Bảng phân tích chỉ số sinh lời

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp niêm yết trên địa bàn Thành phố Hải Phòng. (Trang 177 - 184)

Dòng tiền Năm phát sinh

dòng tiền Lượng tiền

Hệ số chiết khấu

Giá trị hiện tại

1. Dòng thu Lợi nhuận sau thuế Giá trị thanh lý

Khấu hao tài sản cố định Thu hồi vốn lưu động ………

2. Dòng chi

Vốn đầu tư ban đầu Vốn lưu động Chi phí sửa chữa ….

Chỉ số sinh lời (PI) = (1/2)

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.)”

3.6. Điều kiện thực hiện giải pháp

Trong gian đoạn tiếp theo, hoàn thiện kế toán tài sản cố định trong các DNNY trên địa bàn Thành phố Hải Phòng là điều vô cùng cần thiết, nhưng cũng rất phức tạp và có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và đơn vị quản lý. Điều này chỉ có thể được thực hiện một cách hiệu quả và chuẩn xác nếu có sự phối hợp đồng bộ từ phía Nhà Nước; các Bộ, Ban, Ngành chủ quản và từ phía các DN. Các giải pháp sẽ mang lại hiệu quả cao nhất nếu chúng có được các điệu kiện thuận lợi để thực hiện. Các “điều kiện này cụ thể như sau:

3.6.1. Về phía Nhà Nước, Bộ Tài chính

Luật kế toán đã được ban hành và vận hành trong nền kinh tế. Tuy nhiên, Việt Nam với xu hướng đang hội nhập kinh tế quốc tế và hội tụ kế toán quốc tế thì những cơ chế và Hệ thống Pháp Luật về các lĩnh vực kinh tế nói chung, kế toán nói riêng vẫn cần phải được từng bước hoàn thiện để đảm bảo sự phù hợp giữa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà Nước với các thông lệ quốc tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế và hội tụ kế toán quốc tế có thể dẫn đến những sự thay đổi trong Hệ thống Pháp Luật nói chung và Luật kế toán nói riêng. Để hoạt động kế toán nói chung, kế toán TSCĐ nói riêng trong nền kinh tế đạt được hiệu quả, đảm bảo sự chính xác thì việc ban hành và điều chỉnh Hệ thống Pháp Luật, Luật kế toán là chưa đủ. Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống Pháp Luật, Nhà Nước còn cần có kế hoạch tổ chức, triển khai, thực hiện, giám sát một cách khoa học và hiệu quả. Ngoài ra, Nhà Nước cần có các hướng dẫn cụ thể để thi hành Luật một cách đồng bộ, đầy đủ, chính xác và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Nhà Nước cũng cần có những quy định cụ thể đối với từng trường hợp không thực hiện hoặc vi phạm Luật nhằm đảm bảo tính răn đe và hiệu quả trong việc triển khai thực hiện Hệ thống Pháp Luật.

Về phía Bộ Tài chính

Bộ Tài chính là cơ quan có vai trò nghiên cứu, ban hành, điều chỉnh Chuẩn mực kế toán và hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán mới. Trước xu hướng hội tụ kế toán quốc tế của kế toán Việt Nam, để đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất trong hoạt động kế toán nói chung và kế toán TSCĐ nói riêng thì Bộ Tài chính cần nghiên cứu thực hiện các vấn đề sau đây:

Xây dựng và hoàn thiện Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam theo xu hướng hội tụ kế toán quốc tế

Để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong kế toán TSCĐ khi tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế và hội tụ kế toán quốc tế thì Bộ Tài chính cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, hoàn chỉnh Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam. Hiện tại, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa xem xét đến nhiều vấn đề mà kế toán quốc tế đã tồn tại và vận hành. Khi nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Bộ Tài chính cần thực hiện dựa trên cơ sở tham khảo các chuẩn mực kế toán quốc tế cùng kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế và khoa học kế toán phát triển trên thế giới; tiếp thu ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước. Đối với kế toán TSCĐ, trong giai đoạn sắp tới Bộ Tài chính cần nghiên cứu và ban hành: chuẩn mực kế toán suy giảm giá trị tài sản, chuẩn mực kế toán đối với

tài sản dài hạn nắm giữ để bán và các hoạt động bị chấm dứt và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan. Đây là những vấn đề rất cần thiết đối với nền kinh tế trong việc kế toán TSCĐ đảm bảo sự chính xác và hiệu quả.

