Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 88 - 92)

1.2 .4Nguyên tắc suy đoán vô tội

2.4. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong hoạt động xét xử các

2.4.2 Nguyên nhân chủ quan

Nhận thức của Thẩm phán về vai trò của họ được quy định trong BLTTHS còn chưa thống nhất, đôi khi có phần coi nhẹ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình khi có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự cụ thể tạo ra tâm lý ức chế cho những người tham gia tố tụng.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực xét xử của một số Thẩm phán còn hạn chế, việc cập nhật, nghiên cứu các văn bản pháp luật, nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân tối cao, các giải đáp, hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao chưa tỉ mỉ, kịp thời nên chất lượng xét xử chưa được đảm bảo tỷ lệ án cải sửa, hủy vẫn còn nhiều; chưa nhận thức đầy đủ và đúng về bản chất của yếu tố tranh tụng nên tranh tụng tại phiên tòa còn yếu, qua loa, nhiều trường hợp quyền và nghĩa vụ của đương sự chưa được đảm bảo.

Nhiều Thẩm phán chưa làm tốt công tác chuẩn bị xét xử chưa nghiên cứu hồ sơ vụ án và các tình tiết có tại phiên tòa nên việc đánh giá tổng hợp chứng cứ không đầy đủ, thiếu chính xác nên việc giải quyết vụ án chưa đúng theo quy định của pháp luật.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ cho Thẩm phán chưa được kịp thời, chưa đảm bảo và chưa được đầu tư đúng mức đặc biệt là trong bối cảnh cải cách tư pháp như hiện nay Tòa án được coi là trung tâm.

Tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận cán bộ, Thẩm phán còn yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới; tinh thẩn phục vụ nhân dân chưa cao. Trong những năm trước một số cán bộ, công chức trong đó có cả Thẩm phán (giữ cương vị Phó chánh án) còn vi phạm phẩm chất đạo đức, vi phạm kỷ luật công vụ bị xử lý kỷ luật hoặc cá biệt gần đây nhất (năm 2017) có trường hợp vi phạm pháp luật đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự (ví dụ: Bà Lê Thị Bích Anh (53 tuổi), nguyên thẩm phán, Phó chánh án TAND huyện Đan Phượng bị điều tra về tội danh Nhận hối lộ, theo Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015). Vẫn biết đồng lương trong ngành Tòa án còn rất khó khăn, eo hẹp, tăng lương không đủ bù trượt giá của đồng tiền. Nhiều đồng chí hàng ngày phải di chuyển khoảng 30 km đến 40 km mới đến được trụ sở làm việc, đồng lương hàng tháng không đủ chi phí cho bản thân chứ đừng nói đến nuôi vợ con, gia đình, nhiều gia đình cả vợ và chồng đều làm trong ngành pháp luật nên cuộc sống còn rất nhiều khó khăn, vất vả. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta lại đánh mất đi tư cách, đạo đức của một người Thẩm phán.

Kết luận chương 2

Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, BLTTHS năm 2015 đã cụ thể hóa các quy định về tổ chức hoạt động của Tòa án. Vai trò của Thẩm phán đã quy định trong bộ luật một cách chặt chẽ, thể hiện nền tố tụng dân chủ, khách quan và tiến bộ sau nhiều lần pháp điển hóa về cơ bản vai tròcủa Thẩm phán trong tố tụng hình sự không có thay đổi lớn. Thẩm phán luôn được xác định có vai trò trung tâm trong tố tụng hình sự, nhất là từ sau nghị quyết số 08- NQTW năm 2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và nghị quyết 49-NQTW của Bộ chính trị năm 2005 về chiến lược cải cách tư pháp. Trên cơ sở pháp luật thực định, chương hai còn nghiên cứu về thực trạng việc áp dụng các quy định pháp luật về vai trò của Thẩm phán. Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động của Thẩm phán trong quá trình tiến hành tố tụng còn tồn tại nhiều bất cập và chưa đồng bộ với các quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Với tư cách là người được giao thực hiện chức năng xét xử của Tòa án, Thẩm phán có rất quan trọng và có vai trò không thể thay thế trong việc thực hiện một trong những quyền lực nhà nước đó là quyền tư pháp. Ngoài vai trò của Thẩm phán trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, Thẩm phán còn có vai trò đặc biệt trong cơ cấu tổ chức cán bộ của Tòa án, trong hoạt động tố tụng khi so sánh với những người tiến hành tố tụng khác và trong cơ chế bổ nhiệm, giao nhiệm vụ nếu so sánh với các chức danh công chức khác trong các cơ quan nhà nước.

Trong hoạt động tố tụng mà các cơ quan tham gia như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp như cơ quan giám định, công chứng, luật sư,…. thì Tòa án và Thẩm phán luôn chiếm giữ vị trí trung tâm và có vai trò quyết định cuối cùng đối với việc xét xử và

giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án. Như vậy, hoàn toàn có căn cứ để khẳng định rằng Tòa án mà thực chất là Thẩm phán không chỉ có vị trí trung tâm trong hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật mà còn có vai trò quyết định trong toàn bộ hoạt động tố tụng tư pháp theo quy định của pháp luật.

Từ đó vai trò của Thẩm phán cần có những thay đổi sao cho phù hợp với tình hình thực tế để nâng cao hiệu quả trong công tác xét xử của Tòa án.

Chương 3

MỘT SỐYÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA THẨM PHÁN TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)