Mã hóa Nội dung N Min Max Mean Std
QĐ1 PP: Giá trị hiện tại thuần (NPV) 56 2.00 4.00 3.071 1.006
QĐ2 PP: Tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR) 56 2.00 4.00 2.929 1.006
QĐ3 PP: Thời gian hoàn vồn (Tpb) 56 4.00 5.00 4.411 .496
QĐ4 PP: Chỉ số sinh lời (PI) 56 1.00 2.00 1.482 .504
QĐ5 Phương pháp khác. 56 1.00 2.00 1.554 .502
Kết quả khảo sát cho thấy phương pháp kì hoàn vốn được các DN áp dụng nhiều nhất với mức Mean = 4.411, tiếp đến là các phương pháp Giá trị hiện tại thuần (Mean = 3.071), phương pháp Tỷ suất sinh lời nội bộ (Mean = 2.929), ít áp dụng nhất là phương pháp chỉ số sinh lời (Mean = 1.482)
- Quyết định đầu tư TSCĐ dựa trên các phương pháp TPB, NPV, IRR
Tất cả các thông tin sau khi thu thập sẽ được tổng hợp lại phục vụ cho việc ra quyết định. Theo kết quả điều tra cho thấy, để phân tích và cung cấp thông tin giúp Ban lãnh đạo DN ra quyết định, ở các DN khảo sát, ban lãnh đạo thường sử dụng thông tin về sự cấp thiết phải đầu tư xây dựng, mua sắm, thay thế… và căn cứ vào nguồn lực của DN, khả năng huy động vốn vay và tình hình thị trường, sử dụng phương pháp NPV và IRR để ra quyết định. Điển hình cho loại quyết định dựa trên phương pháp NPV và IRR là dự án của “Công ty cổ phần bao bì Bia-Rượu- Nước giải khát”, nhập khẩu dây chuyền thiết bị đổ lót keo nắp loại PMC300A nhằm nâng công suất hoạt động từ 100.000 nắp/giờ lên 200.000 nắp/giờ với tổng trị giá 15.106. 917.273 đồng. Kết quả thẩm định dự án đầu tư chiều sâu này được thực hiện khá bài bản trên cơ sở thu thập khá đầy đủ các thông tin về sự cần thiết và mục tiêu đầu tư, sự phù hợp quy hoạch, sự tuân thủ quy chuẩn xây dựng, sự lựa chọn hợp lý loại công nghệ, đánh giá về thị trường đầu ra của sản phẩm, trong đó đặc biệt trú trọng đến các thông số về thời gian hoàn vốn, NPV và IRR của dự án. Cụ thể:
Đối với dự án: Thời gian thu hồi vốn 3 năm 6,30 tháng;
NPV dự án (12%, 20 năm) = 33.878.892.943 đồng
IRR dự án = 26,61 % < WACC = 9,55%. Do đó nên đầu tư Đối với chủ sở hữu: Thời gian thu hồi vốn 1 năm 9,92 tháng;
NPV chủ sở hữu (12%, 20 năm) = 36.798.662.019 đồng IRR chủ sở hữu = 64%
“Báo cáo tổ thẩm định” (Phụ lục 2.38)
Tuy nhiên, ở nhiều DN khảo sát, các quyết định đầu tư TSCĐ ít có sự tính toán dựa trên các phương pháp NPV hay IRR để đưa ra thông tin về hiệu quả dự án. Nhiều kế toán ở các DN khảo sát còn không rõ được nội dung và cách tính toán từng phương pháp. Phỏng vấn lãnh đạo DN và kế toán trưởng ở một số DN khảo sát, họ cho biết “các TSCĐ đầu tư xây dựng, mua sắm được sử dụng cho hoạt động kinh doanh, khó có thể tách biệt được những lợi ích của từng TSCĐ đó mang lại cho DN là bao nhiêu. Nếu tài sản được đầu tư bằng vốn đi vay thì DN có sự cân đối trên cơ sở so sánh giữa tỉ suất phí lãi vay, các điều khoản hoàn trả vốn với tỉ lệ lợi nhuận thực tế đạt được trong quá khứ, tỉ lệ lợi nhuận ước tính theo kế hoạch của DN để ra quyết định đầu tư, nếu tỉ lệ lợi nhuận ước tính lớn hơn tỉ lệ lãi suất tiền vay thì quyết định đầu tư và ngược lại.”
