Đối với Thẩm phán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 94 - 99)

1.2 .4Nguyên tắc suy đoán vô tội

3.1. Một số yêu cầu cải cách tưpháp nhằm nâng cao vai tròcủa Thẩm phán

3.1.2 Đối với Thẩm phán

Bộ Chính trị là hoàn toàn đúng đắn nhằm bảo đảm việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luât. Đây là một đòi hỏi cấp bách nhằm khắc phục những bất cập, vuớng mắc và tồn tại trong thực tiễn tranh tụng tại các phiên toà hình sự ở nước ta và cũng là nhu cầu tất yếu của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế nhằm bảo vệ ngày càng có hiệu quả hơn quyền con nguời trong lĩnh vực đặc thù này.

Thẩm phán là người được Chủ tịch nước bổ nhiệm để nhân danh Nhà nước thực hiện quyền tư pháp. Trọng trách của Thẩm phán rất nặng nề, sứ mệnh của Thẩm phán rất cao quý. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng, Nhà nước và Nhân dân yêu cầu các Thẩm phán phải thực hiện nhiệm vụ một cách vô tư, khách quan, thượng tôn pháp luật; đòi hỏi các Thẩm phán phải trở thành biểu tượng của đạo đức thanh liêm, tuân thủ những nguyên tắc của Hiến pháp về hoạt động tư pháp, thực hiện được lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thẩm phán phải “Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” và “Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân” [15].

Đổi mới tổ chức và họat động của các cơ quan tư pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả xét xử các vụ án nói chung và hoạt động tranh tụng tại các phiên tòa hình sự nói riêng là một trong những yêu cầu cấp thiết, một nội dung quan trọng của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tranh tụng tại phiên tòa là hoạt động của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và các chủ thể khác (Kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo, bị hại) nhằm làm sáng tỏ vụ án bảo đảm xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Vì vậy, công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta không thể tách rời với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả tranh tụng tại phiên tòa. Tranh tụng tại phiên tòa hình sự là cuộc điều tra công khai, là quá trình tranh tụng dân chủ, khách quan và bình đẳng giữa các bên. Hoạt động này có vai trò quyết định đối với toàn bộ quá trình tố tụng hình sự, là một trong những cơ sở quan trọng

giúp hội đồng xét xử giải quyết đúng đắn vụ án. Khi thực hiện chức năng xét xử, Thẩm phán có trách nhiệm phải làm sáng tỏ tất cả các tình tiết của vụ án (bao gồm cả các tình tiết buộc tội, các tình tiết gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo) những không phải để buộc tội hay bào chữa đối với bị cáo mà để thực hiện chức năng xét xử nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án. Từ đó để ra phán quyết đúng đắn về vụ án. Với vai trò là người trọng tài “cầm cán cân công lý” để phân xử giữa bên buộc tội và bên bào chữa, Thẩm phán phải có thái độ vô tư, khách quan và công minh. Xuất phát từ chức năng và vai trò của Tòa án. Trong quá trình xét xử vụ án, các thành viên của hội đồng xét xử không được biểu lộ chính kiến của mình về bất cứ vấn đề gì thuộc nội dung vụ án cũng như các chứng cứ đang xem xét tại phiên tòa.

Về trình độ, năng lực công tác: Trước hết muốn làm Thẩm phán yêu cầu là cần phải có kiến thức pháp luật, phải có trình độ cử nhân luật, ngoài những kiến thức pháp luật cơ bản, Thẩm phán còn phải học qua một khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử. Mục tiêu cơ bản của việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán là nhằm trang bị cập nhật cho Thẩm phán tất cả các kỹ năng hành nghề cần thiết nhất. Đó là những phương pháp khoa học, kinh nghiệm và kỹ năng áp dụng pháp luật, đặc biệt là pháp luật tố tụng vào việc giải quyết vụ án. Thẩm phán còn phải được đào tạo cơ bản có hệ thống, phải có chuyên môn nghiệp vụ sâu rộng trong lĩnh vực của mình phụ trách. Ngoài ra còn phải có những kiến thức hiểu biết về: kinh tế, văn hoa, ngoại ngữ, tin học.

