- Ưu điểm: Là nó giải quyết dứt điểm về yêu sách chủ quyền Chủ quyền được trao cho một quốc gia nhưng các quốc gia yêu sách chủ quyền khác vẫn được
3.4 Một số kiến nghị, đề xuất hữu ích cho Việt Nam
Trong thời gian một số năm trở lại đây, Trung Quốc tiếp tục gia tăng các hoạt động bồi đắp, cải tạo, xây dựng trái phép các công trình, bố trí vũ khí, binh lính tại các đảo, bãi đá thuộc quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam; với việc đưa ra yêu sách đường lưỡi bò phi lý, từng bước thực hiện ý đồ độc chiếm Biển Đông, đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực, dẫn đến tình hình Biển Đông xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến nhiều nước, đe dọa đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước ta. Trước tình hình đó, chúng ta phải phối hợp và tiến hành đồng bộ các biện pháp để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Một số kiến nghị, đề xuất cụ thể sau:
Một là, tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, hoàn thiê ̣n pháp luật về biển , đảo; tăng cường hơn nữa sự hợp tác phát triển với các quốc gia trong khu vực Biển Đông. Sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực; tiếp tục đối thoại tìm các giải pháp hòa bình, tham gia xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC), kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng trong quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo; thúc đẩy nhanh quá trình dân sự hóa trên biển, nhất là ở một số vùng biển, đảo có vị trí chiến lược kinh tế với xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Trên tinh thần những
vấn đề còn đang bất đồng, tranh chấp song phương thì giải quyết theo hướng song phương; còn những vấn đề tranh chấp liên quan đến nhiều bên thì giải quyết đa phương và phải hết sức công khai, minh bạch giữa các nước liên quan. Kiên trì phấn đấu tìm kiếm một giải pháp cơ bản, lâu dài, không có hoạt động làm phức tạp thêm tình hình, duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, tuân thủ cam kết giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, UNCLOS và năm nguyên tắc chung sống hòa bình, tăng cường nỗ lực xây dựng lòng tin, hợp tác đa phương về an toàn biển, nghiên cứu khoa học, chống tội phạm; nghiêm chỉnh thực hiện DOC, hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC) để Biển Đông thực sự là vùng biển hòa bình, ổn định, hữu nghị và phát triển, vì lợi ích của tất cả các nước trong khu vực, vì an ninh chung của khu vực và trên toàn thế giới.
Hai là, Tập trung nỗ lực xây dựng lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo
vững mạnh. Trong bối cảnh bất ổn trên các vùng biển của Tổ quốc như hiện nay, việc tập trung nỗ lực xây dựng lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo và các hoạt động kinh tế biển, nhất là Hải quân nhân dân Việt Nam, Cảnh sát biển Việt Nam, Bộ đội Biên phòng, dân quân tự vệ biển và lực lượng Kiểm ngư vững mạnh, đủ sức hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao là một yêu cầu bức thiết. Xây dựng và hiện đại hóa lực lượng bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới, nhất là ở một số vùng biển, đảo có vị trí chiến lược kinh tế với xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
Ba là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể nhân dân trong nước và quốc tế, để ngày càng nhiều người dân Việt Nam hiểu biết về pháp luật, tuân thủ các quy định của pháp luật khi tham gia các hoạt động trên biển, đồng thời trên cơ sở hiểu biết pháp luật, mỗi người dân nhận thức và tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên Biển Đông. Trong thời gian qua, sự
cần thiết, không né tránh một số vấn đề mà trước đây thường cho là nhạy cảm của các nhà khoa học, sử học, luật sư và báo chí trong nước đã nâng cao nhận thức, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân, đồng thời qua đó các cơ quan báo chí, thông tấn lớn trên thế giới đưa tin nhiều về vấn đề này khiến dư luận quốc tế hiểu hơn về cơ sở pháp lý, lịch sử, lập trường của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Điều đáng mừng là, qua thông tin rộng rãi trên báo chí Việt Nam và nước ngoài, nhiều chính khách, học giả trên thế giới, dư luận quốc tế đã lên tiếng đồng thuận, ủng hộ lập trường chính nghĩa, lẽ phải của Việt Nam.
