Mã hóa Nội dung N Min Max Mean Std Xác định giá trị còn lại của TSCĐ
GTCL1 Theo Giá gốc 56 5.00 5.00 5.000 .000
GTCL2 Theo Giá trị hợp lý. 56 1.00 2.00 1.125 .334
Valid N (listwise) 56
(Nguồn: Kết quả trích xuất từ phần mềm SPSS tổng hợp phiếu khảo sát DN)
Qua khảo sát 100% các DNNY đều tuân thủ nguyên tắc giá gốc khi xác định chỉ tiêu Giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ sách (Phụ lục 2.47) với mức Mean = 5. Không có DNNY nào thực hiện đánh giá lại theo giá trị hợp lý.
Phỏng vấn các kế toán trưởng ở các DN này cho thấy, việc đánh giá lại giá trị TSCĐ là không cần thiết vì BCTC lập theo yêu cầu “VAS 21” và quy định của “Thông tư 200/2014”, không yêu cầu các DN phải thực hiện điều này. Mặt khác, các DN cũng không trong quá trình mua bán sáp nhập, không phát sinh các trường hợp mang tài sản đi góp vốn liên doanh, liên kết nên không cần thiết phải đánh giá lại giá trị TSCĐ.
Theo kết quả khảo sát có 40 DNNY được cổ phần hóa từ các DN nhà nước như các “Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOS-HOSE)”, “Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng (PHP: HNX)”, “Công ty cổ phần Bao bì Bia-Rượu-Nước giải khát (BAL: UPCOM)”, “Công ty cổ phần Vận tải xăng dầu VIPCO (VIP-HOSE)”, “Công ty cổ phần Bia Hà Nội-Hải Phòng (BHP: UPCOM)”… (Phụ lục 2.2) Khi thực hiện đánh giá lại, “các DN thường phải thuê các công ty thẩm định giá và họ cũng thường chỉ áp dụng phương pháp định giá TSCĐ theo phương pháp so sánh, bằng cách so sánh với mức giá của TSCĐ cần đánh giá với giá của TSCĐ tương tự đã thực hiện giao dịch thành công trước đó hoặc đang thực hiện mua, bán trên thị trường trong điều kiện trao đổi thương
mại bình thường diễn ra tại thời điểm định giá hoặc gần thời điểm đánh giá” (Câu 6- Phụ lục 2.4).
Thực trạng kế toán các giao dịch tài sản cố định a. Kế toán ghi nhận ban đầu TSCĐ
Theo kết quả khảo sát, “bộ chứng từ kế toán được sử dụng để minh chứng và ghi nhận cho các nghiệp vụ tăng TSCĐ được thể hiện qua bảng 2.10 như sau:
Bảng 2.10: Các chứng từ chủ yếu sử dụng trong trường hợp tăng TSCĐ tại các DNNY trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Chứng từ Tăng TSCĐ Mua trong nước Mua có lắp đặt Mua nhập khẩu Nhận bàn giao từ XDCB
Biên bản đánh giá tình trạng kĩ thuật hiện
có của TSCĐ x x x x
Giấy báo giá x x x x
Quyết định lựa chọn nhà cung cấp x x x x
Hợp đồng kinh tế x x x x
Biên bản giao nhận TSCĐ x x x x
HĐGTGT/Invoice x x x x
BB nghiệm thu x x
Tờ khai tính thuế Nhập khẩu x
Bảng kê nộp thuế/Biên lai nộp thuế x
Biên bản bàn giao cho bộ phận sử dụng x x x x
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)”
- Minh chứng tại “Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam”: Mua Mũ chân vịt có cánh ECO-CAP (nhập khẩu từ “Công ty TNHH NAKASHIMA VIỆT NAM”) dùng cho tàu VOSCO SKY ở “Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam” với giá 855.968.000 đồng thì sử dụng bộ chứng từ “Hợp đồng mua bán” (Phụ lục 2.5), “Invoice” (Phụ lục 2.6), “Hóa đơn bán hàng.” (Phụ lục 2.7); lắp đặt chân vịt phụ cho tàu Vosco Sunrice với giá 1.234.109.401 đồng
- Minh chứng tại “Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng”: Mua 10 xe oto đầu kéo và 10 sơ mi rơ mooc cho “Cảng Tân Vũ” với tổng trị giá 19.300.000.000 đồng, “Hợp đồng kinh tế” (Phụ lục 2.8), “Hóa đơn GTGT” (Phụ lục 2.9), “Bảng kê nộp thuế” (Phụ lục 2.10), “Quyết định bàn giao xe cho Cảng Tân Vũ” (Phụ lục 2.11),
- Minh chứng tại “công ty cổ phần bao bì Bia-Rượu-nước giải khát”, nhập khẩu dây chuyền thiết bị đổ lót keo nắp loại PMC300A nhằm nâng công suất hoạt động từ 100.000 nắp/giờ lên 200.000 nắp/giờ với tổng trị giá 15.106.917.273 đồng. “Hợp đồng JR/BALPAC/ VH/M/1025 mua bán dây chuyền thiết bị đổ lót keo nắp loại PMC300A” (Phụ lục 2.12), “Invoice” (Phụ lục 2.13), “Tờ khai hàng hóa nhập khẩu” (Phụ lục 2.14), “tờ khai trị giá tính thuế hàng nhập khẩu” (Phụ lục 2.15), “các hóa đơn GTGT” phản ánh các chi phí phát sinh trong quá trình nhập khẩu như phí kiểm hóa, phí vận chuyển giao nhận hàng phí lưu bãi Cont ….
