Loại dự án Tpb IRRPhương pháp phân tíchNPV PI Căn cứ lựa chọn
Dự án ngắn hạn, vốn đầu tư thấp, mục tiêu lợi nhuận cao,
rủi ro thấp
X X
- Phương pháp kỳ hoàn vốn cho biết thời gian hoàn vốn của dự án, nếu thời gian hoàn vốn của dự án càng ngắn thì dự án càng nhanh được thu hồi vốn, do vậy ít rủi ro.
- Phương pháp IRR chỉ ra cụ thể tỉ lệ lãi suất sinh lợi của dự án.
Dự án mang tính dài hạn, vốn đầu tư lớn
X X
- Phương pháp NPV cho biết hiệu quả thuần của dự án là mục tiêu mà nhà đầu tư mong muốn đạt được.
- Phương pháp PI cho biết thông tin về hiệu quả đồng vốn đầu tư trong thời gian hiệu lực của dự án.
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.)” Về tỉ lệ lãi suất áp dụng khi tính toán chiết khấu dòng tiền:
Khi sử dụng các phương pháp NPV, IRR, PI thì các DNNY trên địa bàn thành phố Hải Phòng cần xác định tỷ lệ chiết khấu thích hợp làm cơ sở cho việc chiết khấu các dòng tiền tương lai về hiện tại của các dự án.
- Đối với các dự án đầu tư từ một nguồn vốn thì xác định tỷ lệ chiết khấu chính là chi phí sử dụng nguồn vốn đó.
- Đối với các dự án được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, vừa bằng vốn vay, vừa bằng vốn chủ sở hữu, mỗi nguồn vốn có chi phí sử dụng khác nhau, do vậy tỷ lệ chiết khấu được xác định là chi phí sử dụng vốn bình quân cho các nguồn vốn đó.
Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) là chi phí bình quân gia quyền của tất cả các nguồn tài trợ dài hạn mà các DNNY trên địa bàn thành phố Hải Phòng đang sử dụng.
- Thứ hai, hoàn thiện kế toán quản trị cho việc ra quyết định trong quá trình sử dụng TSCĐ.
Để lựa chọn thông tin thích hợp cho ra các quyết định trong quá trình sử dụng TSCĐ ở các DN khảo sát, “việc hoàn thiện kế toán quản trị cho việc ra quyết định trong quá trình sử dụng TSCĐ được thực hiện trên các nội dung sau:
Bảng 3.6: Thông tin thu thập và xử lý trong lựa chọn phương án nên sửa chữa nhằm khôi phục lại năng lực tài sản hay nâng cấp TSCĐ
Các thông tin thu thập
Phương án
Khôi phục năng lực TSCĐ (A) Nâng cấp TSCĐ (B) Chênh lệch
Chi phí - Chi phí để khôi phục lại
năng lực sử dụng TSCĐ - Chi phí để nâng cấpTSCĐ Chênh lệch chi phí =chi phí (b) – chi phí (a)
Thời gian sử dụng còn lại - Không thay đổi - Có thể kéo dài
Công suất - Không thay đổi - Có thể tăng lên
Thu nhập - Các chi phí tiết kiệm
(nếu có)
- Thu nhập tăng thêm do kéo thời gian sử dụng - Thu nhập tăng thêm do tăng công suất hoạt động
Chênh lệch thu nhập = thu nhập (b) – thu nhập (a)
Quyết định Nếu chênh lệch thu nhập > Chênh lệch chi phí: Chọn phương án B Nếu chênh lệch thu nhập < Chênh lệch chi phí: Chọn phương án A
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.) ii) Quyết định nên sửa chữa lớn TSCĐ theo phương thức tự làm hay giao thầu.