- Quyết định đầu tư TSCĐ dựa trên tiêu chí TSCĐ đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật quy định, phù hợp nguồn lực và giá cả thấp nhất.
Ở nhiều DN khảo sát, với các dự án nhỏ, vốn đầu tư ít thì quyết định đầu tư đơn thuần chỉ dựa trên những yêu cầu TSCĐ phải đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật quy định, phù hợp nguồn lực.
Cụ thể tại “Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng”: Năm 2019 khi quyết định đầu tư hệ thống phòng cháy chữa cháy, công ty chỉ lập “Dự toán kinh phí sử dụng như đối với công trình lắp đặt hệ thống chữa cháy ngoài nhà tại cửa hàng bia 16 Lạch Tray” (Phụ lục 2.36); “Quyết toán kinh phí lắp đặt hệ thống chữa cháy ngoài nhà tại cửa hàng bia 16 Lạch Tray” (Phụ lục 2.37).
Năm 2020 khi công ty mua Máy nén khí HITACHI 55kw; Hệ thống tách ẩm; Bộ đổi nguồn điện 3P 100KVA-380V/220V/50Hz, công ty đã dựa trên giấy báo giá của 3 nhà cung cấp, “Công ty TNHH Thương mại Minh Nghĩa” đưa ra giá 220.000.000 đồng, giá chưa bao gồm thuế GTGT, chi phí vận chuyển, lắp đặt, bảo hành 6 tháng; “Công ty TNHH Thương mại Hùng Doanh” đưa ra giá 209.000.000 đồng, giá chưa bao gồm thuế GTGT, chi phí vận chuyển, lắp đặt, bảo hành 6 tháng; “Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Chương Liên” đưa ra giá 200.200.000 đồng, giá đã bao gồm thuế GTGT, bảo hành 12 tháng. Kết quả, “Công ty cổ phần Bia Hà Nội-Hải Phòng” đã lựa chọn mua TSCĐ của nhà cung ứng “Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Chương Liên”, “Biên bản Họp hội đồng đánh giá” (Phụ lục 2.39), “Biên bản đánh giá tình trạng thiết bị” (Phụ lục 2.40), “Biên bản bàn giao đưa vào sử dụng” (Phụ lục 2.41).
Thực trạng kế toán quản trị cho việc ra quyết định trong quá trình sử dụng tài sản cố định
a. Các loại quyết định trong quá trình sử dụng TSCĐ
Tại các DN khảo sát, “các quyết định trong quá trình sử dụng TSCĐ gồm: - Quyết định sửa chữa nhằm khôi phục lại năng lực TSCĐ.
- Quyết định sửa chữa nâng cấp TSCĐ. - Quyết định thanh lý TSCĐ.
- Quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng TSCĐ.