Đối với nhiều DN hiện nay, kế toán giảm giá trị TSCĐ chưa được xem xét trong quá trình kế toán. Điều này đã dẫn đến những sự ảo tưởng về giá trị TSCĐ và sự nhìn nhận thiếu chính xác đối với các thông tin TSCĐ của DN. Do đó, Bộ Tài chính cần nghiên cứu và ban hành Chuẩn mực kế toán: Suy giảm giá trị tài sản trên nền tảng là Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 36. Chuẩn mực này ra đời sẽ giúp cho DN có được sự nhìn nhận chính xác hơn đối với TSCĐ khi mà giá trị còn lại sẽ thấp hơn giá trị có thể thu hồi của TSCĐ.

Đối với các DNNY thì quá trình cổ phần hóa và tái cơ cấu là điều chắc chắn phải xảy ra. Quá trình này diễn ra sẽ kéo theo nhiều TSCĐ được đánh giá là lạc hậu, không còn khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, chờ để thanh lý, nhượng bán. Những TSCĐ này theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam sẽ vẫn được ghi nhận theo nguyên giá và thu hồi giá trị thông qua khấu hao. Điều này khiến những thông tin về TSCĐ có sự khác biệt, thiếu chính xác giữa sổ sách và thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Do đó, Bộ Tài chính cần xem xét vấn đề này và xây dựng Chuẩn mực kế toán về: Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và các hoạt động bị chấm dứt trên nền tảng là IFRS 05. Việc ban hành chuẩn mực này sẽ giúp định hướng cho các DN trong kế toán TSCĐ với đối tượng tài sản đặc biệt này và phù hợp với nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Ban hành và cụ thể hóa các quy định vào hoạt động kế toán

Bên cạnh việc nghiên cứu, xây dựng và bổ sung các chuẩn mực mới cho Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Bộ Tài chính còn cần ban hành và cụ thể hóa các quy định của chuẩn mực kế toán thành các chế độ, thông tư, hướng dẫn kế toán nhằm cụ thể hóa hoạt động kế toán tại các DN và phục vụ cho việc áp dụng kế toán đối với các nội dụng kế toán mới, phức tạp.

Rà soát công tác kế toán tài chính đảm bảo tính chính xác và thống nhất trong quá trình thực hiện

Bộ Tài chính cần tiến hành xem xét và rà soát công tác kế toán tài chính tại các DN hiện nay trong nền kinh tế. Bộ Tài chính cũng cần rà soát các loại văn bản có liên quan tới công tác kế toán tài chính đối với các DN hiện nay về tính chính xác, mức độ phù hợp và tính thống nhất giữa các văn bản. Đặc biệt là trong bối cảnh Bộ Tài chính ban hành các chuẩn mực kế toán mới hoặc điều chỉnh các chuẩn mực kế toán hiện có.

Cần nghiên cứu bổ sung những hướng dẫn về kế toán quản trị trong các DN một cách đầy đủ và cụ thể hơn

Cùng với kế toán tài chính, kế toán quản trị có những vai trò riêng không kém phần quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của DN. Do đó, kế toán quản trị cũng cần phải có những hướng dẫn đầy đủ và cụ thể hơn trong việc tổ chức thực hiện tại các DN. Bộ Tài chính có thể xem xét nghiên cứu và bổ sung các hướng dẫn, quy định trong việc tổ chức thực hiện kế toán quản trị trong các DN hiện nay đối với từng lĩnh vực, từng ngành nghề kinh doanh, từng loại hình DN hoặc quy mô DN.