Bảng 3.7: Thông tin thu thập và xử lý trong lựa chọn phương án nên SCL TSCĐ theo phương thức tự làm hay giao thầu
Các thông tin thu thập
Phương án SCL
Tự làm (A) Giao thầu (B) Chênh lệch
Chi phí phát
sinh (1) Chi phí SCL TSCĐ Chi phí thuê ngoài SCLTSCĐ Chênh lệch chi phí sửa chữa= chi phí (b) – chi phí (a)
Thời giansửa chữa (2) Thời gian T(a) Thời gian T(b)
(3) Chi phí chìm phát sinh trong 1 đơn vị thời gian SCL
Chi phí chìm phát sinh trong 1 đơn vị thời gian SCL
Tổng chi phí chìm
(4) chi phí chìm (a) = (2) x (3)
chi phí chìm (b) = (2) x (3) Chênh lệch chi phí chìm = chi phí chìm (b) - chi phí chìm (a)
Quyết định
- Nếu chênh lệch chi phí sửa chữa = 0 và chênh lệch chi phí chìm > 0: Chọn phương án A - Nếu chênh lệch chi phí sửa chữa = 0 và chênh lệch chi phí chìm < 0: Chọn phương án B - Nếu chênh lệch chi phí sửa chữa > 0
+ chênh lệch chi phí chìm = 0: Chọn A + chênh lệch chi phí chìm > 0 : Chọn A
+ chênh lệch chi phí chìm < 0 & mức chênh lệch chi phí sửa chữa < mức chênh lệch chi phí chìm: Chọn B
+ chênh lệch chi phí chìm < 0 & mức chênh lệch chi phí sửa chữa > mức chênh lệch chi phí chìm: Chọn A
- Nếu chênh lệch chi phí sửa chữa < 0 + chênh lệch chi phí chìm = 0: Chọn B + chênh lệch chi phí chìm < 0 : Chọn B
+ chênh lệch chi phí chìm > 0 & mức chênh lệch chi phí sửa chữa < mức chênh lệch chi phí chìm: Chọn A
+ chênh lệch chi phí chìm > 0 & mức chênh lệch chi phí sửa chữa > mức chênh lệch chi phí chìm: Chọn B
iii) Quyết định nên thanh lý TSCĐ hay sửa chữa TSCĐ để tiếp tục sử dụng.
Bảng 3.8: Thông tin thu thập và xử lý trong lựa chọn phương án nên thanh lý TSCĐ hay sửa chữa TSCĐ để tiếp tục sử dụng
Các thông tin thu thập
Phương án
Chênh lệch
Thanh lý TSCĐ (A) Sửa chữa TSCĐ để sử dụng (B)
Thời gian sử dụng
= 0 = Thời gian sử dụng còn lại của
TSCĐ
Thu nhập - Thu thanh lý TSCĐ - Thu nhập tăng thêm từ khai thác TSCĐ trong thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ
Chênh lệch
Thu nhập = thu nhập (b) – thu nhập (a)
Chi phí - chi phí thanh lý
TSCĐ
- chi phí sửa chữa TSCĐ Chênh lệch
chi phí = chi phí (b) – chi phí (a)
Quyết định Nếu chênh lệch thu nhập > Chênh lệch chi phí chi phí: Chọn phương án B Nếu chênh lệch thu nhập < Chênh lệch chi phí: Chọn phương án A
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.)
Tuy nhiên, kế toán cần chú ý, phải so sánh thêm với phương án lợi ích từ Thanh lý TSCĐ và tiếp tục đầu tư mới TSCĐ với phương án Sửa chữa TSCĐ để tiếp tục sử dụng để việc đưa ra quyết định đảm bảo tính đúng đắn hơn.
iv) Quyết định nên tiếp tục sử dụng TSCĐ hay chuyển loại TSCĐ sử dụng sang mục đích cho thuê hoặc ngược lại.
Bảng 3.9: Thông tin thu thập và xử lý trong lựa chọn phương án tiếp tục sử dụng TSCĐ hay chuyển loại TSCĐ sang mục đích cho thuê
Các thông tin thu thập
Phương án Chênh lệch Sử dụng TSCĐ (A) Cho thuê TSCĐ (B)
Thu nhập thu nhập từ khai thác
TSCĐ
thu nhập từ cho thuê TSCĐ
Chênh lệch
thu nhập = thu nhập (b) – thu nhập (a)
Chi phí chi phí sử dụng TSCĐ chi phí cho thuê TSCĐ Chênh lệch
chi phí = chi phí (b) – chi phí (a)
Quyết định Nếu chênh lệch thu nhập > Chênh lệch chi phí: Chọn phương án B Nếu chênh lệch thu nhập < Chênh lệch chi phí: Chọn phương án A
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.)”
3.5.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán tài sản cố định đi thuê trên góc độ kế toánquản trị quản trị
3.5.2.1. Hoàn thiện thu thập thông tin
Từ những bất cập thực tế qua khảo sát ở các DNNY trên địa bàn thành phố Hải Phòng có phát sinh giao dịch thuê tài sản, có thể đề xuất hoàn thiện thu thập thông tin làm cơ sở cho việc “đánh giá lựa chọn phương án phù hợp giữa thuê hay mua tài sản để mang lại lợi ích kinh tế cao nhất cho DN như sau (bảng 3.10):