Thời điểm trích khấu hao TSCĐ thuê

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp niêm yết trên địa bàn Thành phố Hải Phòng. (Trang 124 - 129)

Mã hóa Nội dung N Min Max Mean Std.

TĐ1 Tính từ ngày bắt đầu thuê tài sản 40 1.00 4.00 2.571 1.291

TĐ2 Tính từ ngày bắt đầu sử dụng tài sản

thuê 40 1.00 4.00 2.214 1.124

TĐ3 Theo nguyên tắc tròn tháng 40 1.00 4.00 1.821 .690

(Nguồn: Kết quả trích xuất từ phần mềm SPSS tổng hợp phiếu khảo sát DN)

Thời điểm trích khấu hao tính từ ngày bắt đầu thuê tài sản được các DN khảo sát áp dụng nhiều nhất với mức Mean = 2.571, tiếp đến là áp dụng trích khấu hao tính từ ngày bắt đầu sử dụng tài sản thuê với mức Mean = 2.214, còn lại là áp dụng khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng với mức Mean = 1.821. Phỏng vấn kế toán theo dõi TSCĐ tại các công ty này thì họ có những quan điểm, cách hiểu khác nhau về thời điểm trích khấu hao, “ở các DN thực hiện trích khấu hao tính từ ngày bắt đầu thuê tài sản thì kế toán cho rằng thời điểm bắt đầu thuê là bắt đầu nhận nợ và phát sinh nghĩa vụ trả nợ nên phải tính khấu hao từ thời điểm đó; ở các DN thực hiện trích khấu hao tính từ ngày bắt đầu sử dụng tài sản thuê thì kế toán cho rằng khi đưa tài sản thuê vào sử dụng thì thời điểm đó bắt đầu tính khấu hao. Ở các DN thực hiện khấu hao theo nguyên tắc tròn tháng thì kế toán cho rằng chênh lệch về khấu hao tính theo ngày sử dụng với việc khấu hao tròn tháng không đáng kể nên có thể bỏ qua để giảm bớt việc tính toán.” (Câu 14-Phụ lục 2.4)

- Về giá trị khấu hao: Các DN có giao dịch thuê tài sản khảo sát đều khấu hao theo giá trị tài sản thuê đã được tính vào nguyên giá (100% DN có giao dịch thuê tài sản khảo sát áp dụng).

- Các DN có giao dịch thuê tài sản khảo sát đều không thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản thuê và nợ thuê tài sản do đều tuân thủ nguyên tắc kế toán giá gốc theo quy định của chế độ (100% DN có giao dịch thuê tài sản khảo sát không thực hiện).

Kế toán các giao dịch tài sản cố định đi thuê

a. Kế toán ghi nhận ban đầu TSCĐ đi thuê

Kết quả khảo sát cho thấy tại các DN có giao dịch thuê tài sản, tài sản thuê được ghi nhận ban đầu theo nguyên giá. Kế toán đều sử dụng TK TSCĐ thuê tài chính để ghi nhận tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Tổng nợ thuê còn phải trả được ghi nhận trên TK Vay và nợ thuê tài chính. Thuế GTGT của tài sản thuê được khấu trừ và hạch toán theo từng kì thanh toán khi nhận được hóa đơn (100% DN có giao dịch thuê tài sản khảo sát áp dụng).

Chi phí phát sinh liên quan đến việc sửa sang, lắp đặt thêm thiết bị, thiết kế lại tài sản thuê trước ngày thuê tài sản thường liên quan đến thuê kho, thuê cửa hàng kinh doanh do bên thuê chịu trách nhiệm, nếu chi phí phát sinh không lớn được các DN khảo sát ghi nhận vào chi phí bộ phận sử dụng tài sản thuê hoặc chi phí quản lý. Nếu chi phí phát sinh lớn thì thực hiện phân bổ dần vào chi phí qua TK Chi phí trả trước.

b. Kế toán sau ghi nhận ban đầu TSCĐ đi thuê b.1 Khấu hao TSCĐ đi thuê

Khấu hao TSCĐ đi thuê được các DN có giao dịch thuê tài sản ghi nhận vào chi phí bộ phận sử dụng tài sản thuê.

