Mối quan hệ của Thẩm phán với một số người tham gia tố tụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 31 - 32)

1.2 .4Nguyên tắc suy đoán vô tội

1.3 Mối quan hệ của Thẩm phán với những người tiến hành tố tụng và

1.3.2. Mối quan hệ của Thẩm phán với một số người tham gia tố tụng

Hoạt động xét xử vụ án hình sự của Thẩm phán không chỉ bó hẹp trong mối quan hệ với những người tiến hành tố tụng mà cần phải duy trì mối quan hệ với các chủ thể khác.

- Mối quan hệ của Thẩm phán với người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự: Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về sự tham gia của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án, thì họ là người góp phần vào việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án, họ được quyền tham gia vào quá trình tố tụng để giúp thân chủ của họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp; Họ có quyền nghiên cứu hồ sơ vụ án, sao chép các tài liệu cần thiết trong hồ sơ vụ án, được biết về thời gian địa điểm mở phiên tòa. Bởi vậy, trong quá trình tác nghiệp của Luật sư tại phiên tòa thì Thẩm phán phải tạo điều kiện để họ thực hiện những quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Tại phiên tòa Luật sư có quyền tham gia xét hỏi và tranh luận. Thẩm phán đảm bảo về mặt thời gian, tạo điều kiện để luật sư thực hiện quyền của mình tại phiên tòa.

- Mối quan hệ của Thẩm phán với bị cáo, bị hại và các đương sự khác:Đây là mối quan hệ tố tụng chỉ phát sinh khi giải quyết vụ án hình sự, quyền và nghĩa vụ của bị cáo, bị hại và các đương sự khác đã được quy định rất cụ thể trong BLTTHS ví dụ như: Bị cáo được quyền nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án; các quyết định tố tụng khác; có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch, có quyền đưa ra ý kiến, tranh luận tại phiên tòa và nói lời sau cùng trước khi Hội đồng xét xử vào nghị án…

Trước pháp luật họ đều được đối xử một cách bình đẳng, Thẩm phán phải xử sự đúng mức, tôn trọng ý kiến của bị hại, đương sự. Không áp đặt chủ quan những mặc cảm ban đầu có thể dẫn đến định kiến làm sai lệch vụ

án. Tại phiên tòa các đương sự phải tuân thủ theo sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)