STT Tiêu thức phân loại Nội dung
1 Hình thái biểu hiện của TSCĐ - TSCĐHH
- TSCĐVH
2 Theo quyền sở hữu TSCĐ - TSCĐ thuộc quyền sở hữu
- TSCĐ thuê ngoài 3 Theo mục đích và tình hình sử
dụng TSCĐ
- TSCĐ dùng cho kinh doanh - TSCĐ hành chính sự nghiệp - TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi - TSCĐ chờ xử lý
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.)”
Khi sử dụng tiêu thức này để phân loại, “TSCĐ được chia tách thành Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình” (IASB, 2014). Trong đó:
- Tài sản cố định hữu hình:
Theo “chuẩn mực kế toán quốc tế - IAS 16: Tài sản, nhà xưởng và thiết bị” thì “Tài sản nhà xưởng và thiết bị là những tài sản hữu hình được DN giữ để sản xuất, cung cấp hàng hóa và dịch vụ, cho thuê hoặc cho mục đích quản lý hành chính, và thường được sử dụng trong nhiều giai đoạn.” (IASB, 2014). Theo “chuẩn mực kế toán Việt Nam – VAS 03: Tài sản cố định hữu hình” thì “TSCĐHH là những tài sản có hình thái vật chất do DN nắm giữ để sử dụng cho hoạt động SXKD phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH” (Bộ Tài chính,2001). TSCĐHH bao gồm: “Nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý, vườn cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm…vv”
- Tài sản cố định vô hình:
Theo “chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính” (IFRS), “tài sản vô hình là
những tài sản không có tính chất tiền tệ và không có hình thái vật chất cụ thể. Để có thể trình bày trên bảng cân đối kế toán, các tài sản vô hình nhất thiết phải nhận dạng được, kiểm soát được và có thể đo lường được giá trị cũng như các khoản lợi ích kinh tế trong tương lai mà tài sản tạo ra cho chủ sở hữu như doanh thu. Một tài sản vô hình là có thể nhận dạng được khi nó độc lập đối với các tài sản khác của DN và có thể mua, bán hoặc trao đổi…1”
Theo “chuẩn mực kế toán Việt Nam - VAS 04: Tài sản cố định vô hình” thì “TSCĐVH là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do DN nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐVH” (Bộ Tài chính, 2001). Như vậy, “TSCĐVH là những tài sản cố định không có hình thái vật chất, thể hiện một luợng giá trị đã được đầu tư (đạt tiêu chuẩn giá trị TSCĐ) để đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho DN (trên 1 năm)”. Thuộc về TSCĐVH gồm có: “quyền sử dụng đất”, “quyền phát hành”, “bản quyền”, “bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa”….
Từ việc phân tích các khái niệm trên có thể rút ra “một số đặc trưng cơ bản của tài sản vô hình:
- Không có hình thái vật chất cụ thể; (non – physical substain)
- Thuộc quyền sở hữu của DN và DN đang kiểm soát được tài sản này; (controlable)
1 “… Intangbile assets are defined as non-monetary assets without physical substance. To be recognized on the balance sheet, they must be identifialbe, controlable, reliably measureable and produce future economic benefits such as revenue. An intangible asset is identifiable when it is separate from the business and can be transacted”.
- Có thể nhận biết được vì có sự tách bạch riêng biệt với các tài sản khác trong DN; (identifiable and recognizable)
- Có thể đo lường được giá trị một cách tin cậy; (mesurable)
- Có thể tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai cho chủ sở hữu tài sản. (future economic benefits).”
Như vậy một tài sản nếu thỏa mãn tất cả các điều kiện nêu trên thì sẽ được coi là tài sản vô hình và được phản ánh trên BCTC như các tài sản thông thường khác của DN.
Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện giúp DN dễ dàng quản lý, đánh giá khả năng sử dụng tài sản, các loại chi phí kèm theo có liên quan tới TSCĐ trong quá trình hoạt động từ đó có cơ sở cho nhà quản lý dễ dàng đưa ra các quyết định liên quan tới TSCĐ.
Thứ hai, theo quyền sở hữu TSCĐ.
