Cộng Hòa Pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình theo luật hôn nhân và gia đình 2014 (Trang 29 - 31)

1.2. Một số nét về quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình trong

1.2.3. Cộng Hòa Pháp

Nguyên tắc tự do lựa chọn chế độ tài sản trong hôn nhân bắt nguồn từ việc thực hiện nguyên tắc tự do ký kết hợp đồng đã đƣợc thừa nhận ở Pháp từ thế kỷ XVI, khi mà những quan hệ kinh tế, thƣơng mại phát triển mạnh. Từ thời kỳ đó, luật pháp và tập quán đã thừa nhận những sự thỏa thuận của vợ chồng về chế độ tài sản phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của họ, nhƣ là một quyền tự do cá nhân. Bộ luật dân sự 1804 ra đời đã kế thừa tinh thần này và duy trì ngun tắc khơng thay đổi những thỏa thuận của vợ chồng về chế độ hôn sản

Hiện nay, nguyên tắc vợ chồng có quyền tự do lựa chọn chế độ tài sản đƣợc khẳng định ngay trong quy định đầu tiên của phần những quy định chung của Bộ luật dân sự về các chế độ tài sản của vợ chồng. Điều 1387 quy định: “Luật pháp chỉ điều chỉnh quan hệ vợ chồng về tài sản khi khơng có thỏa thuận riêng, mà vợ chồng có thể làm vì cho rằng điều đó là cần thiết, miễn sao những thỏa thuận đó khơng trái với thuần phong mỹ tục và những quy định sau đây”.

Thực tế, nhà lập pháp của Pháp đã đƣa ra một hệ thống các chế độ tài sản của vợ chồng, bao gồm chế độ tài sản pháp định và các chế độ tài sản ƣớc định. Dƣới ảnh hƣởng của nguyên tắc tự do lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng, chế độ tài sản pháp định khơng có hiệu lực áp dụng một cách đƣơng nhiên, trái lại, nó chỉ là một chế độ tùy nghi . Những ngƣời kết hơn hồn tồn có quyền tự do thỏa thuận một chế độ tài sản cho riêng mình. Nếu họ khơng thiết lập những thỏa thuận về vấn đề này, chế độ tài sản pháp định sẽ đƣơng nhiên đƣợc áp dụng. [9]

Bộ luật Dân sự Pháp quy định cha mẹ đƣợc quản lý và hƣởng dụng các tài sản của con khi thực thi quyền của cha mẹ và trong các trƣờng hợp khác, sẽ do cha hoặc mẹ thực hiện dƣới sự giám sát của Thẩm phán. Việc hƣởng dụng theo luật định gắn với việc quản lý theo luật định, việc hƣởng dụng thuộc về cả cha và mẹ hoặc ngƣời cha hay mẹ có trách nhiệm quản lý... Việc hƣởng dụng theo luật định không bao gồm những tài sản mà đứa con có đƣợc do lao động của mình, những tài sản đƣợc tặng cho hay di tặng kèm theo điều kiện rõ ràng là cha mẹ không đƣợc hƣởng dụng [12, Điều 382, 383, 387].

Pháp luật về thừa kế của Pháp quy định về quan hệ thừa kế chủ yếu dựa trên quan hệ huyết thống bao gồm bốn hàng thừa kế theo thứ tự hàng thứ nhất là nhứng ngƣời bề dƣới ( con của ngƣời chết khơng phụ thuộc vào hình thức giới tính, hình thức hơn nhân của cha mẹ; hàng thứ hai là những ngƣời thừa kế phía trên ( đó là những ngƣời có quan hệ trực hệ, ngƣời ở bậc gần nhất sẽ loại trừ ngƣời ở bậc xa hơn và mỗi ngƣời hƣởng một suất bằng nhau); hàng thứ ba bao gồm anh chị em của ngƣời chết và các con của ngƣời đó; hàng thứ tƣ bao gồm vợ, chồng ngƣời chết; vợ chồng mà bản án xử ly thân chƣa có hiệu lực pháp luật. Nhƣ vậy, khác với môt số nƣớc, vợ chồng không đƣợc đặt lên hàng thừa kế đầu tiên do sự khác nhau về quan niệm cũng nhƣ đạo đức lối sống phóng khống của ngƣời phƣơng tây. Ngoài thừa kế theo pháp luật, Pháp luật cũng quy định về thừa kế theo di chúc từ điều 967 đến 1001 bao gồm ba dạng: Di chúc viết tay, cơng chứng thƣ và di chúc bí mật. [12]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình theo luật hôn nhân và gia đình 2014 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)