Phân loại căn cứ vào đối tượng KTC đươc phân thành nhóm đối tượng cơ bản là KTC nguồn tài nguyên thiên nhiên phi sinh vật và nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh vật[11,tr.58 ].
- KTC nguồn tài nguyên thiên nhiên phi sinh vật: Nhóm tài nguyên này chủ yếu là dầu và khí đốt, các tài nguyên khác như than đá, kim loại, quạng sa khoáng…ít được đề cập đến bởi việc khai thác đòi hỏi công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại, chi phí khai thác cao hơn rất nhiều lần so với khai thác trên đất liền, dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, không mạng lại lợi ích kinh tế. Dầu mỏ và khí đốt luôn là ngành công nghiệp mũi nhọn đóng góp nhiều cho nên kinh tế của các quốc gia có mỏ dầu và khí. Dầu mỏ và khí đốt mạng lại siêu lợi nhuận cho mỗi quốc gia hữu quan, bởi vì dầu mỏ và khí đốt đang giữ một vai trò quan trọng so với các dạng năng lượng khác trong việc làm nhiên liệu cho máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh, giao thông vận tải. Dầu mỏ và khí đốt cùng với than đá chiếm tới 90% tổng tiêu thụ năng lượng trên thế giới.
Dầu mỏ và khí đốt là một nguồn nhiên liệu có sẵn trong thiên nhiên dưới lòng đất. Tuy nhiên việc khai thác dầu mỏ và khí đốt trên biển luôn gặp vấn đê rủi ro rất cao, do vậy việc khai thác dầu và khí luôn đòi hỏi phải có trình độ kỷ thuật cao, máy móc thiết bị hiện đại từ khau thăm dò đến khâu khai thác. Việc thăm dò và khai thác các mỏ dầu và khí dưới đáy biển phải hiệu quả và phải đáp ứng được cá yêu cầu khắt khe như: bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường biển, bảo tồn tài nguyên sinh vật biển tại khu vực khai thác.
+ KTC nhóm nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh vật: bao gồm hợp tác KTC nghề cá, đánh bắt hải sản và các tài nguyên sinh vật, thực vật…Khai thác tài nguyên sinh vật không chỉ đòi hỏi hiệu quả cao, mà còn phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về khai thác bền vững, bảo tồn và duy trì khả năng sinh sản và phát triển nguồn tài nguyên đó.
Khai thác tài nguyên sinh vật không cần đến những máy móc thiết bị công nghệ như khai thác tài nguyên phi sinh vật và được thực hiện chủ yếu bởi các ngư dân và các đội tàu khai thác. Hoạt động của các đội tàu khai khác chịu sự quản lý của Nhà nước, đặc biệt chịu sự quy định về công cụ khai thác và mức sản lượng khai thác. Việc khai thác nguồn tài nguyên sinh vật phụ thuộc vào các yếu tố như mùa sinh sản, luồng cá, khí hậu, thời tiết và năng lực đánh bắt của mối quốc gia.
KTC tài nguyên sinh vật có bản chất là hợp nhất ngư trường, hợp tác quản lý việc khai thác như: đánh bắt trữ lượng và xác định khả năng cho phép khai thác thực tế, quy định công cụ đánh bắt, quy đinh xử lý các hành vi khai thác trái phép, thu thuế… nhằm để bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ ngư dân, bảo vệ môi trường biển, tránh đánh bắt tận thu, tận diệt.
+ KTC các nguồn lợi hỗn hợp và các tiềm năng khác của biển: Về bản chất là thỏa thuận hợp tác KTC theo ý chí của các quốc gia, nhằm khai thác tận dụng mức tối đa tiềm năng và lợi ích mà biển đem lại. Trong lĩnh vực hợp tác khai thác, ngoài những hợp tác KTC tài nguyên phi sin vật và sinh vật, các quốc gia còn hợp tác cùng nhau khai thác tiềm năng và nguồn lợi của biển như trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, du lịch, giao thông vận tải, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, bảo vệ môi trường biển…