Cách phân loại này dựa trên quyền định đoạt của DN đối với TSCĐ hiện có, với tiêu thức này TSCĐ được chia thành: “TSCĐ thuộc quyền sở hữu của DN” và “TSCĐ thuê ngoài”.
- “TSCĐ thuộc quyền sở hữu của DN: là những TSCĐ được hình thành do mua sắm, xây dựng từ nguồn vốn chủ sở hữu DN, bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, vốn được bổ sung từ lợi nhuận để mua sắm TSCĐ, các quỹ DN thuộc vốn chủ sở hữu hoặc bằng nguồn vốn vay. Đối với những TSCĐ này DN được quyền định đoạt như nhượng bán, thanh lý….” (IASB, 2014)
- “TSCĐ thuê ngoài: là những TSCĐ mà DN được chủ tài sản nhượng quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định ghi trên hợp đồng thuê”. Theo “Chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế – IFRS 16: LEASES” thì “Thuê tài sản, một hợp đồng thuê tài sản là trong đó một bên chuyển quyền kiểm soát việc sử dụng một tài sản xác định cho bên khác trong một thời gian đổi lại bằng một số tiền thuê.” (IASB, 2016, IFRS 16:9). “Quyền kiểm soát ở đây có nghĩa là khách hàng, tức bên thuê có cả quyền sử dụng trực tiếp tài sản đó và có được đáng kể lợi ích kinh tế phát sinh từ việc sử dụng tài sản đó.” (IASB, 2016, IFRS 16:B9). “Một tài sản thường được xác định trong hợp đồng nhưng cũng có tài sản được xác định hoàn toàn tại thời điểm khách hàng sẵn sàng sử dụng.”
“Thuê tài sản bao gồm nhiều loại, dưới nhiều hình thức và phương thức thuê khác nhau, để quản lý và kiểm soát được TSCĐ thuê thì cần thiết phải nhận diện, phân loại TSCĐ thuê. Có thể phân loại TSCĐ thuê theo các tiêu thức sau:
Phân theo thời hạn của hợp đồng thuê và giá trị tài sản thuê.
+ TSCĐ thuê ngắn hạn, có giá trị thấp: là những tài sản thuê tại ngày tài sản thuê bắt đầu sẵn sàng sử dụng, có thời hạn thuê không quá 12 tháng; xét về mặt giá trị được thực hiện trên cơ sở số tuyệt đối.
+ TSCĐ thuê dài hạn, có giá trị cao: là những tài sản thuê tại ngày tài sản thuê bắt đầu sẵn sàng sử dụng, có thời hạn thuê vượt quá 12 tháng; xét về mặt giá trị được thực hiện trên cơ sở số tuyệt đối, ngoại trừ các tài sản thuê đã được xác định là có giá trị thấp.” (IASB, 2016)
Phân loại theo tiêu thức này giúp cho việc xác định loại TSCĐ thuê được trình bày phù hợp trên BCTC.
“Phân theo loại tài sản thuê.
Theo tiêu thức này, có thể chia làm hai loại chính:
+ Thuê bất động sản: như thuê quyền sử dụng đất, nhà cửa, văn phòng làm việc, cửa hàng kinh doanh, nhà xưởng sản xuất…Thời hạn thuê các loại bất động sản tuỳ theo hình thức thuê, có thể dao động từ một vài năm đến vài chục năm.
+ Thuê động sản: như thuê các máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải, thiết bị văn phòng...” (IASB, 2016)
Phân loại theo tiêu thức này giúp cho việc quản lý theo dõi, tổ chức ghi nhận kế toán chi tiết phù hợp với từng loại TSCĐ thuê.
“Phân theo hình thức pháp lý thuê tài sản.
Theo tiêu thức này, thuê tài sản bao gồm:
+ Hình thức thuê tài sản 2 bên: Đây còn gọi là hình thức thuê với sự tham gia của 2 bên. Bên cho thuê sử dụng máy móc, thiết bị của mình tài trợ cho bên đi thuê.
