1.2 .4Nguyên tắc suy đoán vô tội
1.4. Lịch sử hình thành và phát triển các quy định pháp luật về vai trò
1.4.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1988
Cách mạng tháng Tám thành công, bộ máy chế độ thực dân phong kiến bị đập tan, trong khi chờ có Hiến pháp được ban hành, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký một sắc lệnh thành lập Tòa án cách mạng thay thế cho các Tòa án của chế độ cũ: Tòa án quân sự (Sắc lệnh số 33C ngày 13/9/1945), Tòa án đặc biệt (Sắc lệnh số 64 ngày 23/11/1945), Tòa án binh và Tòa án thường (Sắc lệnh số
13 ngày 24/01/1946). Sắc lệnh số 33C quy định một cách rất cụ thể về tiêu chuẩn Thẩm phán, cách tuyển chọn, đối tượng tuyển chọn, quyền và nghĩa vụ của Thẩm phán, kỷ luật Thẩm phán, y phục Thẩm phán. Theo sắc lệnh này, HĐXX của Tòa án quân sự gồm 1 Chánh án và 2 Hội thẩm. Chánh án và Hội thẩm thứ nhất do ủy viên quân sự và một ủy viên chính trị đảm nhiệm, Hội thẩm thứ hai do một Thẩm phán chuyên môn của tư pháp đảm nhiệm, sắc lệnh sốc 13 đã thiết lập hệ thống Tòa án gồm có: Tòa án sơ cấp (ở cấp quận, huyện, châu), Tòa án đệ nhị cấp (ở cấp tỉnh) và Tòa án thượng thẩm (ở ba miền Bắc – Trung – Nam). Các tòa án tư pháp này đều trực thuộc Bộ Tư pháp quản lý và độc lập với các cơ quan hành chính, thẩm quyền của các Tòa án sơ cấp Thẩm phán xử một mình, ở Tòa án đệ nhị cấp việc xét xử được phân ra thành tiểu hình, đại hình. Tiểu hình ngoài Chánh án còn có 2 Phụ thẩm nhân dân. Các Phụ thẩm nhân dân không được nghiên cứu hồ sơ trước khi mở phiên tòa nhưng có quyền góp ý kiến về tội trạng và hình phạt. Chánh án (Chủ tọa phiên tòa) có quyền quyết định về tội trạng, hình phạt và các thủ tục khác. Thẩm phán Tòa án sơ cấp có thể xét xử các việc đại hình ở Tòa án đệ nhị cấp với tư cách là Phụ thẩm chuyên môn. Thẩm phán Tòa án tư pháp được chia thành 2 ngạch: ngạch sơ cấp, ngạch đệ nhị cấp. Thẩm phán sơ cấp làm việc ở Tòa sơ cấp, Thẩm phán đệ nhị cấp làm việc ở Tòa đệ nhị cấp và Tòa thượng thẩm. Các Thẩm phán đệ nhị cấp lại chia thành 2 chức vụ: Thẩm phán xử án do ông Chánh án nhất Tòa thượng thẩm đứng đầu và Thẩm phán buộc tội (Thẩm phán của công tố viên) do ông Chưởng lý đứng đầu. Thẩm phán xử án cũng có thể được chuyển sang làm Thẩm phán buộc tội và ngược lại (do Bộ trưởng Bộ tư pháp quyết định). Tại Sắc lệnh số 13 quy định để trở thành Thẩm phán cần có các điều kiện sau:
- Có quốc tịch Việt Nam, không phân biệt đàn ông, đàn bà.
- Chưa can án bao giờ.
