Quan hệ thừa kế giữa những thành viên khác trong gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình theo luật hôn nhân và gia đình 2014 (Trang 90 - 93)

2.1.1 .Quan hệ sở hữu giữa vợ chồng

2.3. Quan hệ thừa kế giữa các thành viên trong gia đình

2.3.3 Quan hệ thừa kế giữa những thành viên khác trong gia đình

Các thành viên khác trong gia đình cũng đƣợc hƣởng quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của BLDS 2015. Trong trƣờng hợp ông, bà, cháu, anh, chị, em, cô, dì, chú, cậu, bác ruột nếu có tên trong di chúc của ngƣời để lại di sản thì đƣơng nhiên họ đƣợc hƣởng phần di sản đó nếu di chúc hợp pháp. Nếu ngƣời để lại di sản không để lại di chúc thì phần di sản đó đƣợc chia theo pháp luật.

Thứ nhất, quan hệ thừa kế giữa ông bà và cháu.

Với quan hệ thừa kế của ông bà và cháu đối với nhau, thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là ngƣời thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ hai của cháu nội, cháu ngoại và cháu ruột là ngƣời thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ hai của ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Tuy nhiên, căn cứ để xác định quan hệ thừa kế giữa ông bà và cháu hoàn toàn dựa vào quan hệ huyết thống mà không căn cứ vào quan hệ nuôi dƣỡng.

Pháp luật còn dự liệu thêm trƣờng hợp cháu hƣởng phần di sản của ông bà theo trƣờng hợp thừa kế thế vị. Điều này đƣợc thể hiện tại Điều 652 BLDS 2015 nhƣ sau:

Trƣờng hợp con của ngƣời để lại di sản chết trƣớc hoặc cùng một thời điểm với ngƣời để lại di sản thì cháu đƣợc hƣởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu đƣợc hƣởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trƣớc hoặc cùng một thời điểm với ngƣời để lại di sản thì chắt đƣợc hƣởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt đƣợc hƣởng nếu còn sống. [2, Điều 652].

Theo quy định của điều luật trên thì thừa kế thế vị chỉ đƣợc đặt ra khi thỏa mãn năm điều kiện:

- Những ngƣời “thế vị” nhau phải là những ngƣời thuộc mối quan hệ thừa kế thứ hai trong hàng thừa kế thứ nhất [quan hệ thừa kế giữa cha, mẹ và con], trong đó ngƣời thế vị phải là ngƣời ở đời sau [con thế vị cha, mẹ nhƣng cha, mẹ không đƣợc thế vị con]. Nhƣ vậy, việc thế vị là mối liên hệ giữa hai bên, một bên đƣợc gọi là ngƣời đƣợc thế vị, một bên đƣợc gọi là ngƣời thế vị.

- Giữa họ phải có quan hệ huyết thống trực hệ [chỉ có con đẻ thay thế vị trí của cha, mẹ đẻ].

- Thừa kế thế vị chỉ đặt ra khi ngƣời đƣợc thế vị chết trƣớc hoặc chết cùng thời điểm với ngƣời để lại di sản [cha, mẹ chết trƣớc hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà hoặc các cụ].

- Trong mối quan hệ giữa ngƣời để lại di sản với ngƣời đƣợc thế vị thì ngƣời để lại di sản phải là ngƣời ở đời trƣớc, ngƣời đƣợc thế vị là ngƣời ở đời sau.

- Ngƣời thế vị phải còn sống vào thời điểm ngƣời đƣợc thế vị chết hoặc nếu sinh ra và còn sống sau thời điểm ngƣời đƣợc thế vị chết thì phải thành thai trƣớc thời điểm ngƣời đƣợc thế vị chết.

