Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình theo luật hôn nhân và gia đình 2014 (Trang 88 - 90)

2.1.1 .Quan hệ sở hữu giữa vợ chồng

2.3. Quan hệ thừa kế giữa các thành viên trong gia đình

2.3.2. Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ con

Sự kế thừa, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác là quy luật khách quan. Trong chế độ phong kiến và tƣ bản, những giai cấp bóc lột chiếm hữu những tƣ liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Di sản mà họ để lại cho con cháu truyền lại không chỉ là quyền lực về kinh tế mà còn là quyền lực về chính trị. Do đó, để bảo vệ chế độ của mình, di sản họ sẽ ƣu tiên để lại cho những ngƣời

có cùng quan hệ huyết thống. Xã hội ngày càng phát triển, quan hệ thừa kế ngày càng mở rộng đối tƣợng đƣợc hƣởng quyền thừa kế. Quyền thừa kế không chỉ xuất phát từ quan hệ huyết thống mà còn xuất phát từ nuôi dƣỡng, cha mẹ và con đều có quyền thừa kế đối với nhau không phân biệt cha mẹ đẻ hay cha mẹ nuôi, không phân biệt con ngoài giá thú hay con trong giá thú theo hai hình thức thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Đối với trƣờng hợp thừa kế theo di chúc, nhằm bảo vệ lợi ích cho trƣớc hết là cho con chƣa thành niên, đối tƣợng đƣợc pháp luật dùng nhiều chế tài bảo hộ; cha, mẹ là những ngƣời có quan hệ huyết thống trực hệ hoặc có quan hệ nuôi dƣỡng; và con đã thành niên nhƣng không có khả năng lao động pháp luật quy định họ sẽ vẫn đƣợc hƣởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một ngƣời thừa kế theo pháp luật nếu di sản đƣợc chia theo pháp luật, trong trƣờng hợp họ không đƣợc ngƣời lập di chúc cho hƣởng di sản hoặc chỉ cho hƣởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó [2, Khoản 1 điều 644].

Trong trƣờng hợp cha mẹ, con không để lại di chúc thì di sản của họ đƣợc chia theo pháp luật. Cha, mẹ là ngƣời thừa kế thuộc hàng thứ nhất của con đẻ và con đẻ thuộc là ngƣời thừa kế thuộc hàng thứ nhất của cha mẹ đẻ. Ở đây, khái niệm con đẻ bao gồm cả con ngoài giá thú và con trong giá thú. Con nuôi và cha mẹ nuôi đƣợc thừa kế tài sản của nhau và còn đƣợc thừa kế theo Điều 652 về thừa kế thế vị và Điều 653. Có thể thấy, con nuôi chỉ đƣợc thừa di sản của cha, mẹ nuôi của mình, còn lại không phát sinh quan hệ thừa kế với gia đình cha, mẹ nuôi. Khi cha, mẹ nuôi kết hôn với ngƣời khác thì con nuôi không đƣơng nhiên trở thành con nuôi của ngƣời đó nên họ không phải ngƣời thừa kế của nhau theo pháp luật. Tuy nhiên, đối với cha mẹ đẻ của mình, dù đã là con nuôi của ngƣời khác thì ngƣời con đó vẫn có quan hệ thừa kế nhƣ ngƣời không làm con nuôi ngƣời khác.

Tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp con nuôi, quan hệ thừa kế giữa cha dƣợng mẹ kế và con riêng thêm điều kiện cha dƣợng mẹ kế và con riêng “ nếu chăm

sóc, nuôi dƣỡng nhau nhƣ cha mẹ, con” thì đƣợc thừa kế di sản của nhau và còn đƣợc thừa kế theo Điều 652 về thừa kế thế vị và Điều 653. [2, Điều 654].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình theo luật hôn nhân và gia đình 2014 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)