Ngạch Thẩm phán sơ cấp (có 5 hạng) ít nhất phải 21 tuổi, có bằng tú tài và phải thi trúng tuyển. Ngạch Thẩm phán đệ nhị cấp (có 7 hạng) ít nhất cũng phải 24 tuổi, có bằng khoa luật cử nhân và trúng tuyển kỳ thi. Việc xét hạnh kiểm và năng lực của người xin làm Thẩm phán do một Hội đồng Thẩm phán đảm nhiệm. Chủ tịch nước bổ nhiệm Thẩm phán đệ nhị cấp bằng một sắc lệnh. Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp bằng một nghị định. Trong thời kỳ này cũng quy định Thẩm phán không được kiêm nhiệm một nghề nào khác trừ chức giáo sư đại học, nếu Thẩm phán được bầu vào ủy ban hành chính thì phải từ chối hoặc từ chức Thẩm phán, về quy tắc xét xử Thẩm phán sẽ chỉ “trọng pháp luật và công lý. Các cơ quan khác không được can thiệp vào việc Tư pháp” (Điều 47), “mỗi Thẩm phán xử án quyết định theo pháp luật và lương tâm của mình. Không quyền lực nào được can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào công việc xử án” (Điều 50). Đây là những quy định hết sức tiến bộ, là điều kiện đảm bảo tính khách quan, độc lập trong các phán quyết của Tòa án. Sắc lệnh số 13 còn quy định các Thẩm phán không thể lấy cớ gì để từ chối việc xét xử, trừ trường hợp cáo tị và hồi tị (Điều 80); Các Thẩm phán phải làm đầy đủ bổn phận, dự đều các phiên tòa, xét xử thật nhanh chóng và thật công minh, thanh liêm, phải cư xử đúng mực, biết tự trọng để giữ thanh danh và phẩm chất của một vị quan tòa. Qua đây có thể thấy vai trò của mỗi Thẩm phán đã được đánh giá và coi trọng rất cao, là nhân tố chủ yếu khi xử án, chính vì vậy mà yếu tố đạo đức được đề cao. Điều này vẫn được coi là một đức tính thiêng liêng của Thẩm phán Việt Nam hiện nay và để đảm bảo cho việc xét xử được đúng pháp luật khách quan, Sắc lệnh còn quy định Thẩm phán không được tự đặt ra luật lệ mà xử đoán, các Thẩm phán không thể bào chữa các việc bằng miệng hay bằng giấy nếu không phải việc của mình, việc của vợ, con hay thân thuộc, thích thuộc trực hệ của mình, hay của
một đứa trẻ vị thành niên mà mình giám hộ. Đây được xác định là nghĩa vụ của Thẩm phán phải tuân thủ nghiêm ngặt. Mặc dù giai đoạn này, văn bản pháp luật vẫn bị ảnh hưởng bởi pháp luật của thực dân Pháp nhưng Sắc lệnh số 13 được coi là văn bản đầu tiên quy định khá cụ thể đầy đủ và rất tiến bộ về tổ chức Tòa án cũng như tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các ngạch Thẩm phán, sắc lệnh này đánh dấu bước đầu hoàn thiện hệ thống cơ quan xét xử ở Việt Nam.
Sau Cách mạng tháng Tám, do tình hình lúc đó đất nước mới được thành lập còn rất nhiều khó khăn nên chưa thể xây dựng được ngay hệ thống luật lệ mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh vào ngày 10/10/1945 cho phép tạm thời sử dụng một số luật lệ của chế độ cũ với nguyên tắc “những luật lệ ấy không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể cộng hòa”. Đồng thời, nhà nước dân chủ nhân dân cũng tiến hành thủ tục tố tụng như các sắc lệnh về tổ chức Tòa án sắc lệnh về thể thức thi hành án.
Bản Hiến pháp đầu tiên của nhà nước dân chủ nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 09/11/1946. Các quy định về Thẩm phán tại sắc lệnh số 13 được cụ thể hóa trong bản Hiến pháp 1946 và được nâng lên thành chế định Thẩm phán. Theo Điều 60 của Hiến pháp 1946, hệ thống Tòa án nước ta được thiết lập như sau:
- Tòa án tối cao;
- Các Tòa án phúc thẩm;
- Các Tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp.
Điều 64 của Hiến pháp 1946 quy định “các viên Thẩm phán do Chính phủ bổ nhiệm”. Theo sắc lệnh số 13 và Hiến pháp 1946 thì “Tòa án được coi là cơ quan tư pháp, giữ một vị trí độc lập trong tổ chức bộ máy nhà nước, là cơ quan vừa thực hiện quyền xét xử đồng thời thực hiện cả quyền công tố nhưng có sự phân công rõ ràng giữa Thẩm phán xét xử và Thẩm phán công
tố”. Trong Hiến pháp cũng đưa ra một số nguyên tắc cơ bản có tính hiến định về tổ chức và hoạt động của Tòa án trong đó có nguyên tắc: Trong khi xét xử, các viên Thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật các cơ quan khác không được can thiệp (Điều 69) nguyên tắc này được kế thừa từ sắc lệnh số 13.
