Sự phát triển về quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình theo luật hôn nhân và gia đình 2014 (Trang 31 - 36)

theo pháp luật Việt Nam.

1.3.1. Thời kỳ chế độ phong kiến.

Gia đình cổ Việt Nam đƣợc xây dựng trên cơ sở phƣơng thức sản xuất phong kiến: ruộng đất và lao động nông nghiệp là nền tảng kinh tế và là điều kiện vật chất của việc duy trì và phát triển gia đình. Bởi vậy: Ruộng đất phải đƣợc bảo tồn trong sản nghiệp gia đình; gia đình phát triển về quy mơ đến mức có thể đƣợc trên cơ sở kinh tế là sản nghiệp nơng nghiệp của mình. Nói cách khác, quy mơ của gia đình cổ tùy theo quy mơ ruộng đất tích tụ: có nhiều ruộng đất, gia đình đƣợc duy trì với nhiều thế hệ chung sống trong cùng một nhà; có ít ruộng đất, gia đình đƣợc duy trì với một số thế hệ vừa phải. Dƣới thời Lê, có sự hịa hợp giữa luật viết và tục lệ trong lĩnh vực tổ chức và quản lý gia đình: quyền lực của chủ gia đình nằm trong tay cả cha và mẹ. Dƣới thời Nguyễn, luật viết xây dựng khn mẫu gia đình theo mơ hình gia đình phụ quyền Trung Quốc: tồn bộ quyền lực của chủ gia đình nằm trong tay ngƣời cha trong gia đình; nếu ngƣời này chết, thì ngƣời mẹ góa khơng kết hơn lại giữ vị trí chủ gia đình dƣới sự giám sát của gia tộc; nếu cả cha và mẹ đều chết, thì vai trị chủ gia đình do con trai trƣởng đảm nhận. [7]

Thời kỳ phong kiến có rất nhiều bộ luật đáng chú ý ra đời nhƣ Bộ luật Hồng Đức (1483), Bộ Luật Gia Long (1815), trong đó các bộ luật này điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội thuộc đối tƣợng của nhiều ngành luật hiện nay, có thể kể đến các quy định về thừa kế tại Điều 390 Bộ Luật Hồng Đức quy định “ Cha mẹ làm chúc thƣ phân chia tài sản, thiết lập hƣơng hoả trong chúc thƣ” [13, Điều 390], đồng thời còn quy định việc con trai, con gái, con ni đều có quyền thừa kế từ cha mẹ. Khác với Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long không thừa nhận quyền thừa kế của con gái mà chú trọng đến quyền thừa kế của con trai. Vấn đề thừa kế theo di chúc đƣợc đề cập tại Điều 388 quy định “ Nếu có mệnh lệnh của cha mẹ, phải theo đúng. Vi phạm sẽ mất phần của

mình”[14, Điều 388]. Quy định về thừa kế trong hai bộ luật này tƣơng đối chặt chẽ và đầy đủ.

1.3.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959.

Cách mạng tháng Tám thành cơng nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hồ ra đời, cùng với việc ban hành Hiến pháp mới 1946 là sự ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp của cơng dân. Ngồi việc ban hành các văn bản pháp luật nhằm xố bỏ triệt để các hình thức sở hữu của chính quyền thực dân, quyền sở hữu của cơng dân đƣợc ghi nhận với tinh thần hồn tồn mới đó là ngƣời ta chỉ đƣợc hƣởng dụng và sử dụng các vật thuộc quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp và không thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân ( Điều 12, Sắc lệnh số 79/SL). Hiến pháp 1959 xác định chế độ sở hữu, thành phần kinh tế, nguyên tắc quản lý nền kinh tế là chính sách kinh tế của Nhà nƣớc XHCN nhƣng phù hợp với điều kiện đất nƣớc có chiến tranh. Chế độ công hữu về tƣ liệu sản xuất đƣợc xác lập cùng với nó là quan hệ sản xuất XHCN. Vì vậy, Hiến pháp 1959 thừa nhận sự tồn tại của bốn hình thức sở hữu chủ yếu về tƣ liệu sản xuất, bao gồm sở hữu toàn dân, sở hữu hợp tác xã, sở hữu của những ngƣời lao động riêng lẻ và sở hữu của nhà tƣ sản dân tộc. Nhà nƣớc chỉ trƣng mua, trƣng dụng, trƣng thu khi cần thiết vì lợi ích chung nhƣng có bồi thƣờng thích đáng. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, nền kinh tế Việt Nam phát triển theo cơ chế bao cấp, tƣ liệu sản xuất, tƣ liệu tiêu dùng đƣợc phân phối theo kế hoạch, cho nên các giao lƣu dân sự khơng phát triển, vì vậy cá nhân có quyền sở hữu đối với tƣ liệu tiêu dùng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Nhƣ vậy mỗi thành viên trong gia đình đã có quyền sở hữu đối với cá nhân chính mình mà khơng phải phụ thuộc vào gia đình nhƣ thời kỳ trƣớc, nam nữ bình đẳng nhất là trong việc sở hữu ruộng đất.

