Đánh giá suy giảm giá trị TSCĐ

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp niêm yết trên địa bàn Thành phố Hải Phòng. (Trang 117 - 123)

Mã hóa Nội dung N Min Max Mean Std. Đánh giá suy giảm giá trị khi nắm

giữ các TSCĐ

SG1 Có thực hiện 56 1.00 2.00 1.304 .464

SG2 Không thực hiện 56 4.00 5.00 4.643 .483

Lý do không thực hiện kế toán suy giảm giá trị TSCĐ

LID1 Do chưa có khuôn mẫu kế toán vàhướng dẫn cụ thể 56 4.00 5.00 4.607 .493

LID2 Do khó hiểu. 56 1.00 2.00 1.750 .437

Valid N

(listwise) 56

(Nguồn: Kết quả trích xuất từ phần mềm SPSS tổng hợp phiếu khảo sát DN)

Kết quả khảo sát về đánh giá giá trị suy giảm TSCĐ tại các DNNY trên địa bàn Thành Phố Hải Phòng thì các DN không được thực hiện việc đánh giá suy giảm giá trị trong quá trình nắm giữ các TSCĐ (100% DN khảo sát không thực hiện với mức Mean =5). Rất nhiều các DN ở trong tình trạng các TSCĐ đã bị hỏng, lạc hậu về kỹ thuật, hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị không đạt được so với kế hoạch, hiện bị suy giảm giá trị TSCĐ. Phỏng vấn kế toán trưởng ở các DN về vấn đề này, thì có ý kiến trả lời cho rằng “suy giảm giá trị tài sản là do tài sản bị lạc hậu về kỹ thuật do tác động của hao mòn vô hình (68%), có ý kiến cho rằng suy giảm giá trị tài sản là do tài sản không sử dụng hết công suất của máy móc thiết bị (26%), các ý kiến còn lại cho

rằng suy giảm giá trị tài sản còn do tài sản đã bị hư hỏng (6%)” (Câu 7-Phụ lục 2.4). Tất cả các ý kiến lý giải về nguyên nhân không thực hiện kế toán suy giảm giá trị TSCĐ bởi lẽ chưa có khuôn mẫu kế toán quy định và hướng dẫn cụ thể (với mức Mean = 4.607), một số ít thì cho rằng đó là vấn đề rất khó (với mức Mean = 1.750)

c. Kế toán dừng ghi nhận TSCĐ

Theo kết quả khảo sát thì việc dừng ghi nhận TSCĐ ở 56 DNNY khảo sát, “các trường hợp dừng ghi nhận và chứng từ sử dụng được tổng hợp qua bảng 2.12 như sau:

Bảng 2.12: Các trường hợp dừng ghi nhận TSCĐ và chứng từ sử dụng tại các DNNY trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Chứng từ sử dụng Các trường hợp dừng ghi nhận TSCĐ Thanh Nhượng bán Góp vốn đầu tư Chuyển loại CCDC Điều chuyển nơi khác Chuyển đổi mục đích sử dụng Báo cáo tình trạng TSCĐ x x - x - x Quyết định x x - - - - Biên bản x x - - - x Hợp đồng x x - - - - Hóa đơn GTGT x x - - - - Chứng từ thanh toán x x - - - - (Nguồn: tác giả tự tổng hợp)”

Kết quả khảo sát cho thấy chủ yếu là do thực hiện thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Các trường hợp do mất tài sản vô cùng hãn hữu, không có giao dịch điều chuyển TSCĐ đi nơi khác, không có giao dịch góp vốn đầu tư bằng TSCĐ (Phụ lục 2.3), việc chuyển loại TSCĐ thành công cụ dụng cụ chỉ bị diễn ra ở giai đoạn 2014, 2015 do thay đổi quy định tiêu chuẩn về giá trị TSCĐ từ 10.000.000 đồng lên thành 30.000.000 đồng, các trường hợp do nhầm lẫn giữa TSCĐ với CCDC không xảy ra tại các DN khảo sát. Duy nhất có trường hợp đặc biệt tại “Công ty cổ phần Vận tải Xăng dầu VIPCO” trong năm 2019 có phát sinh giao dịch chuyển TSCĐHH sang hàng tồn kho.