Về đạo đức: Đạo đức tác động trực tiếp tới niềm tin nội tâm của những người tiến hành tố tụng, giải quyết vụ án. Tuy nhiên, đạo đức của người Thẩm phán Tòa án nhân dân thể hiện ở mọi giai đoạn tố tụng hình sự, đòi hỏi Thẩm phán ngoài việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật phải tôn trọng các nguyên tắc và giá trị đạo đức, được thể hiện ở những chuẩn mực đạo đức như:

Tính độc lập

Trong quá trình giải quyết vụ việc, Thẩm phán tự quyết định trên cơ sởđánh giá của mình về tình tiết vụ việc, chứng cứ và chỉ tuân theo pháp luật; giữ gìn bản lĩnh nghề nghiệp để không bị tác động từ bất kỳ sự can thiệp nào.

Thẩm phán phải độc lập với các thành viên của Hội đồng xét xử; độc lập với những người tiến hành tố tụng khác; độc lập với các yếu tố tác động từ trong nội bộ và bên ngoài Tòa án.

Thẩm phán không được can thiệp vào hoạt động tố tụng của các thành viên Hội đồng xét xử và những người tiến hành tố tụng khác [15].

Sự liêm chính

Thẩm phán phải liêm chính, trong sạch, thẳng thắn, trung thực.

Thẩm phán không được lợi dụng địa vịđể mưu cầu lợi ích cho mình hoặc cho người khác; không để các thành viên trong gia đình, cán bộ, công chức Tòa án dưới quyền quản lý của mình đòi hỏi hoặc nhận tiền, tài sản, những lợi ích khác từ bất kỳ ai vì lý do liên quan đến công việc mà Thẩm phán giải quyết.

Thẩm phán phải công khai thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật [15].

Sự vô tư, khách quan

Thẩm phán phải vô tư, khách quan; thực hiện nhiệm vụ một cách đúng đắn, không vì lợi ích cá nhân, không thiên vị bất cứ bên nào trong vụ việc.

Thẩm phán phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứđãđược xem xét công khai tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, các quy định của pháp luật, tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết tất cả các vấn đề của vụ việc.

Thẩm phán không được có bất cứ phát biểu hay bình luận nào tại phiên tòa, phiên họp, trước công chúng hoặc truyền thông làm ảnh hưởng tới việc giải quyết vụ việc một cách vô tư, khách quan [15].

Sự công bằng, bình đẳng

Thẩm phán có trách nhiệm bảo đảm sự công bằng, bình đẳng để những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của họ trong quá trình giải quyết vụ việc tại Tòa án.

Trong quá trình giải quyết vụ việc, Thẩm phán không được và không cho phép các hành vi bất bình đẳng, phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ học vấn, nghề nghiệp, địa vị xã hội, hình thức sở hữu và thành phần kinh tế của cá nhân, pháp nhân [15].

Sựđúng mực

Trong mọi hoạt động của mình, Thẩm phán phải hành xửđúng mực, lịch thiệp, thận trọng; duy trì trật tự và sự tôn nghiêm trong quá trình tố tụng; luôn thể hiện sự kiên nhẫn, nhân ái đối với các bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác.

Tại phiên tòa, phiên họp hoặc trong các văn bản tố tụng, Thẩm phán không được đưa ra những nhận định gây xúc phạm người khác [15].

Sự tận tụy và không chậm trễ

Thẩm phán phải tận tụy với công việc và cống hiến hết mình trong việc thực hiện nhiệm vụ tư pháp nhằm giải quyết nhanh nhất các vụ việc được giao.

Khi giải quyết các vụ việc, Thẩm phán phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật, không để các vụ việc quá hạn luật định vì những nguyên nhân chủ quan [15].

Các Thẩm phán thể hiện bản lĩnh nghề nghiệp và thực hiện đúng nguyên tắc độc lập trong xét xử; chú trọng thực hiện hết các thẩm quyền tố tụng theo quy định của pháp luật để đảm bảo giải quyết tốt vụ án, như: bắt tạm giam bị cáo hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn khi thấy cần thiết; khởi tố hoặc yêu cầu khởi tố khi có dấu hiệu lọt người, lọt tội; trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung khi thiếu chứng cứ; kiến nghị để khắc phục các sai sót cả về tố tụng và trong hoạt động quản lý kinh tế, quản lý cán bộ [36].

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Thẩm phán trong xét xử vụ án hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của thẩm phán trong hoạt động xét xử vụ án hình sự theo bộ luật tố tụng hình sự việt nam năm 2015 (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)