Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động xét xử các vụán hình sự của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 81 - 85)

1.2 .4Nguyên tắc suy đoán vô tội

2.3 Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động xét xử các vụán hình sự của

Tòa án nhân dân

Chủ trương mở rộng và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà hình sự theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW và Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ Chính trị là hoàn toàn đúng đắn nhằm bảo đảm việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luât. Đây là một đòi hỏi cấp bách nhằm khắc phục những bất cập, vuớng mắc và tồn tại trong thực tiễn tranh tụng tại các phiên toà hình

sự ở nước ta và cũng là nhu cầu tất yếu của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế nhằm bảo vệ ngày càng có hiệu quả hơn quyền con nguời trong lĩnh vực đặc thù này.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự của Tòa án thì vẫn còn những tồn tại những hạn chế chưa đáp ứng được theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW và Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ Chính trị. Vẫn có nhiều trường hợp việc xét hỏi tại phiên tòa còn phiến diện, không đầy đủ dẫn đến việc ra bản án không đúng pháp luật. Có một số biên bản phiên tòa được lưu trong hồ sơ vụ án không thể hiện việc khi phổ biến quyền, nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng trong quá trình xét xử, giải quyết vụ việc, Chủ tọa phiên tòa giải thích cho những người tham gia tố tụng biết về những bản án, quyết định được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án và quyền của họ về việc yêu cầu Tòa án không công bố những nội dung liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh(đây có thể do lỗi của thư ký phiên tòa đã không ghi chép đầy đủ trong khi ghi biên bản phiên tòa)

2.3.1 Hạn chế chủ quan

Đội ngũ Thẩm phán các cấp nhiều người chưa được chuẩn bị đầy đủ về kỹ năng nghề nghiệp theo yêu cầu cải cách tư pháp, chưa kịp thời đổi mới tư duy và phương pháp công tác nên việc thực hiện chức năng xét xử tại phiên toà vẫn theo "nếp cũ”. Mặt khác, do cơ chế làm việc, sự hạn chế về trình độ nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ Thẩm phán nên nguyên tắc "Khi xét xử Thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” chưa có tính khả thi cao trên thực tế. Việc xét hỏi tại phiên toà chưa thực sự đổi mới theo tinh thần cải cách tư pháp của Nghị quyết số 08-NQ/TW và Nghị quyết số 49- NQ/TW mà chủ yếu vẫn do HĐXX (chủ toạ phiên toà) thực hiện nên chưa phát huy được vai trò tích cực, chủ động của Kiểm sát viên, luật sư và những

nguời tham gia tố tụng khác trong xét hỏi và tranh luận tại phiên toà để làm sáng tỏ các tình tiết, các chứng cứ, tài liệu về vụ án. Trong nhiều phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa còn lúng túng trong xử lý tình huống, chưa chủ động điều khiển quá trình tranh luận, đối đáp của các bên, nhất là đối với các vụ án có đông bị cáo và nhiều luật sư tham gia nên mặc dù thời gian tranh luận kéo dài nhưng chất luợng luận tội và bào chữa không cao, việc tranh luận, đối đáp của các bên không đi vào trọng tâm các vấn đề cần giải quyết trong vụ án [17].

Trong thực tiễn xét xử vẫn còn nhiều phiên tòa mặc dù được chuẩn bị công phu, chặt chẽ nhưng do Chủ tọa phiên tòa thiếu kinh nghiệm điều khiển phiên tòa, thậm chí không biết tiến hành việc gì trước việc gì sau nên kết quả đạt được kết quả cao.

Phần tranh luận chính là phần thể hiện tính tranh tụng nhất nhưng chủ toạ phiên toà chưa điều khiển để người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác tranh luận với Kiểm sát viên, còn Kiểm sát viên thì không tranh luận hoặc tranh luận không hết các ý kiến mà người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng đưa ra cần tranh luận làm rõ. Việc xử lý các tình huống tại phiên toà của chủ toạ cũng còn lúng túng, khi gặp phải trường hợp ngoài dự kiến ban đầu của chủ toạ phiên toà như: Người bào chữa (Luật sư) tự ý rời bỏ phòng xử án mà không được chủ toạ đồng ý; bị cáo ra toà lặng thinh như người câm, không nói, không trả lời bất cứ câu hỏi nào của Hội đồng xét xử hoặc của Kiểm sát viên; tại phiên toà bị cáo đề nghị mời Luật sư bào chữa; Kiểm sát viên đề nghị hoãn phiên toà rút hồ sơ vụ án để xem xét lại...Việc Hội đồng nghị án, cũng như thời gian nghị án còn nhiều vấn đề Bộ luật tố tụng hình sự chưa quy định rõ ràng, chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát xem bản án có được thông qua tại phòng nghị án hay không? Biên bản nghị án có phản ảnh đúng trình tự, nội dung thảo luận của Hội đồng xét xử hay không? [20].