- Đối với trường hợp thanh lý, nhượng bán TSCĐ, nhìn chung ở các DN khảo sát thường thực hiện theo đúng quy trình quản lý TSCĐ.

Minh chứng tại “Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam”: Thanh lý TSCĐ là xe ôtô FORD biển kiểm soát 16H-7803 năm 2019 với giá có thuế GTGT là 151.000.000 đồng, “hợp đồng mua bán số 0101/VOSCO-19” (Phụ lục 2.24), “Hóa đơn GTGT” (Phụ lục 2.25), “Biên bản giao nhận xe” (Phụ lục 2.26)

Minh chứng tại “Công ty cổ phần Bia Hà Nội-Hải Phòng”: Thanh lý TSCĐ là máy phát điện 330KVA vào năm 2018 với giá 77.000.000 đồng: “Quyết định về việc bán thanh lý TSCĐ” (Phụ lục 2.27), “Hợp đồng bán thanh lý tài sản” (Phụ lục 2.28), “Hóa đơn GTGT” (Phụ lục 2.29), “chứng từ thanh toán”…

Kết quả của bán thanh lý TSCĐ, toàn bộ thu nhập từ bán thanh lý tài sản được ghi nhận vào thu nhập khác trên TK 711, chi phí bán thanh lý tài sản được ghi nhận vào chi phí khác trên TK 811, đồng thời kế toán xóa sổ TSCĐ bằng ghi giảm TSCĐ theo nguyên giá trên TK 211 (Phụ lục 2.48), TK 213 (Phụ lục 2.49), ghi giảm hao mòn trên TK 214 (Phụ lục 2.51), giá trị còn lại của tài sản bán thanh lý được ghi nhận vào chi phí khác trên TK 811.

Đối với trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng TSCĐ, kết quả khảo sát cho thấy các DN khảo sát không phát sinh nhiều loại giao dịch này, một số ít trường hợp là nhà xưởng chuyển sang mục đích cho thuê: cho thuê cửa hàng và cho thuê xưởng sản xuất như ở “Công ty cổ phần Bao bì Bia - Rượu - Nước giải khát”. Riêng trường hợp chuyển TSCĐHH sang hàng tồn kho tại “Công ty cổ phần Vận tải Xăng dầu VIPCO” trong năm 2019 (Phụ lục 2.60), TSCĐ có nguyên giá là 848.334.560 đồng, hao mòn lũy kế 159.062.730 đồng, kế toán đã ghi giảm TSCĐ theo nguyên giá và hao mòn lũy kế, giá trị còn lại của TSCĐ được ghi nhận trên TK 156. Phỏng vấn kế toán tại công ty về giao dịch khá đặc biệt này, họ cho biết đây là trường hợp công ty chuyển nhà làm việc của ban quản lý dự án khu 7 không sử dụng nữa, chuyển sang hàng tồn kho để bán.

Kết quả biến động giảm TSCĐ tại các DN thường được đa số các DN lập báo cáo tổng hợp vào cuối năm, như tại “Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam”, kế toán lập “báo cáo tổng hợp giảm TSCĐ” (Phụ lục 2.55), thông tin trên báo cáo này chỉ là thống kê lại các TSCĐ giảm trong năm theo “nguyên giá”.

Trình bày thông tin tài sản cố định trên báo cáo tài chính a. Trình bày thông tin TSCĐ trên BCTC riêng

Kết quả khảo sát cho thấy các DN đều trình bày trong BCTC các thông tin về TSCĐ phù hợp với yêu cầu của “VAS 03: Tài sản cố định hữu hình”, “VAS 04: Tài sản cố định vô hình” và “VAS 21: Trình bày báo cáo tài chính”.

- Trên Bảng cân đối kế toán:

Thông tin về TSCĐ được các DNNY trên địa bàn thành phố Hải Phòng trình bày theo các chỉ tiêu: nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại, lần lượt ở các mã số 221, 227; thông tin về nguyên giá TSCĐHH, TSCĐVH được trình bày ở chỉ tiêu có mã số lần lượt là 222, 228; thông tin về giá trị hao mòn lũy kế được trình bày ở chỉ tiêu có mã số lần lượt là 223, 229 (Phụ lục 2.57).

- Trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

Thông tin về đầu tư mua TSCĐ được phản ánh ở dòng chi của hoạt động đầu tư được trình bày ở mã 21; thông tin thu về thanh lý, bán TSCĐ được trình bày ở mã 22 trên báo cáo, chỉ tiêu này nếu lãi được trình bày theo số dương, nếu lỗ được trình bày theo số âm trên báo cáo. (Phụ lục 2.58)

Nội dung liên quan đến TSCĐ đều được các công ty thuyết minh khá chi tiết về các chính sách kế toán liên quan đến TSCĐ như thuyết minh thông tin về:

+ Cách xác định nguyên giá TSCĐ.

+ Các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu TSCĐ được ghi nhận vào báo cáo KQKD.

+ Các chi phí đủ điều kiện vốn hóa vào giá trị TSCĐ.

+ Phương pháp khấu hao TSCĐ và thời gian sử dụng đối với từng nhóm TSCĐ.

+ Thuyết minh về tình hình tăng, giảm TSCĐ, khấu hao, giá trị còn lại trong năm và được chi tiết cho từng nhóm TSCĐ. Đối với TSCĐHH thì nhóm tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc và thiết bị; phương tiện vận tải truyền dẫn; thiết bị dụng cụ quản lý; tài sản cố định hữu hình khác. Đối với TSCĐVH thì nhóm tài sản là quyền sử dụng đất, phần mềm máy tính.

Thuyết minh chi tiết tình hình TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng hoặc chờ thanh lý. Như tại “Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam” năm 2019 có tổng nguyên giá TSCĐHH là 6.212.534.418.505 đồng, trong đó 1.083.832.519.891 đồng là số TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng; chi tiết các TSCĐ đã được đem đi thế chấp để đảm bảo cho các khoản vay của ngân hàng có giá trị còn lại trên sổ sách là 2.083.375.853.577 đồng (Phụ lục 2.59); tại “Công ty cổ phần Vận tải Xăng dầu VIPCO” năm 2019 có tổng nguyên giá TSCĐHH là 2.501.942.443.727 đồng, trong đó 610.101.000.000 đồng là số TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng; chi tiết các TSCĐ đã được đem đi thế chấp để đảm bảo cho các khoản vay của ngân hàng có giá trị còn lại trên sổ sách là 315.196.000.000 đồng (Phụ lục 2.60).

b. Trình bày thông tin TSCĐ trên BCTC hợp nhất

Do thực tế tại 56 DNNY khảo sát, trong đó có 19 DN thuộc công ty mẹ, nhưng giữa công ty mẹ và các công ty con không có giao dịch nội bộ về TSCĐ. Các chính sách kế toán liên quan đến TSCĐ được thống nhất trong toàn tập đoàn, không có những khác biệt về phương pháp khấu hao nên khi lập BCTC hợp nhất, chỉ tiêu TSCĐ, nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại chỉ thực hiện bằng cách cộng ngang các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính thuộc phạm vi hợp nhất, không phải thực hiện việc loại trừ ảnh hưởng do khác biệt về chính sách khấu hao hay loại trừ giao dịch mua bán TSCĐ nội bộ tập đoàn do trong thời gian khảo sát không phát sinh các giao dịch mua bán nội bộ về TSCĐ. Minh chứng BCTC hợp nhất của “Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam” năm 2019, hợp nhất BCTC trên cơ sở BCTC riêng của “Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam” và BCTC riêng của “Công ty TNHH một thành viên Đại lý tàu biển và Logistics Vosco”, công ty mẹ sở hữu 100% vốn tại công ty con này (Phụ lục 2.61).

2.2.2. Thực trạng kế toán tài sản cố định đi thuê trên góc độ kế toán tài chính

Khái quát tình hình thuê tài sản

Qua khảo sát thực trạng thuê tài sản tại 56 DNNY trên địa bàn thành phố Hải Phòng, có thể tổng kết lại tình hình thuê tài sản tại các DN khảo sát qua các nội dung sau:

Thứ nhất, về hình thức thuê tài sản

Tại các DN khảo sát, diễn ra các hình thức thuê tài sản tài chính và thuê hoạt động với số lượng giao dịch thuê tăng lên qua các năm. Giao dịch thuê tài sản được gia tăng ở nhiều DN và gia tăng trong từng DN.

Sự gia tăng về giao dịch thuê tài sản của các DNNY trên địa bàn Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 – 2020 được thể hiện “trong Bảng 2.13.

