Vai tròcủa Thẩm phán trong quá trình xét xử tại phiên tòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 62 - 79)

1.2 .4Nguyên tắc suy đoán vô tội

2.1. Quy định của BLTTHS năm 2015 về vai tròcủa Thẩm phán trong

2.1.2. Vai tròcủa Thẩm phán trong quá trình xét xử tại phiên tòa

Theo tinh thần Nghị quyết số 08/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp, thì Tòa án được xác định là trung tâm và xét xử được coi là hoạt động trọng tâm. Để nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa hình sự cần “bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác… Việc phán quyết của Toàn án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa”.

Chính vì vậy, một phiên tòa hình sự có bảo đảm tính chất tranh tụng hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vai trò của chủ tọa phiên tòa có thể nói là quan trọng nhất. Kết quả phiên tòa như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào vai trò của chủ tọa phiên tòa. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử hiện nay, một số Thẩm phán vẫn chưa thực hiện đúng tinh thần của Nghị quyết số 08, nên đã có không ít phiên tòa chưa thể hiện tinh thần tranh tụng, phán quyết của Tòa án chưa căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Thực tiễn xét xử hiện nay cho thấy, nhiều phiên tòa vẫn mang tính thụ động, phụ

thuộc vào Cáo trạng của Viện kiểm sát chưa nâng cao được vị thế của Tòa án như Điều 102 Hiến pháp 2013 đã ghi nhận “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Khoản 1, Điều 45 BLTTHS quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán trong quá trình giải quyết, xét xử vụ án hình sự là tiến hành xét xử vụ án, tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.

Dù ở cấp xét xử nào hay thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nào thì sự tham gia của Thẩm phán trong Hội đồng xét xử luôn là điều bắt buộc. Đây vừa là quyền nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ của người Thẩm phán.

Ở cấp xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Điều 254 BLTTHS quy định: Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.

Đối với vụ án có bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.

Ở cấp xét xử phúc thẩm, quy định: Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán, trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai Hội thẩm. Việc quy định như vậy cũng xuất phát, tính có căn cứ của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm nên đòi hỏi phải có đội ngũ Thẩm phán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao.

Thành phần Hội đồng xét xử được quy định như trên là đáp ứng được những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự là việc xét xử của Tòa án có Hội

thẩm tham gia, nguyên tắc Thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật và nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Các nguyên tắc trên đều mang tính hiến định được ghi nhận tại Điều 103 Hiến pháp 2013 và là nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự.

Để đảm bảo chất lượng xét xử của Thẩm phán, để việc xét xử được nghiêm minh, vô tư, khách quan, công minh thì Thẩm phán phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi theo đề nghị của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong các trường hợp sau đây:

- Thẩm phán đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo.

- Thẩm phán đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó.

- Có căn cứ rõ ràng khác để có thể cho rằng Thẩm phán không vô tư trong khi làm nhiệm vụ ví dụ như: Thẩm phán là người đã chịu ơn bị cáo, người bị hại hoặc có mối quan hệ mật thiết về công vụ, về kinh tế, về gia đình với người có lợi ích được giải quyết trong vụ án hoặc có mâu thuẫn nghiêm trọng với người đó.

- Thẩm phán và Hội thẩm cùng trong một Hội đồng xét xử là người thân thích với nhau. Mối quan hệ thân thích ở đây có thể là vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột giữa Thẩm phán và Hội thẩm hay giữa Thẩm phán với Thẩm phán.

- Thẩm phán đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.

Ngoài những trường hợp từ chối hoặc bị thay đổi trên, BLTTHS còn quy định thay thế các thành viên của Hội đồng xét xử trong trường hợp có Thẩm phán không tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phán dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì những người này được thay thế làm thành viên Hội đồng xét xử. Trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không tiếp tục tham gia xét xử được thì Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử làm chủ toạ phiên tòa và Thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử (Điều 349 BLTTHS). Theo quy định của pháp luật thì các thành viên HĐXX phải xem xét vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, quy định như vậy nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói, liên tục. Trong quá trình xét xử, nếu có Thẩm phán không thực hiện tham gia xét xử thì Tòa án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có Thẩm phán dự khuyết. Trong thực tế, đối với những vụ án đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp cần phải đề phòng có thành viên trong HĐXX không thể tiếp tục tham gia xét xử được vì điều kiện sức khỏe hoặc phải thay đổi theo quy định của pháp luật. Thẩm phán dự khuyết phải có mặt tại phiên tòa ngay từ đầu mới được tham gia xét xử chứ không phải khi nào cần mới có mặt.