Về phía các tổ chức nghề nghiệp

Các tổ chức nghề nghiệp có vai trò rất quan trọng trong đảm bảo trình độ của người làm nghề kế toán và chất lượng của dịch vụ kế toán. Với vai trò quan trọng như vậy, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với nhiều sự thay đổi, nhiều cơ hội cũng như thách thức thì các tổ chức nghề nghiệp cần phải có các biện pháp để duy trì và phát triển ngành nghề. Trước những nhu cầu cấp bách của hội nhập kinh tế quốc tế và hội tụ kế toán quốc tế thì các tổ chức nghề nghiệp cần thực hiện các nội dung sau:

- Cần tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm và học hỏi đối với các tổ chức nghề nghiệp trong khu vực và quốc tế.

- Cần tăng cường nghiên cứu, trao đổi, tham mưu và góp ý với các cơ quan chức năng, Bộ Tài chính để nhanh chóng hoàn thiện, xây dựng và ban hành Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đáp ứng tốt các yêu cầu của nền kinh tế trong giai đoạn tiếp theo.

- Cần khuyến khích, động viên và tạo các điều kiện thuận lợi cho những người làm nghề kế toán tham gia hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp giúp nâng cao chất lượng dịch vụ hoạt động kế toán.

- Cần tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng, các cơ quan quản lý để hướng dẫn và kiểm tra, rà soát các DN trong việc thực hiện chế độ kế toán hiện hành.

Về phía Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước

Các DNNY là các DN có mức độ minh bạch về thông tin tương đối cao do có sự giám sát của Ủy ban chứng khoán Nhà Nước. Trong giai đoạn tiếp theo, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và hội tụ kế toán quốc tế sẽ tạo ra nhiều sự thay đổi trong công tác kế toán như: sự thay đổi về các chuẩn mực kế toán, thông lệ kế toán; về nhu cầu sử dụng thông tin kế toán ...vv. Điều này đòi hỏi Ủy ban chứng khoán Nhà Nước cần có sự rà soát, xem xét hoặc điều chỉnh những quy định đối với các DNNY. Ủy ban chứng khoán Nhà Nước cũng cần có những quy định chặt chẽ hơn nữa trong yêu cầu các DN phải nghiêm túc khi vận dụng, thực hiện những thay đổi của công tác kế toán và công bố thông tin kế toán nói chung, kế toán TSCĐ nói riêng. Khi các DN vi phạm cũng cần có các quy định và chế tài xử lý nghiêm. Điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kế toán và chất lượng thông tin kế toán trong nền kinh tế.

3.6.2. Về phía các doanh nghiệp niêm yết trên địa bàn Thành phố Hải Phòng

Khi các điều kiện tiền đề dần được hoàn thiện; môi trường và các yếu tố kế toán đã được sửa đổi, xây dựng, bổ sung nhằm đảm bảo sự thống nhất, chính xác trong nền kinh tế, để các giải pháp về kế toán TSCĐ có thể mang lại giá trị cho DN thì về phía các DNNY trên địa bàn Thành phố Hải Phòng cần phải thực hiện tốt các nội dung sau:

Các DN cần hoàn thiện hệ thống kế toán và nghiêm chỉnh chấp hành các chính sách, chế độ kế toán hiện hành

Các DN cần phải tiến hành tổ chức kế toán phù hợp với điều kiện thực tế theo quy định của Luật kế toán, Hệ thống chuẩn mực kế toán và các quy định, chế độ kế toán hiện hành. DN có thể căn cứ trên các quy định đó để lựa chọn áp dụng nhưng cần phải đảm bảo tính nhất quán, thống nhất trong mọi hoạt động, giao dịch và nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đối với kế toán TSCĐ, các DN cần rà soát các nội dung về: phân loại, ghi nhận và xác định giá trị của TSCĐ; lựa chọn thời gian, phương pháp khấu hao...cho từng loại TSCĐ và đối chiếu với các CMKT chi phối kế toán TSCĐ nhằm đảm bảo bảo tính trung thực, hợp lý, đúng bản chất kinh tế và phù hợp với yêu cầu quản lý của từng DN. Hoạt động kế toán TSCĐ tại các DN cần phải đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán và đáp ứng được yêu cầu trong cung cấp thông tin trên các BCTC riêng, BCTC hợp nhất.