b.2 Thanh toán nợ thuê tài sản

Định kì, thanh toán tiền thuê tài sản bao gồm nợ gốc và lãi thuê, thanh toán nợ gốc được kế toán ghi giảm nợ gốc trên TK Vay và nợ thuê tài chính, chi phí lãi thuê được ghi nhận vào chi phí tài chính hoặc được vốn hóa theo quy định của “chuẩn mực kế toán đi vay-VAS 16: Chi phí đi vay”. Số thuế GTGT từng kì được khấu trừ và ghi nhận trên TK Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

b.3 Các chi phí phát sinh trong quá trình thuê tài sản

Các chi phí phát sinh trong quá trình thuê tài sản liên quan đến TSCĐ đi thuê do tài sản thuê bị hư hỏng cần phải sửa chữa thuộc trách nhiệm của bên thuê thì kế toán ở các DN có giao dịch thuê tài sản đều ghi nhận vào chi phí bộ phận sử dụng tài sản thuê.

Giao dịch này xảy ra không nhiều tại các DN khảo sát. Trong thời gian khảo sát, tác giả chỉ tìm được một giao dịch phát sinh thuộc loại này, xảy ra tại “Công ty cổ phần Ắc quy Tia Sáng”.

- “Công ty cổ phần Ắc quy Tia sáng” thực hiện kí kết hợp đồng bán tài sản cho “Công ty Cho Thuê tài chính TNHH MTV Quốc tế CHAILEASE”, hợp đồng số C1709186P2-PC ngày 3/11/2017 bán các tài sản bao gồm máy trộn cao chì, hệ thống làm mát, máy trát cao lá cực ác quy, máy làm sấy khô keo… với tổng giá bán chưa thuế 3.878.875.000 đồng, thuế GTGT 10% bằng 387.887.500 đồng, tổng giá thanh toán là 4.266.762.500 đồng (Phụ lục 2.32),

- Hai bên kí kết hợp đồng cho thuê tài chính số C1709186P2- ngày 3/11/2017, “Công ty cổ phần Ắc quy Tia sáng” thuê lại toàn bộ số tài sản trên (Phụ lục 2.33), giá của từng loại tài sản thuê được thể hiện ở bảng 2.15, hợp đồng thuê với 2 lần được tu chỉnh, lần 1 vào ngày 25/12/2017 liên quan đến các điều chỉnh về giá tài sản và lần 2 vào ngày 18/01/2018 liên quan đến các điều chỉnh về tiền kí cược bảo đảm, những thỏa thuận sau điều chỉnh được thể hiện ở thỏa thuận sửa đổi số C1709186P2-PC- AMT (phụ lục 2.34).

- Giá thuê lại bằng đúng với giá bán của các tài sản, với thời hạn thuê 13 tháng, chi tiết lịch trình thanh toán tiền thuê trong 13 tháng, mỗi tháng tháng thanh toán 1 lần (phụ lục 2.33),

Có thể tổng kết về loại giao dịch này và những ghi nhận của kế toán như sau: i) Giao dịch bán TSCĐ cho “Công ty Cho Thuê tài chính TNHH MTV Quốc tế CHAILEASE”.

+ Thu nhập từ bán tài sản kế toán ghi nhận vào thu nhập khác. + Xóa sổ TSCĐHH.

ii) Giao dịch thuê lại số TSCĐ trên từ “Công ty Cho Thuê tài chính TNHH MTV Quốc tế CHAILEASE”, kế toán ghi tăng TSCĐ thuê tài chính và ghi tăng nợ thuê phải trả. (phụ lục 2.56)

b.5 Đánh giá lại giá trị ghi sổ của nợ thuê TSCĐ đi thuê

Nợ thuê tài sản được ghi giảm nợ gốc theo từng kì thanh toán trên cơ sở hợp đồng. Việc đánh giá lại giá trị nợ thuê tài sản do những thay đổi của điều kiện thuê và hay do những hỗ trợ từ phía người cho thuê thực tế không xảy ra trong thời gian khảo sát.

b.6 Trường hợp TSCĐ đi thuê dùng để cho thuê (thuê giáp lưng)

Thực tế khảo sát tại các DNNY trên địa bàn thành phố Hải phòng không phát sinh giao dịch này trong khoảng thời gian khảo sát.

c. Kế toán dừng ghi nhận TSCĐ đi thuê

Kết thúc thuê tài sản, khi trả lại tài sản thuê, kế toán ghi giảm tài sản thuê theo nguyên giá và giảm hao mòn tài sản thuê. Các trường hợp khác dẫn đến dừng ghi

nhận tài sản thuê không phát sinh trong khoảng thời gian khảo sát tại các DNNY trên địa bàn thành phố Hải phòng.