Thứ tư, không ngừng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia giỏi trong lĩnh vực pháp luật quốc tế. Việc đào tạo đội ngũ chuyên gia giỏi về pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật biển quốc tế nói riêng không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng pháp luật biển Việt Nam mà còn có tác động tới việc bảo vệ chủ quyền trên biển của Việt Nam. Chúng ta cần một đội ngũ chuyên gia giỏi về luật pháp quốc tế để đưa ra được những bước đi phù hợp, vận dụng luật pháp quốc tế linh hoạt trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình, kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển; đồng thời đẩy mạnh công tác đàm phán, phân định biển với các nước láng giềng; tăng cường hợp tác trên biển theo tinh thần Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), giữ gìn hòa bình và ổn định trên biển, cố gắng thu hẹp bất đồng, tìm kiếm giải pháp ổn định lâu dài mà các bên chấp nhận được. Đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh - quốc phòng trên biển; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức về chủ quyền biển đảo quốc gia.
KẾT LUẬN
Hợp tác KTC là điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương giữa các quốc gia hữu quan để quản lý về khai thác tài nguyên biển. Hợp tác khai thác chung là một giải pháp tạm thời nhưng có tác dụng vô cùng to lớn, tạm thời gác lại các tranh chấp, hạn chế tình trạng căng thẳng dẫn đến chạy đua vũ trang hoặc dẫn đến tình trạng xung đột vũ trang. Khai thác chung không những góp phần vào việc củng cố quan hệ ngoại giao giữa các nước, tăng cường sự hiểu biết, hữu nghị giữa các quốc gia mà Khai thác chung còn được xem như là một cách thức để các quốc gia phối hợp khai thác tài nguyên biển một cách hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế cho các bên mà vẫn đảm bảo chủ quyền quốc gia và bảo vệ môi trường biển… Các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn được các quốc gia áp dụng một cách linh hoạt và hiệu quả nhất trong việc ký kết các thỏa thuận về hợp tác KTC ở các vùng biển mà các quốc qia đang có tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền. Có thể khẳng định rằng, hợp tác KTC là ở những vùng biển chồng lấn là một trong những giải pháp hiệu quả nhất hiệu quả nhằm điều hòa lợi ích của quốc gia, giảm căng thẳng, bảo vệ chủ quyền và đem lại lợi ích kinh tế, đem lại hòa bình cùng phát triển và bảo vệ lợi ích quốc gia và môi trường biển.
Biển Đông được bao bọc bởi 9 quốc gia (gồm Trung Quốc, Phi-lip-pin, Ma-lay-xia, Bruney, In-đô-nê-xia, Xin-ga-po, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam) và 1 vùng lãnh thổ (Đài Loan), và là biển nửa kín rìa Thái Bình Dương, giàu có về tài nguyên cũng đang tồn tại nhiều tranh chấp phức tạp về phân định biển và chủ quyền biển đảo là một đặc điểm nổi bật hiện nay của Biển Đông. Phức tạp nhất của tranh chấp Biển Đông vẫn là tranh chấp chủ quyền đối hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển kề cận. Việc giải quyết các tranh chấp gặp nhiều khó khăn, không thể nhanh chóng được. Song song với quá trình đàm phán phân định biển, các quốc gia trong khu vực Biển Đông đều có chủ trương hướng đến việc hợp
Là một quốc gia ven biển trong khu vực Biển Đông, Việt Nam cũng đang phải đối diện với các tranh chấp song phương và đa phương phức tạp về chủ quyền biển đảo. Những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định về phân định biển: ký kết Hiệp định với Thái Lan về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước trong Vịnh Thái Lan (năm 1997), Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc (năm 2000), Hiệp định phân định TLĐ với In-đô-nê-xia (năm 2003). Cùng với phân định biển, Việt Nam đã ký kết và cùng với các bên ký kết đang thực thi một số thỏa thuận KTC: hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc (năm 2000), KTC dầu khí ở khu vực chồng lấn yêu sách TLĐ với Ma-lay-xia (năm 1992), và hợp tác quản lý, tuần tra chung với Campuchia trong vùng nước lịch sử chung (năm 1982). Những thành tựu đó thể hiện Việt Nam là quốc gia đi đầu trong khu vực về thực thi Công ước Luật biển 1982 và chủ trương giải quyết hòa bình các vấn đề trên biển. Xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế đất nước, bối cảnh giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, căn cứ thực tiễn, xu hướng phát triển và pháp luật quốc tế, Việt Nam cùng với các quốc gia hữu quan trong khu vực Biển Đông sẽ hướng đến việc tiếp tục đàm phán, ký kết và thực thi các thỏa thuận hợp tác KTC. Việc tiếp tục nghiên cứu học hỏi các mô hình hợp tác KTC của các quốc gia trên thế giới có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó có tác dụng gợi mở cho Việt Nam trong việc vận dụng, áp dung các mô hình, các đề xuất, các ý tưởng vào khu vực Biển Đông và Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT
1. Ban Biên giới của Chính phủ (1993), Cơ sở khoa học của việc hoạch định và quản lý các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, Hà Nội.
2. Ban Biên giới của Chính phủ (1995), Các văn bản pháp quy về biển và quản lý biển của Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Ban Biên giới Chính phủ - Bộ Ngoại giao (2004), Tài liệu Tập huấn quản lý biển, Hà Nội.
4. Ban Biên giới Chính phủ-Bộ Ngoại giao (2004), Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của Luật biển Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Nguyễn Bá Diến (2006), Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
6. Nguyễn Bá Diến (2007), “Vấn đề khai thác chung trên các vùng biển-thách thức và triển vọng đối với Việt Nam”, Tạp chính nhà nước và Phát luật, (1).
7. Nguyễn Bá Diến (2007), “Vấn đề phân định biển trong Luật biển quốc tế hiện đại”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế-Luật, T.XXIII, (1).
8. Nguyễn Bá Diến (2008), “Các vùng khai thác chung trong Luật quốc tế hiện đại”, Tạp chí Khoa học-ĐHQGHN, Kinh tế-Luật 24, (2).
9. Nguyễn Bá Diến (2008), “Khai thác chung dầu khí Châu Phi-một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (21), tr.12.
10. Nguyễn Bá Diến (2009), Hợp tác khai thác chung trong Luật biển quốc tế- Những vấn đề lý luận và thực tiễn, (Sách chuyên khảo), Nxb Tư pháp, Hà Nội. 11. Nguyễn Bá Diến (2013), Hợp tác cùng phát triển ở các vùng biển trong pháp luật và thực tiễn quốc tế, (Sách chuyên khảo), Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
12. Nguyễn Bá Diến, Nguyễn Hùng Cường (2008), “Khai thác chung nghề cá Châu Phi-một số kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Tạp chí Khoa học-ĐHQGHN, Kinh tế-Luật 24, (3).
13. Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), Giáo trình Công pháp quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Nguyễn Minh Đức (1997), “Các yêu sách biển của Trung quốc”, Tập san Biên giới lãnh thổ, (4).
15. Nguyễn Minh Đức (2002), “Tình hình giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam- Camphuchia”, Tập san Biên giới lãnh thổ, (12).
16. Liên Hợp Quốc (1958), Công ước Geneva về thềm lục địa, ngày 29/04/1958 tại Geneva, Thụy Sỹ.
17. Nguyễn Xuân Linh (1995), Một số vấn đề cơ bản về Luật biển, Nxb TP.Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
18. Liên Hợp Quốc (1962), Công ước về biển cả, ngày 29/04/1958 tại Geneva, Thụy Sỹ.
19. Liên Hợp Quốc (1964), Công ước về lãnh hại và vùng tiếp giáp lãnh hải, ngày 29/4/1958 tại Geneva, Thụy Sỹ.
20. Liên hiệp ước (1959), Hiệp ước Nam Cực ngày 01/12/1959 tại Washington, Hoa Kỳ.
21. Liên Hợp Quốc (1982), Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển, ngày 10/12/1982 tại Montego Bay, Jamaica.
