Thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về quan hệ tà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình theo luật hôn nhân và gia đình 2014 (Trang 93 - 98)

2.1.1 .Quan hệ sở hữu giữa vợ chồng

3.1. Thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về quan hệ tà

tài sản giữa các thành viên trong gia đình.

Trong bối cảnh đất nƣớc bƣớc sang giai đoạn phát triển mới, cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập quốc tế, gia đình hạt nhân ( hai thế hệ) đang dần thay thế cấu trúc gia đình truyền thống (nhiều

thế hệ); việc đề cao tự do của cá nhân trong gia đình đã làm cho sự gắn kết giữa cha, mẹ, con và giữa các thành viên khác có xu hƣớng giảm sút; sự thiếu bền vững về hôn nhân; quan hệ sở hữu, giao dịch đƣợc thực hiện không chỉ nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình mà còn nhằm mục đích kinh doanh, thƣơng mại ngày càng phổ biến; một số quan niệm mới về hôn nhân, gia đình ở nƣớc ngoài đã du nhập vào Việt Nam và gây ra nhiều hệ lụy khác nhau. Do đó, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ra đời thay thế Luật Hôn nhân và gia đình 2000 với sự kế thừa, hoàn thiện nhiều quy định trong đó có các quy định về quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình. Thông qua tổng kết hoạt động xét xử của ngành Tòa án, có thể thấy trong những năm gần đây, tình trạng ly hôn ở nƣớc ta ngày càng gia tăng về số lƣợng và phức tạp về tính chất tranh chấp. Qua gần hai năm thi hành, Luật HN 2014 GĐ đã có một số quy định mới góp phần lấp các lỗ hổng của Luật cũ, giúp việc áp dụng luật trên thực tiễn đƣợc chính xác rõ ràng hơn. Về án hôn nhân gia đình năm 2015 Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã thụ lý 12.093 vụ, tăng 462 vụ so với năm 2014, đã giải quyết 11.876 vụ, tăng 431 vụ so với năm 2014, đạt tỷ lệ 98.2%; năm 2016 đã thụ lý 13.357 vụ, tăng 1.264 vụ so với năm 2015, giải quyết đƣợc 13.058 vụ, tăng 1.182 vụ so với năm 2015, đạt tỷ lệ 97,7%. Có thể thấy, công tác giải quyết các vụ án về hôn nhân gia đình ngày càng đƣợc nâng cao, số vụ việc đã giải quyết ngày càng tăng, ít tồn đọng. Nhƣ vậy, với những điểm mới đƣợc quy định trong luật HN & GĐ 2014 đã tạo thuận lợi, giải quyết đƣợc một phần không nhỏ những vƣớng mắc trong việc áp dụng pháp luật vào việc giả quyết án hôn nhân gia đình, đặc biệt là tranh chấp về quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình.

Ngoài những thành tự đã đạt đƣợc, thực tiễn giải quyết các trƣờng hợp liên quan đến tài sản chung của các thành viên trong gia đình những năm qua gặp không ít khó khăn và phức tạp, tuy đã có sự sửa đổi, bổ sung những quy định mới. Có nhiều vụ án phải qua nhiều cấp xét xử, làm ảnh hƣởng đến

quyền lợi chính đáng của các đƣơng sự. Có thể kể đến một số trƣờng hợp tiêu biểu nhƣ sau:

Một là, sai sót khi xác định, phân chia giá trị tài sản chung cho các bên

do sự thiếu thống nhất trong cách xác định công sức đóng góp của các bên, sai sót trong xác định nguồn gốc tài sản, đặt tính của tài sản, loại tài sản, thực tiễn sử dụng tài sản của các bên trƣớc khi ly hôn và nhu cầu sử dụng tài sản của mỗi bên sau khi ly hôn.