Kế toán các DN khảo sát sử dụng TK 211: Tài sản cố định hữu hình và TK 213: Tài sản cố định vô hình để phản ánh tình hình và sự biến động TSCĐ của DN. Các TK này được mở chi tiết thành các TK chi tiết cấp 2 phù hợp với quy định của chế độ kế toán DN ban hành theo “Thông tư 200/2014/TT-BTC”. DN sẽ tùy theo yêu cầu quản lý mà căn cứ vào các loại TSCĐ thực tế tại đơn vị, tùy thuộc vào mục đích sử dụng, cách thức quản lý tài sản ... để theo dõi các TSCĐ trên các TK cấp 2 phù hợp, chi tiết theo bộ phận sử dụng tài sản.
Tại các DN khảo sát, khi phát sinh các giao dịch tăng TSCĐ như mua sắm đưa vào sử dụng, kế toán ghi vào bên Nợ TK 211 (Phụ lục 2.48), TK 213 (Phụ lục 2.49), TK 133 và bên Có của các TK 112, TK 331. Trường hợp TSCĐ phải qua lắp đặt, chạy thử thì tập hợp chi phí qua TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang - chi tiết trên TK 2411: Mua sắm TSCĐ, khi hoàn thành đưa tài sản vào sử dụng, kế toán kết chuyển ghi tăng nguyên giá. Trường hợp mua TSCĐ trả góp thì toàn bộ lãi trả góp được ghi nhận trên TK 242: Chi phí trả trước và sẽ thực hiện phân bổ dần vào chi phí bộ phận sử dụng tài sản theo phương pháp đường thẳng dựa trên số tháng trả góp. Trường hợp TSCĐ nhận bàn giao từ xây dựng cơ bản, công trình được thi công với nhiều các hạng mục khác nhau, mỗi hạng mục được kí kết hợp đồng kinh tế riêng, bàn giao theo từng hạng mục riêng (Phụ lục 2.19), khi công trình hoàn thành bàn giao toàn bộ đưa vào sử dụng, kế toán tập hợp chi phí ở tất cả các hạng mục, xác định nguyên giá và kết chuyển ghi tăng TSCĐ.
Kết quả biến động tăng TSCĐ tại các DN thường được đa số các DN lập báo cáo tổng hợp vào cuối năm, như tại “Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam”, kế toán lập “báo cáo tổng hợp tăng TSCĐ” (Phụ lục 2.50), thông tin trên báo cáo này thường chỉ là thống kê lại các TSCĐ tăng trong năm theo nguyên giá.
b. Kế toán TSCĐ sau ghi nhận ban đầu
b.1. Kế toán khấu hao TSCĐ
Qua khảo sát thực tế, các DN được khảo sát đều sử dụng TK 214 để phản ánh hao mòn TSCĐ (Phụ lục 2.51), các TK cấp 2 là TK 214 được mở chi tiết để phản ánh hao mòn tương ứng với từng loại TSCĐHH hay TSCĐVH (100% DN khảo sát áp dụng). Kế toán khấu hao TSCĐ ghi nhận vào chi phí bộ phận sử dụng tài sản, khấu hao đối với các TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ được ghi nhận vào TK 627: Chi phí sản xuất chung, khấu hao TSCĐ sử dụng cho bộ phận quản lý, dùng chung toàn DN được ghi nhận vào TK 642: Chi phí quản lý DN, khấu hao của TSCĐ phục vụ cho tiêu thụ được ghi nhận vào TK 641: Chi phí bán hàng.
Việc trích khấu hao làm cơ sở để ghi nhận kế toán khấu hao được thực hiện trên “Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ”, “bảng phân bổ khấu hao” được lập theo tháng sau đó tổng hợp theo quý. Cuối năm, ở một số DN khảo sát thực hiện lập “Báo cáo khấu hao TSCĐ” (phụ lục 2.52). Theo kết quả khảo sát thì hiện việc trích khấu hao
hiện nay được áp dụng đối với tất cả các TSCĐ của DN, trong đó bao gồm cả những tài sản hiện đã bị hỏng đang chờ thanh lý nhưng chưa được khấu hao hết.
b.2. Kế toán sửa chữa TSCĐ
- Đối với sửa chữa thường xuyên TSCĐ nhằm giúp cho tài sản vận hành được bình thường trong sản xuất kinh doanh, khi phát sinh chi phí, kế toán ghi nhận ngay vào chi phí bộ phận sử dụng tài sản trong kỳ trên các TK 627, TK 641, TK 642, đối ứng với các TK 111,112,331… (100% DN khảo sát áp dụng).
