm kỳ đã tạo ra tâm lý làm việc theo nhiệm kỳ, không yên tâm, không hết lòng với công việc. Không những thế, phương thức tuyển chọn Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã này dễ dẫn tới tình trạng bè phái, cục bộ tại địa phương, gây khó khăn cho việc luân chuyển, điều động cán bộ.
Việc tổ chức và làm việc theo chế độ tập thể của Ủy ban nhân dân xã đã và đang bộc lộ những hạn chế nhất định. Thực tế có những việc thuộc thẩm quyền quyết định của cá nhân Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường nhưng xét thấy tính chất phức tạp, nhạy cảm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thường tổ chức họp Ủy ban nhân dân xã, phường để thảo luận và quyết định theo đa số nhằm "san bớt" trách nhiệm sang tập thể Ủy ban nhân dân xã, phường và hạn chế khả năng chịu trách nhiệm cá nhân trong trường hợp xảy ra sai phạm. Đồng thời cơ chế tổ chức và làm việc này chưa thể hiện rõ về mặt pháp lý
cũng như trên thực tế vai trò cá nhân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường với tư cách là người đứng đầu cơ quan hành chính xã.
Đối với mô hình thí điểm Bí thư kiêm nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã cũng còn những hạn chế, bất cập. Do chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức Đảng, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã hiện nay được quy định khá rộng, chưa phù hợp với thực tế và khả năng tổ chức thực hiện, công tác cải cách hành chính còn nhiều hạn chế, vì vậy áp lực công việc gia tăng lên người đứng đầu Ủy ban nhân dân vì đồng thời phải vừa giải quyết công việc của cả cấp ủy và Ủy ban nên đã hạn chế hiệu quả giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân; còn lúng túng, chưa phân định rõ khi nào ở “vai Bí thư” với tư cách là người đứng đầu cấp ủy giải quyết công việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; khi nào ở “vai Chủ tịch Ủy ban nhân dân" với