Thực tiễn xét xử cho thấy, Hội đồng xét xử trong nhiều trƣờng hợp không đủ chứng cứ để phân định đƣợc công sức đóng góp của các bên đối với khối tài sàn chung nên đã xác định tỷ lệ đóng góp theo phƣơng án định tính, mỗi toà khác nhau sẽ có những cách xác định khác nhau, thiếu tính thống nhất trong quá trình xét xử. Ví dụ: Tài sản tranh chấp là lô đất diện tích hơn 120 m2, trên đất có hai căn nhà cấp bốn tọa lạc. Bà A khai rằng nhà là tài sản chung, còn đất là tài sản riêng do bà mua trƣớc khi kết hôn. Ngƣời chồng thì nói cả nhà và đất đều là tài sản chung do ông góp tiền mua. Hồ sơ vụ án thể hiện bà A nhận chuyển nhƣợng một lô đất diện tích 250m2 từ ngƣời chủ cũ vào đầu năm 1990 với giá 16 chỉ vàng. Đến cuối năm, bà mới kết hôn. Sau đó vợ chồng bà cùng xây nhà chung sống trên diện tích đất này. Đến năm 1999, hai ngƣời cùng viết giấy bán nửa lô đất. Nửa lô đất còn lại đƣợc UBND Thành phố P cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho vợ chồng cùng đứng tên. Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm đều xác định nhà đất là tài sản chung của vợ chồng, có tổng giá trị hơn 2 tỉ đồng ( hai tỉ đồng) và tuyên chia cho bà A đƣợc hƣởng toàn bộ nhà đất và phải trả cho ngƣời chồng 1 tỉ đồng ( một tỉ đồng). Cấp giám đốc thẩm xác định: Việc hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm xác định nhà đất là tài sản chung của vợ chồng bà A là đúng vì có cơ sở xác định bà A đã tự nguyện nhập phần đất vào khối tài sản chung. Tuy nhiên, đất có nguồn gốc do bà A mua trƣớc khi kết hôn nên phải xác định rằng bà có công sức đóng góp chủ yếu trong khối tài sản chung, tức bà phải đƣợc phần tài

Cũng có trƣờng hợp Hội đồng xét xử xác định đúng quyền lợi của các bên đối với tài sản chung nhƣng khi phân chia thì không căn cứ vào yêu cầu, điều kiện cụ thể của mỗi bên, đặc tính, chủng loại tài sản nên dẫn đến kết quả phán quyết của Hội đồng xét xử không có tính khả thi trên thực tế hoặc ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi của đƣơng sự. Dƣới đây là một số ví dụ cụ thể: Ví dụ: Ông A và bà B đƣợc Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm xử cho ly hôn. Về phần tài sản chung, ông bà có 01 ngôi nhà chung cấp 4, xây trên diện tích đất 100 m2, đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cấp sơ thẩm xử giao nhà cho ông A, ông A có nghĩa vụ trả tiền cho bà P đối với phần của bà. Cấp phúc thẩm sửa án sơ thẩm, giao nhà cho bà B, bà B có nghĩa vụ trả tiền cho ông A. Cấp giám đốc thẩm nhận định: “Cuộc sống của bà B và các con gắn liền với ngôi nhà mà mọi ngƣời đang sống; bà B yêu cầu chia nhà, đất để có điều kiện buôn bán. Tại phiên hòa giải và tại phiên tòa phúc thẩm, bà B cho rằng nếu chia đôi ngôi nhà để hai bên đều có chỗ ở thì tốt và bà tự nguyện xây tƣờng ở giữa để ngăn đôi ngôi nhà. Bên cạnh đó, bà B cũng thừa nhận ông A là ngƣời chậm chạp, nhận thức hạn chế; bản thân ông A cũng thừa nhận bị giảm thiểu về trí tuệ nên khả năng tạo dựng chỗ ở mới của ông sẽ gặp nhiều khó khăn; hơn nữa nhà đất trên hiện ông A đang thờ cúng cha, mẹ trong ngôi nhà này…”. Nên cấp giám đốc thẩm xử hủy cả án sơ thẩm và án phúc thẩm để về xét xử lại theo hƣớng chia đôi ngôi nhà cho mỗi bên sử dụng một phần.

Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia đƣợc

Hai là, phán quyết của Hội đồng xét xử về việc giao con chung cho một

bên nuôi thƣờng kèm theo nghĩa vụ cấp dƣỡng của bên không nuôi con chung theo qui định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Trong đó, nguyên tắc xem xét nguyện vọng không yêu cầu cấp dƣỡng nuôi con của bên đƣợc giao nuôi con phải tuân thủ hƣớng dẫn tại điểm 11 Nghị quyết số 02/2000/HĐTP: “Trong trƣờng hợp ngƣời trực tiếp nuôi con không yêu cầu

ngƣời không trực tiếp nuôi con cấp dƣỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dƣỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dƣỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dƣỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dƣỡng nuôi con.” Đa số các phán quyết của Hội đồng xét xử về nội dung này là đảm bảo pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, khi giải quyết yêu cầu về cấp dƣỡng trong những vụ án mà bên nuôi con chung không yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng, bản án của Hội đồng xét xử thƣờng chú tâm vào việc phân tích nguyện vọng của ngƣời đƣợc nuôi con (tức là xem xét việc từ chối nhận cấp dƣỡng của ngƣời nhận nuôi con có tự nguyện không) mà chƣa làm rõ, chƣa phân tích kỹ trong bản án các điều kiện đủ kèm theo là họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dƣỡng con nhƣ Nghị quyết đã hƣớng dẫn hay không.

Thực tiễn cho thấy, có không ít trƣờng hợp vì tự ái cá nhân hoặc vì muốn chấm dứt hoàn toàn mối quan hệ với vợ hoặc chồng sau khi ly hôn nên ngƣời đƣợc giao nuôi con chung không quan tâm đến lợi ích của con, nhất quyết không cần bên kia thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng. Trong khi đó, nhu cầu sống, phát triển của trẻ em sau thời điểm ly hôn khác và lớn hơn rất nhiều so với lúc Tòa án giải quyết ly hôn; pháp luật hôn nhân gia đình và thực tiễn cuộc sống khẳng định rõ quyền yêu cầu cấp dƣỡng nuôi con không phải chỉ của ngƣời đƣợc giao nuôi con mà là của chính ngƣời đƣợc cấp dƣỡng (con chƣa thành niên hoặc con đã thành niên nhƣng bị tâm thần, bị khiếm khuyết về thể chất không có khả năng lao động ) và mục đích cuối cùng của chế định cấp dƣỡng là phục vụ nhu cầu sống, phát triển tối thiểu của con chung sau khi vợ chồng ly hôn. Do đó nội dung của Nghị quyết số 02/2000/NQ - HĐTP mới qui định “Tòa án có quyền xem xét tính tự nguyện kèm theo điều kiện cần thiết về khả năng kinh tế, hoàn cảnh cuộc sống của ngƣời nhận nuôi con” để phán quyết nghĩa vụ cấp dƣỡng nuôi con của ngƣời không đƣợc giao nuôi con. Do

giao nuôi con chung lại làm đơn khởi kiện tại Tòa án yêu cầu bên không nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ cấp dƣỡng.

Nguyên nhân dẫn đến có nhiều vụ án hôn nhân và gia đình phải qua nhiều cấp xét xử trong đó đặc biệt phải nói đến sự thiếu sót trong công tác giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình của các tòa án. Đó là việc điều tra, thu thập chứng cứ, tài liệu của vụ án chƣa đầy đủ, chƣa chính xác, thậm chí có những trƣờng hợp thiếu khách quan, xác định không đúng thẩm quyền, áp dụng sai điều luật dẫn đến xét xử không đúng. Ngoài ra, còn xuất phát từ chính nhận thức sai lầm của các đƣơng sự về quyền lợi của mình nên đã có kháng cáo, kháng nghị, hoặc yêu cầu Tòa án xem xét lại theo trình tự phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm. Nguyên nhân xuất phát từ sự thiếu thống nhất, đầy đủ của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành cũng gây nhiều khó khăn trong thực tiễn áp dụng pháp luật trong quá trình xét xử tại các toà án. Dù đã có sự sửa đổi, bổ sung những quy định mới, tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình cũng có vài điểm bất cập cần có các văn bản hƣớng dẫn cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định về quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình nhằm phù hợp với sự phát triển của xã hội khi các quan hệ xã hội càng trở nên đa dạng và phức tạp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình theo luật hôn nhân và gia đình 2014 (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)