1.2 .4Nguyên tắc suy đoán vô tội
1.4. Lịch sử hình thành và phát triển các quy định pháp luật về vai trò
1.4.2. Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2003
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, toàn Đảng toàn dân ta tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện khắc phục những sai lầm khuyết điểm trước đay để mở ra những hướng mới nhằm thoát khỏi cuộc khủng hoảng về kinh tế - xã hội và để thực hiện nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước thì hoàn thiện hệ thống pháp luật được xác định là nhu cầu cấp thiết. Pháp luật tố tụng hình sự trước năm 1988 chưa được pháp điển hóa việc áp dụng đều được tiến hành trên cơ sở những quy định của các văn bẳn pháp luật đơn hành. Để đáp ứng yêu cầu này, trên tinh thần kế thừa và phát triển những thành tựu của pháp luật tố tụng hình sự trong những văn bản tố tụng đơn lẻ, với tinh thần đổi mới trên mọi mặt của đời sống kinh tế ngày 28/6/1988 tại kỳ họp thứ 3, Quộc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, đã thông qua BLTTHS (BLTTHS 1988) và có hiệu lực từ ngày 01/01/1989. Đây là BLTTHS đầu tiên của nước ta quy định quyền hạn và trách nhiệm của người tiến hành tố tụng trong đó có Thẩm phán. So với các văn bản hình sự trước đây, Bộ luật đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, đề cao vai trò của tổ chức xã hội và công dân trong việc tham gia tố tụng nhằm phát hiện chính xác nhanh chóng kịp thời mọi hành vi phạm tội không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là người điều khiển phiên tòa và là người xét hỏi chính, Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử tham gia xét hỏi sau Chủ tọa. Về quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán được quy định tại các
chương về thủ tục xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm, tái thẩm. Tại khoản 1 Điều 51 của BLTTHS 1988 quy định nhiệm vụ của Thẩm phán như sau “Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công Chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ; giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng và tiến hành những công việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa”
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định tại khoản 2 Điều 151Thẩm phán có quyền và nghĩa vụ phải ra một trong các quyết định sau đây: Quyết định đưa vụ án ra xét xử; Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung; Quyết định tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ nếu thấy cần thiết Thẩm phán có quyền áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chăn, vấn đề này do Chánh án, Phó Chánh án quyết định. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu hồ sơ nếu thấy đủ căn cứ để xét xử Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử và trên cơ sở đó Thẩm phán có quyền triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa (Điều 158). Theo BLTTHS 1988 thì chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia và ngang quyền với Thẩm phán vẫn được duy trì. Sự tham gia xét xử của Hội thẩm nhân dân nhằm góp phần tăng cường quan hệ giữa Tòa án và nhân dân, đảm bảo công tác xét xử được chính xác. Mội nguyên tắc quan trọng bậc nhất để đảm bảo cho việc xét xử được đúng người, đúng tội, tại Hiến pháp 1980 ghi nhận “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. BLTTHS đã ghi nhận lại nguyên tắc này tại Điều 17 và coi đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của hoạt động tố tụng hình sự. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập trong phán quyết của mình không bị phụ thuộc bởi bất kỳ sự can thiệp của cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước vào việc xét xử vụ án kể cả cơ quan cấp trên của mình. Hội đồng xét xử sơ thẩm gồ có một
thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, trong trường hợp có tình chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử có thêm một Thẩm phán và ba Hội thẩm. Hội đồng xét xử phúc thẩm có ba Thẩm phán, Hội đồng giám đốc thẩm Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao hoặc Tòa quân sự trung ương gồm có ba Thẩm phán. Thẩm phán ở Tòa án cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử những tội phạm hình sự có hình phạt từ 07 năm tù trở xuống trừ một số loại tội được quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 145 của BLHS. Tòa án cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền cấp dưới mà Tòa án cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu lấy lên xét xử (Điều 145). So với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 thì thẩm quyền và nhiệm vụ của của Thẩm phán cũng phải cao hơn. Các vụ án hình sự khi đã đưa ra xét xử thì đều phải tiến hành giải quyết bằng phiên tòa, điều này khác biệt so với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960, phân xử những việc nhỏ không phải mở phiên tòa. Ở Tòa án cấp tỉnh Thẩm phán có thẩm quyền xét xử theo trình tự sơ thẩm và trình tự phúc thẩm. Hội đồng xét xử phúc thẩm có ba Thẩm phán. Ở Tòa án nhân dân tối cao Thẩm phán có quyền xét xử theo cả ba trình tự sơ thẩm, phúc thẩm và xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm.
Bộ luật này đã nhiều lần được sửa đổi: Lần thứ nhất vào ngày 30/6/1990, bổ sung Điều luật về thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm đồng thời là chung thẩm có ba Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa điều khiển và giữ kỷ luật tại phiên tòa. Mặc dù vậy qua hai lần sửa đổi, bổ sung BLTTHS 1988 vẫn chưa đáp ứng được tình hình mới nên đến ngày 21/12/1999 Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung lần ba và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/7/2000. Lần sửa đổi, bổ sung này đã bỏ Điều 16 về thành phần Hội đồng thẩm phán sơ thẩm đồng thời là chung thẩm. Từ năm 1960 đến năm 1992, nhà nước ta thực hiện chế độ bầy cử đối với Thẩm phán nhân dân điều ngày đã góp phần vào việc mở rộng nền dân chủ nhân dân. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, xã hội và trình độ ý thức pháp luật còn thấp, việc thực hiện chế độ bầu cử khó tránh khỏi những nhược điểm, hạn chế. Chất lượng đội ngũ Thẩm phán các cấp nhìn chung rất thấp. Để dẫn đến những hạn chế đó một phần là do hoàn cảnh lịch sử sau chiến tranh, nguồn chủ yếu là từ cán bộ chính trị ở các cơ quan Đảng, chính quyền và quân đội chuyển sang, mặt khác việc đào tạo Thẩm phán chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, chất lượng xét xử không mang kết quả cao, hoạt động xét xử mang nặng tính chất chủ nghĩa kinh nghiệm. Chế độ bầu cử Thẩm phán còn mang một cơ chế cục bộ “khép kín”. Hội đồng nhân dân cấp nào bầu ra Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp đó nên Thẩm phán được bầu ở địa phương này không được điều động sang địa phương khác để xét xử được vì Thẩm phán phải chịu trách nhiệm và báo cáo trước Hội đồng nhân dân địa phương bầu ra Thẩm phán đó và điều ngày thể hiện nguyên tắc độc lập xét xử không được thực hiện một cách nghiêm minh.
Xuất phát từ những yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết trên, Hiến pháp 1992 ra đời thay thế Hiến pháp năm 1980 cùng với hàng loạt các đạo luật khác như Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 1992, Pháp lệnh về thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự 1993.
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 đánh dấu một bước cải cách tư pháp lớn đối với ngành Tòa án nhân dân. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 quy định bổ sung về sự giám sát của nhân dân đối với Thẩm phán, quy định về mối quan hệ giữa Thẩm phán với các cơ quan, tổ chức và công dân. Khi thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình Thẩm phán có quyền liên hệ với
các cơ quan nhà nước, ủy ban Mặt trận tổ quốc và các thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
Vai trò của Thẩm phán trong việc xét xử vụ án hình sự ở giai đoạn này đã đạt được những thành công nhất định, đáp ứng được nhu cầu đề ra và đã xây dựng được hình ảnh về đội ngũ cán bộ nhà nước nói chung và cán bộ tư pháp nói riêng trong sạch, liêm khiết, tận tâm với nghề được quần chúng nhân dân tin yêu.