Các loại quyết định này được thực thi trong quá trình điều hành hoạt động DN”. Có thể hệ thống việc thực thi các quyết định trong quá trình sử dụng TSCĐ qua các minh chứng điển hình sau:
- Quyết định sửa chữa nâng cấp TSCĐ: Minh chứng tại “Công ty cổ phần Vận tải Biển Việt Nam”, trong năm 2017 thực hiện cải tạo phòng Vật tư 93.317.600 đồng, cải tạo hệ thống xử lý nước thải 180.625.455 đồng, cải tạo nhà Vosco Hà nội
44.675.1 đồng, cải tạo nhà 122 Nguyễn Tất Thành 663.402.165 đồng (Phụ lục 2.53). Tại “Công ty cổ phần Bia Hà Nội-Hải Phòng”, cải tạo hệ thống lạnh hoàn
thành vào 13/8/2019 với số tiền 317.508.182 đồng được vốn hóa vào TSCĐ, “Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng” (Phụ lục 2.42); cải tạo khu vực sản xuất nhà máy bia số 1 Lạch Tray thực hiện theo hợp đồng số 08- 08/2018/HĐXL ngày 08/8/2018, hoàn thành nhận bàn giao đưa vào sử dụng ngày 1/7/2019 với số tiền 10.991.342.497 đồng;
- Quyết định sửa chữa nhằm khôi phục lại năng lực TSCĐ: Minh chứng tại “Công ty cổ phần Bao bì Bia-Rượu-Nước giải khát” thực hiện tháo và bảo dưỡng 27 bộ khuôn máy dập tôn PTC027 thực hiện theo phương thức tự làm, “Kế hoạch tháo và bảo dưỡng 27 bộ khuôn máy dập tôn PTC027” (Phụ lục 2.20), “Biên bản nghiệm thu Kế hoạch tháo và bảo dưỡng 27 bộ khuôn máy dập tôn PTC027” (Phụ lục 2.21).
- Quyết định thanh lý TSCĐ:
Tại các DN khảo sát, “quyết định thanh lý, nhượng bán TSCĐ” diễn ra khá nhiều như: Đối với trường hợp “thanh lý, nhượng bán TSCĐ”, tại “Công ty cổ phần Vận tải Biển Việt Nam” thanh lý TSCĐ là xe ôtô vận tải năm 2019, “Công ty cổ phần Bia Hà Nội-Hải Phòng” thanh lý TSCĐ là máy phát điện 330KVA vào năm 2018 dựa trên “Báo cáo tình trạng thiết bị”, “Biên bản họp hội đồng thanh lý tài sản”, “Quyết định về việc bán thanh lý TSCĐ” (Phụ lục 2.27).
- Quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng TSCĐ.
Kết quả khảo sát cho thấy tại các DN khảo sát có loại quyết định liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng TSCĐ như chuyển sang mục đích cho thuê: cho thuê cửa hàng và cho thuê xưởng sản xuất tại “Công ty cổ phần Bao bì Bia - Rượu - Nước giải khát”, hoặc chuyển TSCĐHH sang hàng tồn kho tại “Công ty cổ phần Vận tải Xăng dầu VIPCO” trong năm 2019 (Phụ lục 2.60) do chuyển nhà làm việc của ban quản lý dự án khu 7 chuyển sang hàng tồn kho để bán.
b. Thu thập thông tin cho việc ra quyết định trong quá trình sử dụng TSCĐ
Thực tế tại các DN khảo sát, “các thông tin thu thập cho việc ra loại quyết định trong quá trình sử dụng TSCĐ chủ yếu bao gồm:
- Các thông tin báo cáo về năng lực sản xuất của TSCĐ. - Các thông tin báo cáo về tình hình sử dụng TSCĐ. - Các thông tin báo cáo về trạng thái hư hỏng của TSCĐ.
- Các thông tin về định mức chi phí sửa chữa, thời gian dự kiến sửa chữa, thời gian ngừng vận hành tài sản để sửa chữa (Phụ lục 2.43).
- Các thông tin giá thầu sửa chữa (Phụ lục 2.44).”
Nhà quản trị dựa vào các thông tin thu thập được từ các bộ phận sử dụng TSCĐ, bộ phận kế toán để lựa chọn và ra quyết định phù hợp trong từng trường hợp cụ thể. Nhìn chung, các thông tin về tình hình nhu cầu thị trường đối với sản phẩm được sản xuất từ TSCĐ hay những dự báo về tình hình cung cầu đối với sản phẩm,
hay thông tin về thị trường cho thuê tài sản, các chi phí vận hành tài sản……. chưa được nhà quản trị sử dụng trong quá trình ra quyết định.
c. Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định trong quá trình sử dụng TSCĐ
Bảng 2.20: Thông tin phục vụ cho việc ra quyết định trong quá trình sử dụng TSCĐ
Mã hóa Nội dung N Min Max Mean Std
TT1 Các thông tin báo cáo về năng lực
sản xuất của TSCĐ 56 4.00 5.00 4.357 .483
TT2 Các thông tin báo cáo về tình hình
sử dụng TSCĐ 56 4.00 5.00 4.464 .503
TT3 Các thông tin báo cáo về trạng thái
hư hỏng của TSCĐ 56 4.00 5.00 4.250 .437
TT4
Các thông tin về định mức chi phí, thời gian dự kiến, thời gian ngừng vận hành tài sản để sửa chữa
56 4.00 5.00 4.482 .504
TT5 Các thông tin giá thầu sửa chữa 56 4.00 5.00 4.446 .502
TT6 Các loại thông tin khác. 56 4.00 5.00 4.393 .493
Valid N
(listwise) 56
(Nguồn: Kết quả trích xuất từ phần mềm SPSS tổng hợp phiếu khảo sát DN)
Kết quả khảo sát cho thấy các thông tin được sử dụng để ra quyết định trong quá trình sử dụng được sử dụng khá tương đồng nhau ở các DN khảo sát với mức Mean > 4 và Std <= 0.504
Dựa trên các thông tin thu thập được nêu trên, việc ra quyết định sửa chữa nhằm khôi phục lại năng lực TSCĐ, quyết định sửa chữa nâng cấp TSCĐ, quyết định thanh lý TSCĐ hay quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng TSCĐ được thực hiện hoàn toàn căn cứ vào tình trạng thực tế của TSCĐ, những đòi hỏi của quá trình sản xuất kinh doanh cũng như khả năng tài chính của DN để nhà quản trị đưa ra quyết định (100% DN áp dụng) (Phụ lục 2.3).
Phỏng vấn nhà quản trị về lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định TSCĐ trong quá trình sử dụng, “ít có DN nào lựa chọn quyết định dựa trên so sánh thông tin giữa các phương án để lựa chọn thông tin thích hợp, việc ra quyết định mang tính xử lý sự vụ cụ thể nhằm khắc phục tình trạng hiện tại, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được thực hiện liên tục.
Việc so sánh phương án có lợi thường chỉ áp dụng đối với thông tin về thuê nhà thầu sửa chữa, DN sẽ lựa chọn nhà thầu đưa ra giá thầu thấp nhất trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu về kĩ thuật, vật tư sửa chữa TSCĐ” (Câu 19-Phụ lục 2.4).
Riêng đối với quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng TSCĐ từ TSCĐ sử dụng hoạt động kinh doanh sang mục đích cho thuê, thực tế cho thấy ở các DN phát
sinh loại giao dịch này thường tận dụng các TSCĐ tạm thời không sử dụng hay chưa sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh chuyển sang mục đích cho thuê để tăng thêm thu nhập cho DN. Việc đưa ra quyết định chỉ dựa trên cơ sở tận dụng thời gian nhàn rỗi của TSCĐ để tăng thêm lợi ích cho DN.
Thực trạng đánh giá tình hình và hiệu quả sử dụng tài sản cố định Bảng 2.21: Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
Mã hóa Nội dung N Min Max Mean Std Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ tại DN
PT1 Thực hiện PT hiệu quả sử dụng TSCĐ tại DN 56 4.00 5.00 4.339 .478
PT2 Không thực hiện PT hiệu quả sử dụng TSCĐ
tại DN 56 1.00 2.00 1.750 .437
Các chỉ tiêu phân tích sử dụng tại DN
CTPT1 Chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động TSCĐ 56 4.00 5.00 4.179 .386
CTPT2 Chỉ tiêu tỷ trọng TSCĐ 56 4.00 5.00 4.143 .353
CTPT3 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 56 2.00 4.00 2.500 .874
CTPT4 Hệ số sinh lời của TSCĐ 56 2.00 4.00 2.500 .874
CTPT5 Hệ số hao mòn TSCĐ 56 2.00 4.00 2.607 .928
Valid N
(listwise) 56
(Nguồn: Kết quả trích xuất từ phần mềm SPSS tổng hợp phiếu khảo sát DN)
Theo kết quả khảo sát, các DNNY trên địa bàn thành phố Hải Phòng đều thực hiện phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ với mức Mean = 4.399, tuy nhiên việc phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ được thực hiện cho toàn bộ TSCĐ, không thực hiện theo nhóm hay từng TSCĐ.
Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ được áp dụng chủ yếu là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động TSCĐ (Mean = 4.179) để đánh giá quy mô đầu tư, chỉ tiêu tỷ trọng TSCĐ (Mean = 4.143) để phản ánh mức độ trang bị, đầu tư cho TSCĐ, các chỉ tiêu phân tích Hiệu suất sử dụng TSCĐ, Hệ số hao mòn TSCĐ, Hệ số sinh lời của TSCĐ được các DN áp dụng ở mức độ hạn chế với mức Mean < 2.607
Việc theo dõi tình trạng kỹ thuật TSCĐ do bộ phận kỹ thuật thực hiện đảm nhiệm việc theo dõi về mặt kỹ thuật, tình trạng, năng lực sản xuất hiện có và khả năng đáp ứng nhu cầu SXKD của TSCĐ ở tại các bộ phận sản xuất, các loại phương tiện vận tải. Còn TSCĐ nằm ở các phòng ban nào thì phòng ban đó chịu trách nhiệm theo dõi về mặt vật chất và tình trạng của tài sản, có vấn đề bất thường sẽ báo cho bộ phận kĩ thuật và trình lên Ban Giám đốc DN. Với những TSCĐ bị hư hỏng cần sửa chữa, thay thế thì bộ phận này thường báo cáo bằng văn bản trình lên Ban Giám đốc để xin ý kiến. Định kỳ thường vào cuối năm, bộ phận kế toán cùng với bộ phận sử dụng TSCĐ sẽ tiến hành kiểm kê về số lượng TSCĐ và báo cáo kết quả kiểm kê.
2.3.2. Thực trạng kế toán tài sản cố định đi thuê trên góc độ kế toán quản trị
Từ thực tế khảo sát ở 100% các DNNY trên địa bàn thành phố Hải Phòng có phát sinh giao dịch thuê tài sản, tác giả đã phỏng vấn các nhà lãnh đạo DN và kế toán trưởng ở các DN này và thu thập được các thông tin cụ thể như sau, khi có nhu cầu thuê tài sản, “các DN thường chỉ xác định các thông tin cụ thể:
- Xác định loại tài sản cần thuê, các thông số kỹ thuật phù hợp nhu cầu. - Xác định thời hạn thuê căn cứ vào nhu cầu sử dụng.
- Gửi yêu cầu tới một số nhà cung cấp cho thuê tài sản.
- Lựa chọn nhà cung cấp trên cơ sở so sánh về mức giá thuê, lãi suất thuê, dòng tài sản thuê và các điều kiện ưu đãi khác.”
Tuy nhiên, đối với những tài sản có giá trị lớn, có tính đặc thù thì không phải lúc nào cũng có nhiều nhà cung cấp cho thuê nên không phải giao dịch đi thuê tài sản nào cũng có thể lựa chọn được nhà cung cấp. Mặt khác, khi DN đã không có nguồn tài chính dồi dào để có thể đầu tư mua tài sản, cũng không thể tiếp cận được nguồn vốn vay nên thực tế việc lựa chọn phương án phù hợp giữa thuê hay mua tài sản ở nhiều DN là không có tính thực tế, việc thu thập đầy đủ nguồn thông tin cần thu thập và phân tích dữ liệu từ các bộ phận liên quan để xử lý, lựa chọn phương án