Trong quá trình xét xử, Thẩm phán làm nhiệm vụ Chủ tọa phiên tòa điều khiển và giữ kỷ luật phiên tòa. Khi bắt đầu phiên tòa, Chủ tọa phiên tòa đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thẩm phán phải đọc một cách rõ ràng, chính xác, dõng dạc thể hiện được tính uy nghiêm nơi xét xử, làm cho bị cáo cùng những người dự phiên tòa thấy được tính chất nghiêm trọng của vụ án. Chính những điều tưởng chừng đơn giản đó nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng tác động tới không khí phiên tòa. Thư ký phiên tòa báo cáo cho Hội đồng biết sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập đến phiên tòa.

Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy mời của Tòa án; kiểm tra lý lịch, phổ biến

quyền và nghĩa vụ của họ; giải thích cho họ biết về những bản án, quyết định được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án và quyền của họ về việc yêu cầu Tòa án không công bố những nội dung liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh. Trong phiên tòa hình, việc kiểm tra căn cước do Chủ tọa phiên tòa tiến hành nhằm xác định đúng “những người tham gia tố tụng” mà Tòa án đã triệu tập để bảo đảm cho việc xét xử đúng người và đúng pháp luật. Do vậy, chỉ những người “có mặt theo giấy triệu tập” và được ghi rõ trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử thì mới cần kiểm tra căn cước tại phiên tòa.

Khi phổ biến quyền và nghĩa vụ cho những người tham gia tố tụng, Chủ tọa phiên tòa phải giải thích cho họ hiểu được các quyền, nghĩa vụ của mình. Đối với một số quyền, khi phổ biến có thể hỏi ngay việc thực hiện quyền đó. Ví dụ: Quyền được tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, nếu bị cáo đã nhờ người bào chữa thì phải hỏi xem tại phiên tòa bị cáo có đồng ý để luật sư bào chữa cho mình không. Nếu bị cáo không mời người bào chữa thì giải thích cho bị cáo quyền tự bào chữa, hoặc nếu Tòa án chỉ định người bào chữa trong những trường hợp bắt buộc thì cũng hỏi xem bị cáo có đồng ý không.

Chủ tọa phiên tòa giới thiệu thành viên của HĐXX, kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa, nếu có người giám định, người phiên dịch thì chủ tọa cũng cần giới thiệu tên, chức vụ của những người đó và phải hỏi Kiểm sát, những người tham gia tố tụng có quyền xin thay đổi người tiến hành tố tụng xem có ai xin thay đổi người tiến hành tố tụng hay không? Nếu có người xin thay đổi thì yêu cầu họ nói rõ lý do họ xin thay đổi. Sau khi nghe họ nêu lý do xin thay đổi, có thể là họ xin thay đổi chính chủ tọa phiên tòa vì cho rằng chủ tọa phiên tòa không khách quan, vô tư khi xét xử, nhưng không đưa ra được lý do, thì cũng không thể vì thế mà chủ tọa phiên tòa nổi nóng, có những lời lẽ gay gắt, hay lời lẽ mang tính giáo dục, răn đe mà phải bình tĩnh, nhẹ nhàng,

phân tích những căn cứ của việc xin thay đổi người tiến hành tố tụng tại phiên tòa. Trong mọi trường hợp, nếu có người tham gia tố tụng xin thay đổi người tiến hành tố tụng tại phiên tòa thì HĐXX cũng phải tuyên bố tạm dừng phiên tòa để vào phòng nghị án để thảo luận và ra quyết định chấp nhận hoặc bác yêu cầu thay đổi. Quyết định này phải được lập thành văn bản và phải đọc trước phiên tòa. Trong trường hợp chấp nhận yêu cầu thay đổi thì phải có thành viên khác thay thế ngay. Nếu không có người thay thế thì phải hoãn phiên tòa.

Trong trường hợp có nhiều người làm chứng thì Chủ tọa phiên tòa quyết định có hay không để cho người làm chứng nghe lời khai của nhau hoặc tiếp xúc với những người khác, cách ly bị cáo với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.

Sau khi kiểm tra lý lịch và hoàn thành thủ tục giới thiệu, Chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng xem có ai yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng hoặc yêu cầu đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét tại phiên tòa hay không? Nếu có người yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng, đưa thêm vật chứng ra xem xét thì HĐXX xem xét và quyết định tại phòng xử án. Nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt thì HĐXX chủ động hoặc theo yêu cầu của Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng khác quyết định có hoãn phiên tòa hay không? Tùy theo từng trường hợp Hội đồng xét xử xem xét và quyết định.