Trình bày thông tin tài sản cố định đi thuê - Trên Bảng cân đối kế toán:

Về tài sản thuê:

+ TSCĐ thuê tài chính được trình bày ở mã số 224, là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại tài sản cố định thuê tài chính tại thời điểm báo cáo.

Mã số 224 = Mã số 225 + Mã số 226

+ Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính được trình bày ở mã số 225, chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ nguyên giá các loại tài sản cố định thuê tài chính tại thời điểm báo cáo.

+ Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ thuê tài chính được trình bày ở mã số 226, chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn của các loại tài sản cố định thuê tài chính lũy kế tại thời điểm báo cáo và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).

Về nợ thuê tài chính:

Nợ thuê tài sản được trình bày ở mã số 320, cùng với các khoản DN đi vay, còn nợ các ngân hàng, tổ chức, công ty tài chính và các đối tượng khác có kỳ hạn thanh toán còn lại không quá 12 tháng tại thời điểm báo cáo.

- Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Chi phí lãi thuê tài sản được

các DN khảo sát trình bày cùng với chỉ tiêu chi phí tài chính và được trình bày ở mã số 22.

- Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

+ Khoản tiền thanh toán cho phần gốc của nợ phải trả thuê tài sản được các DN khảo sát phản ánh vào dòng chi của hoạt động tài chính.

+ Khoản tiền thanh toán cho phần lãi vay của nợ phải trả thuê tài sản được các DN khảo sát phản ánh vào dòng chi của hoạt động kinh doanh ở mã số 06; trong trường hợp được vốn hóa thì phản ánh vào dòng chi của hoạt động đầu tư ở mã 21.

+ Khoản thanh toán tiền thuê ngắn hạn, khoản thanh toán đối với thuê tài sản có giá trị thấp và khoản thanh toán tiền thuê khả biến không bao gồm trong xác định giá trị nợ phải trả thuê tài sản vào dòng tiền hoạt động kinh doanh.

- Trên Thuyết minh BCTC:

Tài sản thuê được các DN khảo sát thực hiện thuyết minh về nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài sản thuê, xác định giá trị ghi sổ của tài sản và các phương pháp khấu hao TSCĐ thuê tài chính áp dụng tại DN.

2.3. Thực trạng kế toán tài sản cố định tại các doanh nghiệp niêm yết trên địabàn thành phố Hải Phòng trên góc độ kế toán quản trị bàn thành phố Hải Phòng trên góc độ kế toán quản trị

2.3.1. Thực trạng kế toán tài sản cố định thuộc quyền sở hữu trên góc độ kế toánquản trị quản trị

Thực trạng kế toán quản trị cho việc ra quyết định đầu tư tài sản cố định a. Khái quát về các dự án đầu tư dài hạn

Các loại dự án đầu tư tại các DNNY trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian khảo sát gồm các loại chủ yếu sau:

- Xây dựng cơ bản: Bao gồm các dự án xây dựng mới và mở rộng quy mô của các nhà máy hiện có, tăng thêm cơ sở vật chất cho hoạt động kinh doanh của các DN như dự án xây dựng nhà nghỉ giữa ca theo kiểu nhà sàn bê tông của “Công ty cổ phần Bao bì Bia-Rượu-Nước giải khát”; dự án xây dựng dãy nhà kho, nhà nồi hơi, nhà máy sản xuất bia, nhà đặt hệ lạnh 2 tầng, nhà chứa tanh loại 13.4 m3, nhà chứa tanh loại 60m3 của “Công ty cổ phần Bia Hà Nội-Hải Phòng”…

- Mua sắm tài sản cố định: Bao gồm các dự án đầu tư lớn cho công nghệ với hàng loạt máy móc thiết bị như: lắp đặt hệ thống lọc nước biển cho tàu biển, lắp đặt hệ thống hải đồ điện tử cho tàu biển, lắp đặt mũ chân vịt cho tàu biển, lắp đặt chân vịt phụ cho tàu biển, lắp đặt thiết bị nâng độ PH cho hệ thống lọc nước tàu biển, thiết bị bơm ngầm, thiết bị đo BOD, máy đo CO2, hệ thống máy thiết bị sản xuất, máy uốn thép hình CNC POCN, hệ thống báo cháy, máy lắc, máy in mã vạch, ổn áp 3P khô SH3-150KVA, máy đào, máy ủi, máy xúc, mua phương tiện vận tải … tại các “Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam”, “Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng”, “Công ty cổ phần bao bì Bia-Rượu-Nước giải khát”, “Công ty cổ phần Đầu tư và dịch vụ Hoàng Huy” …

b. Thu thập thông tin liên quan đến dự án

Để đưa ra một quyết định dài hạn, các đơn vị được khảo sát đều thực hiện việc thu thập và phân tích các thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá lựa chọn phương án đầu tư. “Nội dung thông tin thu thập phục vụ cho việc ra quyết định dài hạn ở các đơn vị khảo sát thường được thực hiện như sau:

- Sự cần thiết phải đầu tư: Trong hầu hết các dự án đầu tư đều phải xác định tính cấp thiết của việc đầu tư xây dựng, mua sắm thay thế, xác định các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện dự án. Đối với những dự án thuộc loại xây dựng cơ bản thì các đơn vị còn xét đến chiến lược phát triển kinh tế của khu vực nơi triển khai dự án để có kế hoạch dài hạn cho dự án.

- Nghiên cứu điều tra thị trường: Nguồn thông tin này được thu thập chủ yếu đối với các dự án mua máy móc thiết bị nhằm xác định lượng cầu của thị trường, đánh giá thị phần của các đối thủ cạnh tranh từ đó đưa ra sản lượng sản xuất phù hợp khi dự án đi vào hoạt động.

- Thông tin về yếu tố công nghệ, kỹ thuật của dự án: Bên cạnh việc phân tích trình độ kỹ thuật, thiết bị cần thiết, mức độ tiên tiến của công nghệ mà dự án áp dụng

để lựa chọn được công nghệ kỹ thuật phù hợp với nguồn lực và những đòi hỏi của thị trường để triển khai dự án phù hợp với mục tiêu.

- Thông tin về phương án khai thác và sử dụng lao động: Thông tin này nhằm xác định dự án khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ vận hành với công suất như thế nào và thu hút thêm bao nhiêu lực lượng lao động.

- Thông tin về tài chính của dự án: Thông tin về tổng nguồn vốn đầu tư vào dự án vốn chủ sở hữu, vốn đi vay? Các chi phí ước tính thực hiện dự án, kế hoạch hoàn trả vốn trước khi dự án đi vào thực hiện” (100% DN áp dụng).

Các thông tin thu thập được cung cấp bởi nhiều bộ phận khác nhau như: bộ phận kế toán, bộ phận kinh doanh, bộ phận marketing, bộ phận sản xuất....

Một số ít dự án có thực hiện cung cấp các thông tin tài chính mà trọng tâm là các dòng tiền thu, dòng tiền chi của dự án. Các thông tin về dòng tiền thu của dự án thường là khấu hao tài sản cố định, giá trị thanh lý; các thông tin về dòng tiền chi của dự án thường là vốn đầu tư ban đầu, chi phí lãi vay. Tuy nhiên thông tin về giá trị thanh lý tài sản rất ít được cung cấp khi đưa ra quyết định, các thông tin về chi phí sửa chữa, bảo dưỡng tài sản dự tính để đưa ra quyết định đầu tư hầu như không được tính đến. Phỏng vấn kế toán trưởng ở một số DN khảo sát, họ cho biết khó ước tính được giá trị thanh lí của tài sản vì thực tế có nhiều TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tiếp tục sử dụng trong nhiều năm sau đó; khó ước tính các chi phí sửa chữa và thời điểm sửa chữa.

Nhiều dự án thông tin thu thập là “Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu”, “Quyết định chỉ định thầu”, hoặc “giấy báo giá” của 2 đến 3 nhà cung cấp gửi đến cho DN, trên đó thông tin cụ thể về loại thiết bị, máy móc theo yêu cầu và giá cả, như “Bảng chào giá số 20092019” của “Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Hưng Bình Phát” chào bán máy bơm chim hỏa tiễn Model 6L35/4 sản xuất tại Italia cho “Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Hải Phòng” (Phụ lục 2.35).

Nhiều dự án thông tin thu thập là “Dự toán kinh phí sử dụng như đối với công trình lắp đặt hệ thống chữa cháy ngoài nhà” với giá trị đầu tư 267.858.580 đồng của “Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng” (Phụ lục 2.36). Khi lắp đặt xong thì lập “Quyết toán kinh phí lắp đặt hệ thống chữa cháy ngoài nhà” (Phụ lục 2.37).

c. Các phương pháp lựa chọn để ra quyết định đầu tư TSCĐ

Một phần của tài liệu Kế toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp niêm yết trên địa bàn Thành phố Hải Phòng. (Trang 124 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(184 trang)
w