Đến năm 1950, nhà nước ta thực hiện cuộc cải cách tư pháp đầu tiên được đánh dấu bằng sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950. Tại sắc lệnh này đã đổi tên Tòa án sơ cấp thành Tòa án nhân dân huyện hoặc châu ở cấp huyện và châu, Tòa án đệ nhị cấp thành Tòa án nhân dân tỉnh hoặc thành phố ở cấp tỉnh và thành phố lớn (Hà Nội. Hải Phòng, Sài Gòn, Chợ Lớn), Tòa án thượng thẩm thành Tòa án nhân dân liên khu. Hội đồng phúc án được gọi là Tòa phúc thẩm, Phụ thẩm nhân dân được gọi là Hội thẩm nhân dân. Tòa án nhân dân huyện và Tòa án nhân dân tỉnh gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, Tòa án nhân dân phúc thẩm khu hoặc thành phố gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân. Hội thẩm nhân dân tham gia cả việc hộ và việc hình, được quyền xem hồ sơ và biểu quyết khi xét xử, ngang quyền với Thẩm phán. Thẩm phán huyện có nhiệm vụ chấp hành các án về khoản bồi thường hay bồi hoàn là chính Tòa án đó hay Tòa án cấp trên tuyên và chịu sự kiểm soát của Biện lý. Trong thời kỳ này, Ban Tư pháp xã cũng được giao thẩm quyền xử chung thân những vụ vi cảnh phạt bạc từ 5 đồng đến 30 đồng. Trong giai đoạn này Tòa án nhân dân vẫn chịu sự giám sát của ủy ban kháng chiến hành chính.
Có thể nói cuộc cải cách tư pháp này có giá trị lịch sử rất lớn nhằm mục tiêu dân chủ hóa bộ máy tư pháp và hoạt động xét xử như thành phần nhân nhân (Hội thẩm nhân dân) trong xét xử chiếm đa số; thành lập Hội đồng hòa giải nội huyện, ngoài luật sư bào chữa còn có bào chữa viên nhân dân.
Mặc dù chế độ bổ nhiệm Thẩm phán không có gì thay đổi, với việc ban hành Sắc lệnh số 85 đã mở đầu cho cuộc cải cách hệ thống Tòa án ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay, mục đích và nhiệm vụ của cuộc cải cách này là tổ chức lại hệ thống Tòa án nhân dân theo yêu cầu gọn nhẹ, thống nhất, hoạt động có hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Tòa án, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử và giám sát hoạt động xét xử của Tòa án.
Sắc lệnh số 156 ngày 22/10/1950 giao cho Tòa án nhân dân khu thẩm quyền xét xử những tội phản cách mạng thay thế cho các Tòa án quân sự với mục đích tạo điều kiện linh hoạt cho hoạt động xét xử trong thời kỳ này. Đồng thời để phục vụ cho hoạt động xét xử. Tại sắc lệnh số 158 ngày 17/11/1950 quy định về việc bổ dụng cán bộ công nông vào ngạch Thẩm phán và thăng bổ các Thẩm phán huyện. Theo đó những cán bộ công nông có thành tích, kinh nghiệp có thể được bổ dụng vào một ngạch Thẩm phán thích đáng theo đề nghị của Hội đồng tuyển trạch (Điều 1); các Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện nếu có năng lực và tinh thần phục vụ có thể được thăng bổ lên ngạch Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh theo đề nghị của Hội đồng tuyển trạch (Điều 2).
Năm 1952, thẩm quyền của Tòa án được thay đổi cho phù hợp với tình hình của đất nước. Tại Nghị định 32-NĐ ngày 06/4/1952 của Bộ Tư pháp quy định Tòa án nhân dân huyện có thẩm quyền xử cả sơ thẩm và chung thẩm tất cả các vụ phạm pháp vi cảnh hoặc tái phạm vi cảnh, dù là phạt bạc từ 1 đến 5kg gạo, hoặc phạt giam từ 1 đến 5 ngày; những việc bồi thường hoặc bồi hoàn cho người thiệt hại trong vụ vi cảnh thỉnh cầu. Tòa án nhân dân tỉnh xét xử sơ thẩm những việc tiểu hình hay đại hình. Đến năm 1957 Tòa án nhân dân khu, Tòa án nhân dân thành phố đều được đổi tên thành Tòa án nhân dân phúc thẩm, Tòa án nhân dân sơ thẩm thành phố được đổi tên thành Tòa án nhân dân thành phố. Mô hình tổ chức và hoạt động của Tòa án Cộng hòa Pháp cho nên bên cạnh nhiều quy định hiện đại thì cũng bộc lộ những vấn đề