Riêng trong lĩnh vực thừa kế đã quy định vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau; con trai, con gái đều có quyền hƣởng thừa kế từ cha mẹ; chồng gố vợ gố, các con đã thành niên có quyền phân chia di sản; con, cháu, chồng

gố, vợ gố khơng bắt buộc nhận thừa kế của ngƣời đã chết, các chủ nợ của ngƣời đã chết khơng có quyền địi ngƣời thừa kế phải thanh toán nợ quá phần di sản mà ngƣời đó nhận đƣợc (Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/05/1950 tại Điều 10, Điều 11)

1.3.3. Giai đoạn từ năm 1959 đến nay.

Do những nguyên nhân khách quan và điều kiện lịch sử cụ thể nên Luật Hơn nhân và gia đình trƣớc đây (năm 1959) mới chỉ chú trọng đến vấn đề kết hôn, ly hơn, quan hệ giữa cha, mẹ và con cái; cịn nhiều vấn đề trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình chƣa đƣợc Luật điều chỉnh. Kế thừa và phát huy nguyên tắc dân chủ, tiến bộ của Luật Hơn nhân và gia đình năm 1959, Luật Hơn nhân và gia đình năm 1986 đã ra đời trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới đã đề cập đến nhiều vấn đề khác nhƣ quan hệ giữa ông bà và cháu, giữa anh chị em trong gia đình. Luật hơn nhân và gia đình năm 1986 tiếp tục coi gia đình hộ nhƣ là mơ hình chính thức trong xã hội xã hội chủ nghĩa và tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy tắc liên quan đến nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Luật hơn nhân và gia đình năm 1986 coi quan hệ nghĩa vụ giữa cha me và con là quan hệ nghĩa vụ hỗ tƣơng: con từ 16 tuổi trở lên cịn ở chung với cha mẹ có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; nếu có thu nhập riêng, thì phải đóng góp vào nhu cầu của gia đình (Ðiều 23). Luật cũng có nhắc đến quan hệ giữa ông bà và cháu (Ðiều 27), nhƣng không coi họ nhƣ các thành viên của cùng một gia đình hộ: quan hệ ơng bà-cháu đƣợc luật chi phối trong hoàn cảnh bi kịch - cháu khơng cịn cha mẹ. Cũng trong hồn cảnh đó mà luật quan tâm điều chỉnh quan hệ anh-chị-em. Sự thành lập gia đình gồm có ơng bà và cháu hoặc gồm có anh, chị, em đƣợc coi nhƣ biện pháp cứu hộ đối với những con ngƣời bất hạnh. Thực tiễn thi hành Luật Hơn nhân gia đình năm 1986 cho thấy một số quy định của Luật nhằm điều chỉnh các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cịn mang tính ngun tắc chung, thiếu cụ thể nên đã gây nên nhiều khó khăn khi vận dụng, thiếu thống nhất khi thi hành.

Trên cơ sở kế thừa và phát huy những điểm tiến bộ của các luật hơn nhân và gia đình trƣớc, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 đã có những quy định mới về quan hệ giữa các thành viên trong gia đình nhằm củng cố quan hệ gia đình vững chắc. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đƣợc quy định rõ hơn với mục đích khẳng định lại các quan hệ vốn thuộc phạm trù đạo đức, văn hóa truyền thống trong pháp luật nhằm thể hiện ý chí của Nhà nƣớc và xã hội trong việc đề cao, tôn trọng và bảo vệ các truyền thống tốt đẹp vốn có của gia đình Việt Nam.