- Đối với sửa chữa lớn nhằm mục đích khôi phục lại năng lực sử dụng TSCĐ, đối với các TSCĐ không có tính đặc thù bắt buộc phải sửa chữa định kì theo yêu cầu của nhà sản xuất thì kế toán không thực hiện lập dự phòng phải trả về chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, căn cứ vào quyết định sửa chữa lớn TSCĐ toàn bộ chi phí sửa chữa lớn phát sinh sau khi tập hợp trên TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang - chi tiết trên TK 2413: sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán kết chuyển sang TK 242 và phân bổ dần vào chi phí bộ phận sử dụng tài sản theo kế hoạch (100% DN khảo sát áp dụng). Minh chứng tại “Công ty cổ phần Bao bì Bia-Rượu-Nước giải khát” thực hiện tháo và bảo dưỡng 27 bộ khuôn máy dập tôn PTC027 thực hiện theo phương thức tự làm, vật tư sử dụng thực tế trên cơ sở tận dụng vật tư sẵn có, số tiền công làm thực tế 3.360.000 đồng, “Kế hoạch tháo và bảo dưỡng 27 bộ khuôn máy dập tôn PTC027” (Phụ lục 2.20), “biên bản nghiệm thu Kế hoạch tháo và bảo dưỡng 27 bộ khuôn máy dập tôn PTC027”. (Phụ lục 2.21)
Đối với các TSCĐ sử dụng có tính đặc thù cao, phải sửa chữa định kì theo quy định của nhà cung cấp thiết bị như: các thiết bị trao đổi nhiệt, máy nén khí khô, máy nén lạnh, máy nén khí không dầu…., các thiết bị này đòi hỏi tính chính xác cao trong quá trình hoạt động và sửa chữa có tính định kì thì kế toán ở các DN thực hiện không giống nhau, có DN thực hiện lập dự phòng phải trả về chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, có DN không thực hiện. Theo kế toán trưởng ở các DN có lập dự phòng thì mức dự phòng được lập căn cứ vào kế hoạch về thời gian sửa chữa và chi phí ước tính phải thay thế để xác định, kế toán ghi nhận trên TK 342: Dự phòng phải trả và tính vào chi phí bộ phận sản xuất trên TK 627.
- Đối với sửa chữa lớn nhằm mục đích nâng cấp TSCĐ, như sửa chữa lớn tàu biển, cải tạo hệ thống lai dắt và hỗ trợ tàu biển, hệ thống kho bãi, cải tạo hệ thống lạnh ….. các chi phí sửa chữa lớn được tập hợp trên TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang - chi tiết trên TK 2413: sửa chữa lớn TSCĐ, khi sửa chữa lớn hoàn thành đưa tài sản vào sử dụng, các chi phí sửa chữa lớn được vốn hóa vào giá trị TSCĐ.
Minh chứng tại “công ty cổ phần Vận tải Biển Việt Nam”, trong năm 2017 thực hiện cải tạo phòng Vật tư 93.317.600 đồng, cải tạo hệ thống xử lý nước thải 180.625.455 đồng, cải tạo nhà Vosco Hà nội 44.675.000 đồng, cải tạo nhà 122 Nguyễn Tất Thành 663.402.165 đồng (Phụ lục 2.53)
Minh chứng tại “Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng”, cải tạo khu vực sản xuất nhà máy bia số 1 Lạch Tray thực hiện theo hợp đồng số 08-08/2018/HĐXL ngày 08/8/2018, hoàn thành nhận bàn giao đưa vào sử dụng ngày 1/7/2019 với số tiền 10.991.342.497 đồng; lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy nhà máy 1, “biên bản nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng ngày 28/5/2019” (Phụ lục 2.22), Tài sản được ghi tăng vào ngày 6/6/2019 với số tiền 243.507.800 đồng (Phụ lục 2.54).
b3. Kiểm kê TSCĐ
Cuối năm, các công ty khảo sát thường thực hiện kiểm kê TSCĐ (Phụ lục 2.23). Trên biên bản kiểm kê thống kê lại toàn bộ các TSCĐ hiện có của DN đến thời điểm kiểm kê, chi tiết cho từng loại, nhóm TSCĐ. Kết quả kiểm kê chỉ đơn thuần là so sánh với số liệu trên sổ kế toán, sổ giao nhận TSCĐ của từng bộ phận để xác định TSCĐ thừa thiếu, hoặc nhằm đánh giá tình trạng hoạt động của các máy móc thiết bị để có kế hoạch sửa chữa, thay thế hoặc thanh lý. Tại các DN khảo sát không đánh giá những thay đổi về khả năng mang lại lợi ích kinh tế của TSCĐ trong hiện tại cũng như tương lai, các TSCĐ trên sổ kế toán bao gồm rất nhiều các TSCĐ đã được khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng cho hoạt động kinh doanh hoặc đang chờ thanh lý.
b.4 Kế toán tổn thất TSCĐ