22. Quốc hội (2000), Luật Dầu khí ngày 6/7/1993 và Luật sửa đổi một số điều của Luật Dầu khí ngày 9/6/2000, Hà Nội.
23. Quốc hội (2003), Luật Biên giới quốc gia ngày 17/6/2003, Hà Nội.
24. Quốc hội (2005), Bộ Luật Hàng hải Việt Nam số 40/2005/QH11, Hà Nội. 25. Quốc hội (2005), Luật ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế, Hà Nội.
26. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (2007), Địa chất và Tài nguyên Dầu khí Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
27. Nguyễn Hồng Thao (2004), “Trung Quốc và tình hình trên khu vực biển Đông”, Tập san Biên giới lãnh thổ, (14).
28. Nguyễn Hồng Thao (2010), Biển Đông-Ba giai đoạn, bốn thách thức, hai cách tiếp cận khu vực và một niềm tin, Hà Nội.
29. Nguyễn Hồng Thao, Đỗ Minh Thái, Nguyễn Thị Mai và Nguyễn Thị Hường (2008), Công ước Biển năm 1982 và chiến lược biển của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Việt Nam-Campuchia (1982), Hiệp định xác lập một vùng nước lịch sử chung Việt Nam-Campuchia năm 1982.
31. Việt Nam-Thái Lan (1997), Hiệp định phân định ranh giới trên biển Việt Nam-Thái Lan trong Vịnh Thái Lan ký ngày 9/8/1997.
32. Việt Nam-Trung Quốc (2000), Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ Việt Nam- Trung Quốc ngày 25/12/2000.
33. Việt Nam-Indonesia (2003), Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam-Indonesia ngày 26/6/2003.
34. Việt Nam-Malaysia (1992), Bản ghi nhớ khai thác chung ngày 5/6/1992. II. Tiếng Anh
35. Agreement between Japan and South Korea concerning joint development of the southern part of the continental shelf adjacent to the countries.
36. Agreement between Norway and Iceland on the continental Shelf between Iceland and Jan Mayen, signed 22 October 1981.
37. Agreement between the Government of Iceland, the Government of Norway and the Government of the Russia fed-eration concerning certain aspects of cooperation in the area of fisheries 15/5/1999.
38. Agreement between the State of Kuwait and the Kingdom of Saudi Arabia Relating to the Partition of the Neutral Zone, signed 7 July 1965.
39. Agreement on relations in the sea fisheries sector between the European Economic Community and the Lithunia Republic 1/1/1995.
40. Agreement on the Settement of Matitime Boundary Lines and Soverign Rights Over Island 20/3/1969.
41. Barhrain-Saudi Arabia Continental shelf 1958.
42. British Institute of International and Comparative Law (1990), Joint development at offshore Oil and Gas-a model Agreement for Joint development with explaratoty commentary.
43. Convention between France and Spain in the Bay of Biscay 1974. 44. Declaration on the conduct of parties in the South China Sea.
45. Hazel Fox (editor) (1990), Joint Development of offshore oil and gas, Vol.I and II-(The Bristish Institute of International and Comparative Law.
46. Masahiro Miyoshi and Valencia Mark J. (1986), Shouth East Asian Seas: Joint Development of hydrocarbons in overlapping claim areas, Ocean Development and International Law Jounrnal 16:211.
47. Nguyen, Hong Thao (2012), “Vietnam’s position on the Sovereignty over the Paracels and the Spratlys: Its Maritime Claims”. Journal of East Asia and International Law.
48. Zhiguo Gao (1998), “The legal concept and aspects of joint development