Việc áp dụng chính sách đổi mới đã thúc đẩy q trình tích lũy của cải trong khu vực tƣ nhân. Theo một xu hƣớng tự nhiên, một khi việc thực hiện một kế hoạch đầu tƣ nào đó trong các lĩnh vực nơng nghiệp, tiểu cơng nghiệp, dịch vụ vƣợt quá khả năng của một cá nhân, thì những ngƣời đầu tiên mà cá nhân muốn kêu gọi sự hợp tác chính là các thành viên trong gia đình. Kế hoạch đầu tƣ càng quan trọng, các thành viên của gia đình đƣợc tập họp càng đơng. Sự gắn bó về kinh tế dẫn đến sự gắn bó về tình cảm và gia đình truyền thống dần dần đƣợc khơi phục, với quy mô đƣợc xác định tùy theo quy mô của hoạt động kinh tế chung của các thành viên. Gia đình có nhiều thành viên có tổ chức phức tạp hơn gia đình ít thành viên và các mối quan hệ nội bộ cũng đa dạng hơn. Luật hơn nhân và gia đình năm 1986 tỏ ra khơng cịn đủ sức đảm đƣơng chức năng cơ sở pháp lý của gia đình trong thời kỳ đổi mới; trong khi đó, tục lệ ghi nhận sự phát triển tự phát của những giá trị còn chƣa đƣợc luật viết quan tâm đúng mức, nhƣng có tác dụng tốt trong việc đặt nên móng cho sự phát triển của gia đình nhiều thế hệ: nghĩa vợ chồng, quyền cha mẹ, chữ hiếu,... Sự thay thế Luật hơn nhân và gia đình năm 1986 bằng Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 diễn ra nhƣ một tất yếu.

Ngày nay, ngƣời làm luật chính thức thừa nhận chủ trƣơng khuyến khích sự nhân rộng mơ hình gia đình nhiều thế hệ đồng thời cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì và phát triển mơ hình đó: Nhà nƣớïc khuyến khích và tạo điều kiện để các thế hệ trong gia đình chăm sóc, giúp đỡ nhau

nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam (Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 Ðiều 49 khoản 2). Tuy nhiên, Luật Hơn nhân và gia đình 2000 sau nhiều năm thi hành cũng bộc lộ nhiều hạn chế bất cập, do đó, Luật Hơn nhân và gia đình 2014 ra đời là một tất yếu.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy chế độ hơn nhân và gia đình ở mỗi thời kỳ khác nhau thì cũng có những biểu hiện khác nhau thể hiện tính chất, kết cấu của xã hội thời kỳ đó. Trong xã hội có giai cấp, các quan hệ pháp luật nói chung, các quan hệ pháp luật hơn nhân và gia đình nói riêng ln thể hiện tính giai cấp và đấu tranh giai cấp sâu sắc, luôn chịu sự quy định của những biến đổi trong sản xuất, trong đời sống kinh tế - xã hội.

Quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình đƣợc hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về vấn đề tài sản của các thành viên trong gia đình, bao gồm: quan hệ sở hữu, quan hệ cấp dƣỡng và quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng, giữa bố mẹ và con, giữa ông bà và cháu, anh chị em với nhau, giữa cơ, dì, chú, cậu, bác ruột với cháu ruột. Quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình là quan hệ xã hội, quan hệ dân sự, quan hệ pháp luật nhƣng có những nét đặc trƣng khác biệt xuất phát từ quan hệ hôn nhân, nuôi dƣỡng.

Quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình là một chế định quan trọng trong pháp luật hơn nhân và gia đình trên nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp… với những đặc trƣng khác nhau theo truyền thống, quan điểm lập pháp của từng nƣớc. Một trong những đặc thù của pháp luật hơn nhân và gia đình phƣơng Tây là đề cao quyền tự do cá nhân, tự do thỏa

đình, đặc biệt trong quan hệ vợ chồng, họ quan niệm hôn nhân gần nhƣ một loại hợp đồng dân sự. Ở Việt Nam, với đặc điểm truyền thống của ngƣời Việt, khi ghi nhận chế độ tài sản thoả thuận theo vợ chồng đã là một bƣớc tiến quan trọng trong lịch sử phát triển của Luật Hơn nhân và gia đình mặc dù vẫn có những hạn chế nhất định đối với pháp luật Việt Nam.

Trải qua nhiều thời kì, mà mới nhất là Luật Hơn nhân và gia đình 2014, chế định quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình ngày càng đƣợc hoàn thiện, đƣợc điều chỉnh chủ yếu bởi luật Hơn nhân và gia đình và bộ Luật dân sự với các quy định ngày càng cụ thể rõ ràng, ngày càng đảm bảo đƣợc quyền và lợi ích các bên, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nƣớc.

CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH VỀ QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH THEO LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình theo luật hôn nhân và gia đình 2014 (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)