chưa phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước ta, chẳng hạn việc quy định nhiều loại Tòa án (Tòa án thường, Tòa án quân sự, Tòa án binh, Tòa án đặc biệt) trên cùng một khu vực lãnh thổ dẫn đến sự chồng chéo về thẩm quyền xét xử giữa các Tòa án; các Tòa án quân sự, Tòa án binh chỉ có một cấp xét xử nên khó đảm bảo xét xử một cách khách quan. Hơn nữa, trong Tòa án vừa có Thẩm phán thực hiện quyền công tố vừa có Thẩm phán thực hiện quyền xét xử các Thẩm phán các Thẩm phán này có thể đổ lỗi cho nhau, vì thế việc kiểm tra giám sát công việc xét xử rất khó khăn. Trên thực tế ở nhiều địa phương không có đủ số lượng Thẩm phán để thực hiện từng khâu điều tra, truy tố, xét xử theo luật định; thậm chí có Tòa án chỉ có một Thẩm phán vừa đảm đương nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử. Một số địa phương khác chưa có điều kiện thành lập Tòa án thì ủy ban hành chính kiêm luôn cả chức năng xét xử của Tòa án. Tòa án xét xử không được nhiều và chủ yếu chỉ tập trung vào những vụ án lớn. Do Thẩm phán phải đảm đương từ khâu đầu (điều tra) cho đến khâu cuối (xét xử), nên dễ có những sai sót mà không biết, dẫn đến có nhiều vụ đã bị xử oan sai. Hơn nữa, tình hình lịch sử lúc đó có nhiều thay đổi, miền Bắc hoàn toàn độc lập thoát khỏi ách thống trị của chế độ thực dân Pháp, miền Nam vẫn đang phải chịu sự thống trị của đế quốc thực dân và bè lũ tay sai nên đòi hỏi bộ máy nhà nước nói chung hệ thống cơ quan xét xử nói riêng cần phải có sự thay đổi đáng kể cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ. Từ việc nhận thức được những thực trạng trên, Hiến pháp năm 1959 ra đời thay thế Hiến pháp năm 1946, cơ quan xét xử được quy định một cách hệ thống hơn ở tầm văn bản luật, pháp lệnh đó là Luật tổ chức Tòa án nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 14/7/1960. Sau khi hoàn thành xứ mệnh lịch sử, một số loại Tòa án được thành lập ngay thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp như các Tòa án binh mặt trận, các Tòa án nhân dân vùng tạm bị chiếm đóng, các Tòa án đặc biệt trong cải cách ruộng đất được giải thể.
Hiến pháp năm 1959 đã khẳng định Tòa án nhân dân tối cao nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, các Tòa án nhân dân địa phương, cac Tòa án quân sự các cấp là những cơ quan xét xử của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Các Tòa án nhân dân địa phương ở đây bao gồm Tòa án tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là Tòa án tỉnh), Tòa án nhân dân huyện, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh (gọi tắt là Tòa án cấp huyện) và Tòa án nhân dân khu tự trị. Trong những trường hợp đặc biệt Quốc hội có thể thành lập Tòa án đặc biệt, ở Tòa án nhân dân cấp huyện có Chánh án và các Thẩm phán, nếu cần thì có thêm Phó chánh án; Tòa án nhân dân cấp tỉnh gồm có Chánh án, một hoặc nhiều Phó chánh án và các Thẩm phán; Tòa án nhân dân tối cao gồm có Chánh án, một hoặc nhiều Phó chánh án, các Thẩm phán và Thẩm phán dự khuyết.
Có thể nói, sau khi Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 ra đời đã có sự thay đổi đáng kể về cơ cấu tổ chức, hoạt động của hệ thống Tòa án cũng như các quy định liên quan đến đội ngủ Thẩm phán so với giai đoạn 1954-1959. Theo Hiến pháp 1959, Bộ Tư pháp bị giải thể, chức năng của Bộ Tư pháp được giao cho Tòa án nhân dân tối cao, Bộ nội vụ. Hoạt động công tố trước đây được giao cho Tòa án nay được tách ra và giao cho Viện kiểm sát nhân dân. Tòa án nhân dân tối cao có chức năng quản lý các Tòa án địa phương về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý đội ngũ Thẩm phán về mặt tổ chức. Tòa án thực hiện chết độ hai cấp xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm. Ngày 10/7/1959, Tòa án nhân dân tối cao ra chỉ thị đình chỉ việc áp dụng luật lệ cũ của chế độ thực dân – phong kiến trước đây. Về thẩm quyền xét xử: Tòa án cấp huyện xét xử sơ thểm, Tòa án cấp tỉnh xét xử phúc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm án của Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự và Tòa án đặc biệt, bên cạnh đó còn có quyền xét