+ Hình thức bán và tái thuê tài sản: Bán và tái thuê là một thỏa thuận tài trợ tín dụng mà bên đi thuê sẽ bán một tài sản của chính họ cho bên cho thuê. Đồng thời, ngay lúc đó một hợp đồng thuê tài chính sẽ được thảo ra với nội dung bên cho thuê sẽ đồng ý cho bên đi thuê thuê lại chính tài sản mà họ vừa bán. Đặc trưng chủ yếu của hình thức cho thuê tài chính này là: Bên đi thuê giữ lại quyền sử dụng tài sản, giao quyền sở hữu pháp lý cho bên cho thuê, đồng thời nhận được tiền bán tài sản. Như vậy, phương thức này giúp cho hai bên đều có lợi và thuật ngữ mua, bán chỉ là cách nhìn nhận từ một bên cụ thể.
+ Hình thức thuê giáp lưng: Thuê giáp lưng là một phương thức tài trợ mà trong đó: Được sự thỏa thuận của bên đi thuê thứ nhất cho bên đi thuê thứ hai thuê lại tài sản mà bên đi thuê thứ nhất đã thuê từ bên cho thuê” (IASB, 2016). Bản chất của hình thức này là cho thuê lại, theo quy định của “IFRS 16” (IASB, 2016) thì “cho thuê lại là một giao dịch trong đó tài sản cơ sở được cho thuê lại bởi bên thuê (bên cho thuê trung gian) cho bên thứ ba, và hợp đồng thuê (hợp đồng thuê ban đầu) giữa bên cho thuê ban đầu và bên thuê ban đầu vẫn còn hiệu lực”.
Thứ ba, theo mục đích và tình hình sử dụng TSCĐ.
Theo cách phân loại này, “TSCĐ được chia thành:
- TSCĐ dùng cho kinh doanh: là những TSCĐ được dùng vào hoạt động kinh doanh của DN.
- TSCĐ hành chính sự nghiệp: là những TSCĐ được Nhà nước hoặc cấp trên cấp hoặc do DN mua sắm, xây dựng bằng nguồn kinh phí sự nghiệp và được sử dụng cho hoạt động hành chính sự nghiệp.
- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi: là những TSCĐ được hình thành từ quĩ phúc lợi do DN quản lý và sử dụng cho các mục đích phúc lợi như: Nhà văn hóa, nhà trẻ…
- TSCĐ chờ xử lý: là những TSCĐ bị hư hỏng chờ thanh lý, TSCĐ không cần dùng, TSCĐ đang tranh chấp chờ giải quyết…” (IASB, 2016)
Phân loại TSCĐ theo tiêu thức này sẽ giúp ích cho DN trong việc kiểm soát nhanh chóng tình hình sử dụng thực tế và hiệu quả của TSCĐ. Thông qua đó giúp nhanh chóng đưa ra các giải pháp tăng cường khai thác sử dụng TSCĐ hoặc có các giải pháp xử lý đối với TSCĐ kịp thời.
1.1.4. Vai trò của tài sản cố định đối với hoạt động của doanh nghiệp
Thứ nhất, vai trò của TSCĐ thuộc quyền sở hữu đối với hoạt động của DN.
Các nhà kinh tế cho rằng, các thời đại kinh tế được phân biệt với nhau không phải bởi vì nó sản xuất ra cái gì mà bởi nó được sản xuất ra bằng cách nào và bằng tư liệu lao động nào. Điều này đã minh chứng cho “vai trò của TSCĐHH và TSCĐVH đối với hoạt động của một nền sản xuất nói chung và của từng DN nói riêng.
- Là tư liệu lao động chủ yếu của quá trình sản xuất: TSCĐ nói chung và
TSCĐHH nói riêng là một bộ phận quan trọng của tư liệu sản xuất, giữ vai trò tư liệu lao động chủ yếu của quá trình sản xuất. TSCĐHH còn là cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là điều kiện tăng năng suất lao động xã hội, phát triển nền kinh tế nói chung và DN nói riêng. Quá trình đánh giá TSCĐ của DN, mà cụ thể là TSCĐHH như máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất … là cơ sở để khẳng định được quy mô và năng lực sản xuất của DN. Chính vì vậy, sự cải tiến, đổi mới và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐHH là vấn đề quan trọng hàng đầu quyết định sự tồn tại ổn định và phát triển của DN.