Nhƣ vậy, thừa kế thế vị là việc con đẻ thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để hƣởng thừa kế của ông nội, bà nội hoặc ông ngoại, bà ngoại đối với phần di sản mà cha mẹ đƣợc hƣởng nếu còn sống nhƣng cha đã chết trƣớc ông nội, bà nội hoặc mẹ đã chết trƣớc ông ngoại, bà ngoại đồng thời cũng là việc con đẻ thay thế vị trí của cha hoặc mẹ để hƣởng thừa kế của cụ đối với phần di sản mà cha, mẹ đƣợc hƣởng nhƣng cha, mẹ đã chết trƣớc hoặc cùng một thời điểm với cụ.

Thứ hai, quan hệ thừa kế giữa anh, chị, em với nhau.

Quan hệ thừa kế giữa anh, chị, em đƣợc xác định theo căn cứ duy nhất là quan hệ huyết thống. Theo điểm b Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 thì anh, chị, em ruột là ngƣời thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ hai.

nhau, không phân biệt cùng cha hay khác cha, con trong giá thú hay con ngoài giá thú. Một ngƣời vừa có con nuôi, vừa có con đẻ thì hai ngƣời này không phải là an hem ruột, quan hệ thừa kế không phát sinh giữa anh, chị, em có quan hệ nuôi dƣỡng.

Thứ ba, quan hệ thừa kế giữa cô, dì, chú, cậu bác ruột với cháu ruột.

Ngƣời thừa kế là cô, dì, chú, cậu bác ruột của ngƣời chết, cháu ruột của ngƣời chết là cô, dì, chú, cậu bác ruột. Quan hệ thừa kế của cô, dì, chú, cậu bác ruột với cháu đƣợc hiểu nhƣ sau: an, em ruột, chị, em ruột của cha mẹ của cháu là những ngƣời thừa kế thuộc hàng thứ ba của cháu và ngƣợc lại. [2, Điểm c, Khoản 1, Điều 651]

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Với những quy định mới góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình nƣớc trong ta hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng đã phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu điều chỉnh của xã hội đối với quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 sửa đổi bổ sung trên cơ sở kế thừa Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 các quy định một cách cụ thể, sâu sát hơn; đồng thời, Bộ Luật Dân sự 2015 cũng đã có những quy định mới tạo cơ sở pháp lý tƣơng đối đầy đủ cho việc áp dụng luật của các Tòa án trong công tác xét xử; hƣớng tới đảm bảo cao nhất quyền và lợi ích của ngƣời dân.

Luật mới tiếp tục quy định sở hữu chung giữa vợ và chồng là sở hữu chung hợp nhất, phân chia đƣợc theo phần và đây là một chế độ sở hữu pháp định có tính bắt buộc trong thời kỳ hôn nhân. Khi các bên có lý do chính đáng, có thể chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Trƣờng hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, quy định nguyên tắc chia đôi [dựa trên công sức đóng góp, tình hình sức khỏe, tài chính....] thêm vào đó, luật đã

quy định “ lỗi” là một trong các yếu tố khi chia tài sản vợi chồng khi ly hôn, điều này phù hợp với thực tiễn và tăng cƣờng sự đảm bảo quyền lợi các bên. Bên cạnh đó, Luật còn quy định cụ thể hơn các trƣờng hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn nhƣ: chia quyền sử dụng đất, chia trong trƣờng hợp vợ chồng sống chung với gia đình, chia tài sản chung của vợ chồng đƣa vào kinh doanh.... Luật cũng quy định về chế độ sở hữu của cha mẹ và con, giữa các thành viên trong gia đình với nhau.

Ngoài quan hệ sở hữu giữa các thành viên trong gia đình là một trong các quan hệ chính, chiếm vị trí quan trọng thì các nhà làm luật cũng đã quan tâm đến các quan hệ tài sản khác đó là quan hệ cấp dƣỡng và quan hệ thừa kế giữa các thành viên trong gia đình với sự sửa đổi bổ sung hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thực tiễn, ngoài những quy định có những đóng góp đáng kể thì vẫn còn một số quy định còn hạn chế cần có những quy định mới để lấp đầy lỗ hổng pháp luật.

CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 VỀ QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA CÁC THÀNH VIÊN

TRONG GIA ĐÌNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình theo luật hôn nhân và gia đình 2014 (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)