Quan hệ sở hữu giữa những thành viên khác trong gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình theo luật hôn nhân và gia đình 2014 (Trang 69 - 71)

2.1.1 .Quan hệ sở hữu giữa vợ chồng

2.1.3. Quan hệ sở hữu giữa những thành viên khác trong gia đình

Ngoài quan hệ giữa vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ- con thì quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình gồm quan hệ giữa anh chị em, quan hệ giữa ơng bà và cháu, giữa cơ, dì, chú, cậu, bác ruột với cháu ruột cũng là quan hệ dựa trên nền tảng đạo đức và đƣợc pháp luật điều chỉnh. Trải qua các thời kỳ, từ Luật HN & GĐ 1959 đến nay, ban đầu Luật mới chỉ chú trọng đến các quan hệ giữa vợ chồng, cha mẹ và con, đến Luật HN & GĐ 1986 và Luật HN & GĐ 2000 đã bổ sung và hoàn thiện hơn, đƣa các quy định về quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình vào Luật bao gồm quan hệ giữa anh chị em, quan hệ giữa ông bà và cháu. Hiện nay, Luật HN & GĐ 2014 đã kế thừa quan điểm tiến bộ của Luật HN & GĐ 2000 với quy định chi tiết tại Chƣơng VI, đồng thời bổ sung thêm quy định mới về quan hệ giữa cơ, dì, chú, cậu, bác

ruột với cháu ruột. Điều này cho thấy, quan hệ giữa những thành viên khác trong gia đình vốn thuộc phạm trù đạo đức, văn hoá truyền thống của dân tộc đã đƣợc đƣa vào điều chỉnh bởi những quy định của pháp luật, thể hiện ý chí của nhà nƣớc đối với việc đề cao, tôn trọng, bảo vệ các truyền thống tốt đẹp nghìn đời của dân tộc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ hơn nhân gia đình, đặc biệt bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngƣời già yếu, ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất năng lực hành vi dân sự, mất khả năng lao động.

Về nguyên tắc, các thành viên trong gia đình chỉ phát sinh trên cơ sở hơn nhân, huyết thống hoặc ni dƣỡng. Do đó, quan hệ tài sản mà ở đây là quan hệ sở hữu giữa ông bà và cháu, giữa anh chị em với nhau, giữa cơ, dì, chú, cậu, bác ruột với cháu ruột dựa trên quan hệ huyết thống thuộc đối tƣợng điều chỉnh của Chƣơng VI trong Luật HN & GĐ 2014, còn trƣờng hợp do hôn nhân hoặc ni dƣỡng thì chỉ khi họ sống cùng nhau thì mới thuộc đối tƣợng điều chỉnh của chƣơng này. Theo Khoản 2 Điều 103 thì: Các thành viên trong gia đình, phải yêu thƣơng, giúp đỡ, tôn trọng lẫn nhau; trong trƣờng hợp sống chung thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ tham gia cơng việc gia đình, lao động tạo thu nhập; đóng góp cơng sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình.

Nhƣ vậy, khi sống chung, các thành viên trong gia đình có sự đóng góp cơng sức tiền bạc vào đời sống chung của gia đình vơ hình đã tạo ra khối tài sản chung giữa các thành viên trong gia đình. Pháp luật dân sự đã có quy định điều chỉnh về sở hữu chung giữa các thành viên trong gia đình tại Điều 212 BLDS 2015 đó là:

Thứ nhất, tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài

sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác đƣợc xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Thứ hai, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành

viên gia đình đƣợc thực hiện theo phƣơng thức thỏa thuận. Trƣờng hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là ngƣời thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trƣờng hợp luật có quy định khác.

Thứ ba, trƣờng hợp khơng có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu

chung theo phần đƣợc quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trƣờng hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.

Ngoài ra, trong trƣờng hợp giám hộ giữa các thành viên trong gia đình nhƣ: ông bà làm ngƣời giám hộ cho cháu, anh chị ruột giám hộ cho em, hoặc cơ, dì, chú, cậu, bác ruột giám hộ cho cháu ruột chƣa thành niên khơng cịn cha mẹ hoặc không xác định đƣợc cha mẹ,… thì việc quản lý, định đoạt tài sản của họ đƣợc điều chỉnh bởi Luật dân sự và Luật Hơn nhân gia đình [ Mục 4, Chƣơng 2 BLDS 2015; Điều 77 24].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình theo luật hôn nhân và gia đình 2014 (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)