Sau khi nghiên cứu các quy định về vai trò của Thẩm phán tại phiên tòa thì thấy rằng: Thẩm phán luôn giữ vai trò là người điều khiển suốt quá trình diễn ra phiên tòa, mọi lời nói, cử chỉ của Thẩm phán đều phải hết sức cẩn trọng làm sao để những người tham gia tố tụng và những người đến dự phiên tòa thấy được sự công bằng của pháp luật, thấy được vị quan tòa “cầm cân nảy mực” nhân danh công lý, đại diện cho một nền pháp lý dân chủ và công bằng để cho nhân dân rằng mình đã mang lại công lý cho mọi người.

Trong phần tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến của luật sư bào chữa cho bị cáo, ý kiến tranh luận của bị cáo ít được Chủ tọa phiên tòa lắng nghe điều này rơi vào các Thẩm phán không chịu thay đổi tư duy giữ nguyên lề lối làm việc cũ, việc này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng xét xử cũng như tính khách quan, toàn diện của phiên tòa, có phiên tòa khi chuyển sang phần tranh luận hầu như vị Chủ tọa đó cũng không quan tâm lắm đến các ý kiến mà các bên tham gia tranh luận.

Có thể nói, “tranh tụng trong xét xử” là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất đảm bảo cho việc ra phán quyết bản án dựa trên một phần quan trọng là chất lượng tranh tụng tại phiên tòa vì có tranh tụng mới nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án. Phiên tòa được tranh tụng đúng nghĩa sẽ giúp cho hội đồng xét xử có cơ sở đưa ra phán quyết cuối cùng đúng người, đúng tội, không oan, sai; làm rõ được các vấn đề có kháng cáo, kháng nghị. Tăng cường và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa sẽ tạo được sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia tố tụng, thông qua tranh tụng để làm sáng tỏ vụ việc mà không làm mất đi đặc trưng mô hình tố tụng hiện có. Tuy nhiên, xét một cách kỹ lưỡng thì yếu tố tranh tụng thực sự vẫn chưa được đáp ứng theo yêu cầu tại các Nghị quyết 08 và 49 của Bộ Chính trị; Coi hoạt động xét xử của Tòa án là khâu đột phá trong hoạt động tư pháp, các bản án, quyết định của Hội đồng xét xử cũng chưa thực sự căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh luận

tại phiên tòa, chưa coi trọng ý kiến của luật sư, bị cáo hay bị hại, yếu tố tranh tụng nhiều khi vẫn coi là hình thức, hiện tượng “án bỏ túi” vẫn còn tồn tại.

2.3.2 Hạn chế khách quan

Điều 15 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định như sau: "Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.”. Vì vậy, trong việc chứng minh tội phạm thì Tòa án đóng vai trò rất lớn. Chính vì vậy mà, Tòa án không chỉ đóng vai trò là trọng tài, thực hiện chức năng xét xử mà còn có chức năng buộc tội và có trách nhiệm chứng minh tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có vai trò, trách nhiệm nghiên cứu kỹ hồ sơ do Viện kiểm sát chuyển sang, nắm chắc các tài liệu, chứng cứ trước khi đưa vụ án ra xét xử, quyền lực tập trung vào tay Hội đồng xét xử là rất lớn và chủ yếu. Trong phần xét hỏi Chủ tọa phiên tòa là người hỏi chính, xét hỏi đầu tiên. Tại phiên tòa Chủ tọa thể hiện vai trò rất tích cực nhưng ngược lại Kiểm sát viên lại rất thụ động. Có lẽ, đây là vấn đề mà chúng ta cũng phải tiếp tục nghiên cứu và xem xét sao cho phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp mà Bộ chính trị đề ra theo hướng nâng cao tranh tụng tại các phiên tòa.

2.4. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)