- Nhân tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của DN: Riêng
đối với TSCĐVH, ngày nay quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu, bản quyền, bí quyết kĩ thuật, uy tín… là những tài sản vô hình phổ biến của DN. Các tài sản này trở thành nhân tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của DN. Tài sản vô hình tạo ra lợi thế cạnh tranh bởi sự ưu việt trong sản phẩm, trong tổ chức sản xuất của DN so với các đối thủ cùng ngành nghề. Trong trường hợp này, tài sản vô hình đã tạo ra lợi nhuận siêu ngạch, giúp DN tăng trưởng nhanh chóng. Việc sở hữu bí quyết kinh doanh, sở hữu công nghệ riêng biệt tạo cho công ty có một thế và lực để đứng vững trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt của thời đại khoa học và công nghệ. Ví dụ một công ty như Coca-Cola khó có thể đạt được vị trí như hiện tại nếu không có sự hỗ trợ tích cực của các nhãn hiệu. Nhãn hiệu này dù không có hình thái vật chất cụ
thể để có thể cầm nắm được song nó lại được thừa nhận, được nhiều người biết đến, và có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của DN, làm tăng doanh số bán hàng trên phạm vi toàn cầu. Chính vì thế việc sở hữu một nhãn hiệu mạnh nói riêng và một tài sản vô hình nói chung là điều rất có ý nghĩa đối với các DN.
- Gia tăng giá trị thị trường của công ty dựa trên giá trị của các loại tài sản
vô hình: Bên cạnh đó, trong bối cảnh của một nền kinh tế tri thức giá trị tạo ra từ các
tài sản vô hình ngày càng tăng lên một cách đáng kể. Giá trị trên sổ sách của rất nhiều công ty niêm yết đều nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị thị trường. Giá trị thị trường của công ty và của cổ phiếu dựa trên phần lớn giá trị của các loại tài sản vô hình mà đa số không được phản ánh trên bảng cân đối kế toán như trình độ của đội ngũ quản lý, tay nghề và trình độ thành thạo của nhân viên... Điều này chứng minh cho sự tăng lên không ngừng của các tài sản vô hình và tầm quan trọng của chúng đặc biệt trong các vụ mua, bán sáp nhập. Điều này đặt ra những thách thức cho các nhà quản lý cũng như kế toán và cả giới đầu tư là làm cách nào để có thể quản lý, đánh giá một cách đúng đắn giá trị của tài sản vô hình nói riêng và giá trị của DN nói chung, làm cơ sở cho các quyết định kinh doanh hay đầu tư.
Thứ hai, vai trò của TSCĐ đi thuê đối với hoạt động của DN.
- Huy động vốn cho hoạt động kinh doanh: Thuê tài sản giúp cho DN có được
tài sản cần thiết sử dụng cho hoạt động kinh doanh mà không phải bỏ vốn ban đầu để đầu tư, không cần phải có tài sản thế chấp nên DN không bị ứ đọng vốn, theo đó có thể tập trung được nguồn vốn tự có và vốn vay của ngân hàng hiện có để đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, với phương thức thanh toán tiền thuê linh hoạt theo thỏa thuận, bên đi thuê có thể trả tiền thuê theo nhiều hình thức khác nhau, trả tăng dần hay giảm dần, trả từng tháng hay định kì trong năm giúp cho DN hoàn toàn có thể hoạch định được nguồn trả nợ trong tương lai phù hợp với khả năng của DN.
- Lựa chọn và sử dụng tài sản có công nghệ, kĩ thuật phù hợp nhu cầu:
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhu cầu mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ, kỹ thuật luôn được đặt ra nhưng không phải DN nào hoặc lúc nào cũng có đầy đủ vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất, thuê tài sản là một trong phương án có nhiều tính ưu việt bởi người đi thuê sẽ có thể lựa chọn được nhà cung cấp cho thuê các tài sản phù hợp với nhu cầu của DN về mức độ mở rộng quy mô sản xuất, trình độ công nghệ sử dụng.
- Hạn chế được sự lạc hậu của máy móc, thiết bị:
Do thời gian hữu dụng của tài sản thuê thường dài hơn thời gian đi thuê của DN nên nếu DN tận dụng tốt giá trị sử dụng của tài sản trong thời gian thuê thì chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao trong sử dụng tài sản. Ngoài ra, việc thay đổi linh hoạt tài sản thuê dựa trên các điều khoản của hợp đồng cũng là những lợi thế rất lớn đối