Nếu phiên tòa tiếp tục được mở, thì Chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc phần thủ tục bắt đầu phiên tòa và chuyển sang phần xét hỏi, yêu cầu đại diện Viện kiểm sát công bố bản Cáo trạng.

Sau khi nghe Kiểm sát viên đọc bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung nếu có, HĐXX và đặc biệt là Thẩm phán phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và về từng tội của bị cáo bằng cách đặt câu hỏi và nghe ý

kiến trình bày của bị cáo, người bị hại và những người tham gia tố tụng khác, đặc biệt là ý kiến của người làm chứng trong các vụ án có tính điều tra truy xét, ý kiến của người giám định đối với vụ án hình sự mà kết luận giám định có chỗ chưa rõ ràng hoặc có sự thắc mắc của những người tham gia tố tụng. Nếu cần thiết phải xem xét vật chứng và các tài liệu khác, thậm chí phải tiến hành xem xét tại chỗ.

Căn cứ vào kế hoạch xét hỏi đã được chuẩn bị, việc xét hỏi được tiến hành theo trình tự: Chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo về quyền lợi của đương sự. Những người tham gia phiên tòa cũng có quyền đề nghị với chủ tọa phiên tòa hỏi thêm những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định được hỏi về những vấn đề có liên quan đến vệc giám định. Bộ luật tố tụng hình sự không quy định phải hỏi ai trước, ai sau. Tùy thuộc vào vụ án hình sự cụ thể, khi nghiên cứu hồ sơ Chủ tọa phiên tòa có kế hoạch xét hỏi sao cho hợp lý. Khi hỏi bị cáo, đối với vụ án đồng phạm thì cần phải hỏi riêng từng bị cáo, nếu thấy lời khai của bị cáo này có thể ảnh hưởng đến lời khai của bị cáo khác thì cần cách ly các bị cáo. Bị cáo bị cách ly được thông báo lại nội dung lời khai của bị cáo trước.

Các câu hỏi được đặt ra phải rõ ràng, dễ hiểu, không được dùng các lời nói xúc phạm danh dự nhân phẩm của người được xét hỏi. Đồng thời phải đặt ra nhiều loại câu hỏi khác nhau, hỏi thẳng vào vấn đề, hỏi ngược lại, tạo ra tình huống có vấn đề…..hướng bị cáo và những người được hỏi tập trung làm sáng tỏ vấn đề còn mâu thuẫn trong vụ án. Ngược lại nếu câu hỏi đặt ra quá dài, rườm rà, khó hiểu, đặt câu thiếu chính xác, dùng từ lấp lửng, đối tượng có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì sẽ dẫn tới việc trả lời thiếu chính xác, không đáp ứng được yêu cầu đặt ra, làm mất thời gian phiên tòa.

Xét hỏi tại phiên tòa, hay như nhiều người thường gọi là “thẩm vấn”, chính là một phần của quá trình xét xử, trong đó Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự phải kiểm tra các chứng cứ, kết luận điều tra, bản Cáo trạng một cách công khai về những tình tiết của vụ án, cũng như phải trực tiếp xét hỏi bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, nghe kết luận của người giám định, xem xét các vật chứng, đọc biên bản, công bố lời khai, công bố các tài liệu, xem xét tại chỗ…. Xét hỏi là giai đoạn trung tâm của hoạt động xét xử và cũng là giai đoạn quan trọng nhất để xác định sự thật của vụ án, cũng như là những căn cứ để xác định tội danh và quyết định hình phạt. Tuy những câu hỏi và trả lời tại phiên tòa không khác nhiều so với những câu hỏi và trả lời trong quá trình điều tra, nhưng nó lại có ý nghĩa quan trọng vì việc hỏi và trả lời tại phiên tò được diễn ra một cách công khai, là hình thức kiểm nghiệm kết quả điều tra của Cơ quan điều tra.

Việc xét hỏi đối với bị cáo tại phiên tòa, cần phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công minh, không thể hiện ý thức chủ quan của người hỏi là một yêu cầu của tố tụng tranh tụng. Do vậy, thẩm phán chủ tọa phiên tòa cần tập trung làm rõ các tình tiết là yếu tố định tội mà Viện kiểm sát truy tố, các tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 62 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)