Thực tiễn và hạn chế về vai tròcủa Thẩm phán trong hoạt động xét xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 79 - 81)

1.2 .4Nguyên tắc suy đoán vô tội

2.2. Thực tiễn và hạn chế về vai tròcủa Thẩm phán trong hoạt động xét xử

kỳ phiên tòa nào. Thẩm phán chuẩn bị cho phiên tòa xét xử, Thẩm phán là thành viên trong mỗi một HĐXX để quyết định một người có tội hay không có tội và hình phạt đối với người có tội. Thẩm phán cũng tham gia thành viên xem xét, quyết định bản án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Thẩm phán chính là một trong những nhân tố quan trọng để đi đến chất lượng tốt của việc xét xử, đảm bảo cho hoạt động xét xử của Tòa án diễn ra theo quy định pháp luật đi đến những bản án quyết định sáng suốt, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Với tư cách là nhân vật trung tâm trong hoạt động xét xử của Tòa án, BLTTHS của Nhà nước ta đã có những quy định cụ thể, rõ ràng về vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự. Là đại diện cho nền công lý quốc gia, Thẩm phán phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình trong toàn bộ quá trình tố tụng để đảm bảo cho các phán quyết của Thẩm phán được công minh, đúng pháp luật

2.2. Thực tiễn và hạn chế về vai trò của Thẩm phán trong hoạt động xét xử vụ án hình sự vụ án hình sự

2.2.1 Về số lượng biên chế Thẩm phán

Tại Nghị quyết số 473a/NQ-UBTVQH13 ngày 28/3/2012 và Nghị quyết số 1278/NQ-UBTVQH13 ngày 01/7/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao cho Tòa án nhân dân tổng biên chế là 15.237 người, gồm: Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp cao có 722 người, trong đó có 17 Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và 170 Thẩm phán cao cấp; Tòa án nhân dân cấp tỉnh có 4.088 người, trong đó có 65 Thẩm phán cao cấp và 1.170 Thẩm phán trung cấp; Tòa án nhân dân cấp huyện có 10.427 người, trong đó có 1.420 Thẩm phán trung cấp và 3.679 Thẩm phán sơ cấp.

Tính đến ngày 30/6/2018, tổng biên chế của các Tòa án nhân dân là 14.839 người (đạt tỉ lệ 97,4%), còn thiếu 398 biên chế; cụ thể như sau:

- Tòa án nhân dân tối cao là 458 người, trong đó có 17 Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

- 03 Tòa án nhân dân cấp cao là 290 người, trong đó có 102 Thẩm phán cao cấp.

- 63 Tòa án nhân dân cấp tỉnh là 3.909, trong đó có 1.097/1.235 Thẩm phán. Số biên chế còn thiếu 93 người, thiếu 138 Thẩm phán trung cấp.

- 710 Tòa án nhân dân cấp huyện là 10.182/10.427 người, trong đó có 5.023/5.099 Thẩm phán. Số lượng biên chế còn thiếu 245 người, thiếu 76 Thẩm phán sơ cấp [37].

2.2.2 Kết quả đã đạt được trong hoạt động xét xử vụ án hình sự của Thẩm phán Thẩm phán

Theo Báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cáo trước Quốc hội về công tác của các Tòa án từ năm 2016 đến năm 2018 cho thấy kết quả hoạt động xét xử các vụ án hình sự của đội ngũ Thẩm phán các cấp thể hiện như sau:

Năm 2016

Các Tòa án nhân dân đã thụ lý 81.529 vụ với 137.301 bị cáo, tăng 1.111 vụ, giảm 4.069bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 79.107 vụ với 131.995 bị cáo (đạt tỷ lệ 97% về số vụ và 96% về số bị cáo). Trong công tác giải quyết xét xử các vụ án hình sự, quán triệt chỉ đạo của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án đã tăng cường phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm sớm hoàn tất hồ sơ để đưa ra xét xử trong thời hạn luật định [33].

Năm 2017

Các Tòa án đã thụ lý 74.505 vụ với 123.679 bị cáo, giảm 7.024 vụ với 13.622 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 72.854 vụ với 119.207 bị

cáo(đạt tỷ lệ 98% về số vụ và 96,4% về số bị cáo). Qua công tác xét xử cho thấy, tình hình tội phạm nói chung tuy đã được kiềm chế nhưng vẫn diễn biến phức tạp. Năm 2017, việc giải quyết, xét xử các vụ án hình sự về cơ bản đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người không có tội [34].

Năm 2018

Các Tòa án đã thụ lý 76.260 vụ với 128.254 bị cáo (tăng 1.755 vụ với 4.575 bị cáo); đã giải quyết, xét xử được 67.022 vụ với 110.537 bị cáo (đạt tỷ lệ 87,9% về số vụ và 86,2% về số bị cáo). Nhìn chung, việc xét xử các vụ án hình sự đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Qua công tác xét xử các vụ án hình sự cho thấy, tình hình tội phạm nói chung tuy đã được kiềm chế nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp, trong đó chiếm tỷ lệ cao vẫn là các nhóm tội liên quan tới xâm phạm sở hữu; các tội phạm về ma túy; xâm phạm trật tự công cộng; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người [35].

Thực tế hiện nay, mỗi Thẩm phán phải giải quyết, xét xử trung bình 8 vụ, việc/tháng, cá biệt có nơi 12-14 vụ/tháng, như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương... Số lượng các loại vụ, việc tăng hằng năm, năm sau cao hơn năm trước nhưng trong khi tổng biên chế vẫn giữ nguyên, dẫn đến các Thẩm phán bị quá tải, áp lực về công việc, chưa đáp ứng yêu cầu công tác xét xử, giải quyết các loại vụ, việc thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)