Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 85 - 88)

1.2 .4Nguyên tắc suy đoán vô tội

2.4. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong hoạt động xét xử các

2.4.1 Nguyên nhân khách quan

Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng xét xử các vụ án hình sự là do quy định của pháp luật mà đặc biệt là việc giải thích, hướng dẫn thi hành pháp luật chưa đầy đủ và kịp thời. BLTTHS đã qua nhiều lần sửa đổi, nhưng còn rất nhiều quy định không phù hợp, chứa đựng nhiều mâu thuẫn nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung. Có nhiều văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động xét xử các vụ án hình sự chưa được quy định hoặc quy

định chưa đầy đủ, chồng chéo lẫn nhau. Những quy định của BLTTHS 2015 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán trong vụ án hình sự vẫn chưa đáp ứng được công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Để nâng cao chất lượng xét xử thì một trong những yêu cầu cần đặt ra là phải hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này theo hướng “Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn trách nhiệm của người tiến hành tố tụng”. Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ chính trị nhận định pháp luật tố tụng hình sự còn nhiều bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung. Nhiều quy định trong pháp luật tố tụng hình sự và văn bản pháp luật khác còn ảnh hưởng đến nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán cụ thể như: BLTTHS chưa quy định tranh tụng là nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự nên các quy định của Bộ luật chưa cụ thể hóa đầy đủ tính chất tranh tụng tại phiên tòa. Một số quy định của BLTTHS đặt gánh nặng trách nhiệm chứng minh tội phạm lên vai Hội đồng xét xử (ví dụ: khoản 2 Điều 307 quy định về trình tự xét hỏi như sau: Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi. Người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định, người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định, định giá tài sản.”). Vì vậy, chính các chủ thể tham gia tranh tụng (kiểm sát viên, luật sư…) cũng chưa ý thức được đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình trong tranh tụng. Việc xét hỏi tại phiên tòa là một giai đoạn của quá trình tranh tụng tại phiên tòa cho nên cần phải để các bên tranh tụng thực hiện trách nhiệm chứng minh (Viện kiểm sát, người bào chữa….) tiến hành xét hỏi là chủ yếu, còn Hội đồng xét xử thực hiện việc duy trì trình tự xét hỏi. BLTTHS cần xác định rõ tại phiên tòa vai trò của Hội đồng xét xử chỉ là người trọng tài giữa bên buộc tội và bên bào chữa để ra phán quyết về vụ án, còn việc xét hỏi

buộc tội là trách nhiệm của kiểm sát viên, việc xét hỏi gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo là trách nhiệm của người bào chữa. Vấn đề tranh tụng tại phiên tòa hiện nay vẫn còn mang tính hình thức, phiến diện, vai trò của luật sư vẫn còn mờ nhạt.

Tòa án là một nhánh cơ quan độc lập (tách biệt lập pháp và hành pháp) để nhân danh Nhà nước bảo vệ pháp luật, đảm bảo pháp luật được thực thi. Chính vì vậy, kim chỉ nam duy nhất để Tòa án căn cứ khi xét xử là các quy định của pháp luật, luôn luôn theo tôn chỉ “Thượng tôn pháp luật”. Ngoài tôn chỉ trên, Tòa án không thể bị áp lực, chi phối từ phía các cơ quan khác ngay cả cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự can thiệp của cấp ủy Đảng, “nhân vật quan trọng” vào hoạt động xét xử của Tòa án, sự cả nể, “ngại vai chạm” của Thẩm phán vẫn tồn tại dẫn tới việc Tòa án chưa thực sự được độc lập trong trong quá trình giải quyết vụ án và xét xử.

Về việc bổ nhiệm Thẩm phán hiện nay còn đặt ra tiêu chuẩn Thẩm phán phải là đảng viên. Vì khi đã là Thẩm phán cho dù người đó có phải là đảng viên hay không thì họ cũng phải tuyệt đối trung thành với Hiến pháp, tuân thủ pháp luật và tôn trọng sự thật khách quan. Nếu họ không làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao, không tuân thủ pháp luật thì họ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, thậm chí họ còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, hãy lấy chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác và phẩm chất đạo đức của người đó là tiêu chuẩn hàng đầu trong việc tuyển chọn Thẩm phán. Yếu tố Đảng không phải là yếu tố quyết định đến năng lực xét xử của một Thẩm phán. Ngược lại, nhiều khi Thẩm phán còn bị chi phối bởi chính sự can thiệp của cấp ủy Đảng vào quá trình xét xử đối với một số vụ án nhạy cảm của địa phương, làm hạn chế tính độc lập của Tòa án. Do vậy phần nào đã hạn chế năng lực xét xử của Thẩm phán và chưa phát huy hết sức mạnh tổng hợp của đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực.

Nhiệm kỳ đầu của Thẩm phán hiện nay là 05 năm kể từ ngày được bổ nhiệm, hết thời hạn này các Thẩm phán phải làm quy trình bổ nhiệm lại với những thủ tục hết sức phức tạp. Tuy nhiên với tinh thần cải cách tư pháp, đội ngũ cán bộ Tòa án mà đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán với trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao thì việc quy định bổ nhiệm Thẩm phán theo nhiệm kỳ sẽ không còn phù hợp nữa, nó hạn chế sự độc lập của Tòa án, làm cho đội ngũ Thẩm phán luôn có tâm lý e ngại trong việc đưa ra phán quyết, không dám đấu tranh mạnh mẽ với cái xấu, cái tiêu cực, sợ tỷ lệ án hủy cao sẽ không được bổ nhiệm trong nhiệm kỳ tiếp theo nên có tâm lý “dĩ hòa vi quý”. Tình trạng này vẫn tồn tại trong quá trình chúng ta thực hiện cải cách tư pháp đến bây giờ vẫn chưa được khắc phục. Chính vì vậy, trong quá trình cải cách tư pháp hiện nay, Nhà nước ta cần dự liệu được những bất cập này mà có quy định về nhiệm kỳ của Thẩm phán cho phù hợp với tính chất của hoạt động xét xử, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chất lượng của đội ngũ Thẩm phán cùng với nâng cao tính độc lập của Tòa án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)