Bảng 2.13: Giao dịch thuê tài sản của các DNNY trên địa bàn Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 – 2020

Loại giao dịch Số lượng giao dịch

2016 2017 2018 2019 2020

Tài sản thuê tài chính 18 35 44 56 66

Tài sản thuê hoạt động 40 45 51 65 79

Tổng 40 86 95 121 145

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)”

Riêng đối với “Công ty cổ phần cơ khí xây dựng AMECC”, chỉ tính riêng trong năm 2020 kí kết 3 hợp đồng thuê tài sản thuộc loại thuê tài chính, các hợp đồng số 02.064, 02.065, 02.070 (Phụ lục 2.30); 1 hợp đồng thuê hoạt động.

Sự gia tăng về số lượng giao dịch thuê tài sản cho thấy hình thức thuê tài sản ngày càng tỏ rõ được tính ưu việt, các DN ngày càng lựa chọn nhiều hơn việc thuê tài sản thay vì mua, đầu tư vào tài sản.

Thứ hai, về loại tài sản thuê

Tại các DN khảo sát, loại tài sản thuê thường là tài sản hữu hình, với khá đa dạng các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thuê kho cần thiết cho hoạt động của các DN.

Loại tài sản thuê của các DNNY trên địa bàn Thành phố Hải Phòng năm 2020 được thể hiện trong “Bảng 2.14 như sau:

Bảng 2.14: Loại tài sản thuê của các DNNY trên địa bàn Thành phố Hải Phòng năm 2020

Loại tài sản thuê Tài sản thuê Tài chínhLoại giao dịch thuêTài sản thuê Hoạt động

Thuê kho 15 4

Thuê mặt bằng 10

Thuê cửa hàng 17 8

Thuê máy móc thiết bị 34 20

Thuê phương tiện vận tải 37

Tổng 66 79

Ví dụ điển hình tại một số công ty niêm yết theo khảo sát của tác giả được thể hiện qua “bảng 2.15 như sau:

Bảng 2.15: Loại tài sản thuê của một số DNNY khảo sát trên địa bàn Thành phố Hải Phòng

(Đơn vị tính: Đồng).

Công ty

Hợp đồng Loại tài sản thuê Giá trị thuê

Loại giao dịch Thuê Tài chính Thuê Hoạt động CÔNG TY CỔ PHẦN ẮC QUY TIA SÁNG C1709186 P2-2017 Máy xếp, gấp và bọc lá cách bông thủy tinh AGM- Dùng xếp và gấp lá cách ắc quy bình 12V-4Ah và 12V- 14Ah

608.534.194 X

Máy nghiền tách sườn cực ắc quy Model: XY-GSFL-4

714.880.152 X

Máy sấy làm khô keo Epoxy gắn trụ cực ác quy, sử dụng điện 380V-50HZ-3phase, dùng trong quá trình sản xuất ắc quy

455.000.000 X

Máy nghiền tách sườn cực ắc quy. Model: XY-GSFL-4

797.989.657 X

Máy rót keo Epoxy dùng trong gắn nắp ắc quy kín khí loại nhỏ. Model: 4500

635.888.047 X CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ XÂY DỰNG AMECC 02.070/2020/ TSC-CTTC Hệ thống máy hàn ống PIPEFAB 972.624.400 X Hệ thống cổng hàn Column-Beam gắn thiết bị hàn tự động POWER WAVE AC/DC 1000SD (Tandem)

3.887.103.000 X

02.065/2020/ TSC-CTTC

Máy hàn ống tự động model PAAWM- 00Ca

1.326.843.100 X

02.064/2020/ TSC-CTTC

Máy khoan tấmlớn 2 trục điều khiển số CNC,

model: TACO-458HH-R plus, hiệu TFI

5.797.506.000 X

309/2020/ AMECC- PHUHA

Thuê kho bãi 225.600.000 X

Cẩu xuống hàng 160.000.000 X

Cẩu lên hàng 160.000.000 X

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.)”

Nhận diện hợp đồng thuê tài sản

Căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng thuê, nhìn chung các DN khảo sát đều nhận diện và phân loại tài sản thuê theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành. “Nhận diện hợp đồng thuê được thể hiện qua bảng 2.16 như sau:

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp niêm yết trên địa bàn Thành phố Hải Phòng. (Trang 117 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w