Các DN cần thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn cho nhà quản lý và người thực hiện công tác kế toán

Trước xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và hội tụ kế toán quốc tế, hoạt động kế toán nước ta sẽ có nhiều thay đổi để bắt kịp và thống nhất với kế toán quốc tế. Nếu nhà quản lý và kế toán viên chưa thể đảm bảo về năng lực hoặc trình độ chưa tương xứng với công việc được đảm nhận thì sẽ không tránh được những sai sót trong quá trình thực hiện. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình kế toán và quá trình hoạt động của DN. Chính vì vậy, DN cần tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho nhà quản lý và nhân viên kế toán học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. DN cần tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng do Bộ Tài chính hoặc các Tổ chức nghề nghiệp thực hiện tập huấn nhằm giúp công tác kế toán được thực hiện chính xác và hiệu quả.

Các DN cần nghiên cứu và tiến hành trang bị các phương tiện hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kế toán một cách hiệu quả hơn

Các trang thiết bị hiện đại sẽ giúp nâng cao khả năng thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin. Hiện nay, hầu hết các DNNY trên địa bàn Thành phố Hải Phòng đã sử dụng hình thức kế toán máy. Tuy nhiên, một số DN còn chưa khai thác, chưa phát huy hết hoặc thậm chí chưa có những phần mềm kế toán, phần mềm quản lý đối với TSCĐ....Điều này phần nào đã làm giảm đi năng suất lao động kế toán, giảm khả năng cung cấp thông tin kế toán TSCĐ để phục vụ yêu cầu của nhà quản trị. Do đó, các DN cần nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của các DN tiến bộ trong cùng lĩnh vực, cùng khu vực, trên thế giới trong việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác kế toán, quản lý TSCĐ nhằm tăng sự chính xác của thông tin và đáp ứng nhanh chóng cho yêu cầu quản trị DN của nhà quản lý.

Các DN cần nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của kế toán quản trị và từng bước xây dựng, hoàn thiện kế toán quản trị

Kế toán quản trị có vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra các quyết định của DN nói chung và các quyết định về TSCĐ nói riêng. Do đó, các DN cần chú trọng hơn trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị nhằm đảm bảo phù hợp với đặc điểm về trình độ quản lý, trình độ người lao động và khả năng trang bị của DN. Các DN có thể học tập, tiếp thu kinh nghiệm của các DN tiên tiến trong khu vực và thế giới về việc lựa chọn mô hình kế toán quản trị, xây dựng và vận hành kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị TSCĐ nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả trong tổ chức và thực hiện kế toán quản trị TSCĐ.

Các DN cần tiến hành xây dựng lộ trình để áp dụng các giải pháp trong giai đoạn sắp tới

Tùy thuộc vào đặc điểm và điều kiện cụ thể, các DN có thể nghiên cứu và lựa chọn áp dụng các giải pháp vào hoạt động kế toán TSCĐ cho phù hợp. Việc áp dụng có thể được thực hiện ngay hoặc thực hiện trong từng giai đoạn phát triển của DN để mang lại hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, các DN cũng cần phải tiến hành xây dựng một lộ trình cụ thể trong ngắn hạn và dài hạn để có thể vận dụng các giải pháp một cách chính xác và hiệu quả nhất”.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về TSCĐ, kế toán “TSCĐ thuộc quyền sở hữu” và “TSCĐ đi thuê”, và nghiên cứu thực trạng kế toán TSCĐ tại các DNNY trên địa bàn Thành phố Hải Phòng, luận án đã tìm ra những bất cập cần hoàn thiện. Dựa trên những quan điểm hoàn thiện kế toán TSCĐ, tác giả đã đề xuất các giải

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp niêm yết trên địa bàn Thành phố Hải Phòng. (Trang 177 - 184)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w