Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 46 - 50)

1.2 .4Nguyên tắc suy đoán vô tội

1.4. Lịch sử hình thành và phát triển các quy định pháp luật về vai trò

1.4.3 Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2015

Với mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao. Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 ra đời đánh dấu một bước cải cách tư pháp lớn đối với ngành Tòa án nhân dân. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định bổ sung về sự giám sát của nhân dân đối với Thẩm phán, quy định về mối quan hệ giữa Thẩm phán với các cơ quan, tổ chức và công dân. Khi thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình Thẩm phán có quyền liên hệ với các cơ quan nhà nước, ủy ban Mặt trận tổ quốc và các thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.

Ngày 01/8/2018, Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 do Quốc Hội ban hành ngày 27/11/2015 (BLTTHS 2015) đã chính thức có hiệu lực thi hành. Cùng với những điểm mới trong Bộ luật Hình sự 2015, đặc biệt là chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, BLTTHS 2015 đã cho thấy một bước phát triển mới trong hoạt động lập pháp và các chính sách hình sự của Việt Nam so với quy định của BLTTHS năm 2003.BLTTHS 2015 đã tăng cho Thẩm phán các thẩm quyền: Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp cưỡng chế (trừ biện pháp tạm giam); Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi

hoặc yêu cầu thay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản; Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; Yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật; Quyết định việc thu thập, bổ sung chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, ngoài ra còn được thực hiệnthực hiện nhiệm vụ, quyền hạntố tụng khác thuộc thẩm quyền của Toà án theo sự phân công của Chánh án Toà án theo quy định của luật này [Điều 45, 27].

Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự: Thẩm phán chủ tọa tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án khi cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, sau đó chuyển cho Viên kiểm sát cùng cấp, sau 3 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu, đồ vật, Viện kiểm sát phải xem xét và chuyển lại cho Tòa án để đưa vào hồ sơ vụ án [Điều 253, 27].

Bổ sung quy định về sửa chữa, bổ sung bản án,Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã ra bản án, quyết định chỉ được sửa chữa, bổ sung bản án trong trường hợp phát hiện có lỗi rõ ràng về chính tả, số liệu do nhầm lẫn hoặc do tính toán sai; không được làm thay đổi bản chất vụ án hoặc bất lợi cho bị cáo, những người tham gia tố tụng khác. Trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không thể thực hiện được thì việc sửa chữa, bổ sung bản án do Chánh án Tòa án đã xét xử vụ án đó thực hiện [Điều 261, 27].

Trường hợp trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải giải quyết các yêu cầu, đề nghị: (1) Yêu cầu của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc cung cấp, bổ sung chứng cứ; triệu tập người làm chứng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác đến phiên tòa; về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án; (2) Đề nghị của bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa về việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; (3) Đề nghị của Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng về việc xét xử theo thủ tục rút gọn, xét xử công khai hoặc xét xử kín; (4) Đề nghị của người tham gia tố tụng về việc

vắng mặt tại phiên tòa. Nếu có căn cứ thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa giải quyết theo thẩm quyền hoặc thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này và thông báo cho người đã yêu cầu, đề nghị biết; nếu không chấp nhận thì thông báo cho họ bằng văn bản nêu rõ lý do [Điều 279, 27]. Nhằm đáp ứng yêu cầu tranh tụng và giải quyết những yêu cầu chính đáng của các chủ thể tố tụng.

Quy định về yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ,bảo đảm tính linh hoạt trong thực tiễn, không nhất thiết mọi trường hợp phải trả hồ sơ cho Viện kiểm sát; Tòa án vẫn giữ hồ sơ nhưng vẫn có thể yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung chứng cứ, tài liệu. Điều 284 Yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ: Khi xét thấy cần bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án mà không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Thẩm phán chủ toạ phiên tòa yêu cầu Viện kiểm sát bổ sungbằng văn bản và gửi cho Viện kiểm sát cùng cấptrong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra văn bản yêu cầu.Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát gửi cho Tòa án tài liệu, chứng cứ được yêu cầu bổ sung. Trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được tài liệu, chứng cứ thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.

Đổi mới trình tự và trách nhiệm xét hỏiđể thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm cũng như tăng sự chủ động của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa tại Điều 307 quy định Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý. Chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi. Người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc định giá tài sản.

Có thể nói, giai đoạn này các văn bản pháp luật tố tụng hình sự đã được pháp điển hóa một cách có hệ thống tạo ra hành lang pháp lý, cơ sở pháp lý cho hoạt động tố tụng cũng như việc thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán trong việc thi hành các nhiệm vụ được giao

Kết luận chương 1

Thẩm phán là một chức danh tư pháp có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự. Thẩm phán lao động bằng cả trí não với sự giám sát nghiêm ngặt của xã hội, của công dân. Thẩm phán hoạt động trên cơ sở pháp luật và những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự.

Tố tụng hình sự bao gồm tổng thể các quy định về thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan tố tụng, của từng chủ thể tiến hành tố tụng. Thẩm phán là một trong các chủ thể tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.Tuy nhiên, qua phân tích trên chúng ta có thể thấy vai trò trung tâm của Thẩm phán trong hoạt động xét xử vụ án hình sự. Chương 2 chúng ta sẽ tìm hiểu về các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về vai trò của Thẩm phán trong xét xử vụ án hình sự và thực tiễn thực hiện.

Chương 2

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ VAI TRÒ CỦA THẨM PHÁN TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ

VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN

2.1. Quy định của BLTTHS năm 2015 về vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử vụ án hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)