KHAI THÁC CHUNG Ở CÁC VÙNG BIỂN CHỒNG LẤN
2.1 Các loại hình hợp tác KTC điển hình
2.1.1 KTC phân theo tiêu chí tính chất khu vực
Hợp tác KTC theo tính chất khu vực, được phân thành ba loại sau: KTC ở vùng biển chồng lấn (về yêu sách chủ quyền) nơi chưa có đường ranh giới phân
định biển; KTC tại nơi có đường ranh giới phân định nhưng có mỏ tài nguyên nằm vắt ngang qua; KTC trong vùng biển thuộc chủ quyền của một quốc gia.
2.1.1.1 Hợp tác KTC ở vùng biển chồng lấn (về yêu sách chủ quyền) nơi chưa có đường ranh giới phân định biển chưa có đường ranh giới phân định biển
Từ khi áp dụng Công ước luật biển năm 1982 quy định quy chế vùng Đặc quyền kinh tế 200 hải lý và Thềm lục địa có thể kéo dài tới 350 hải lý. Rất nhiều những quốc gia đã được hưởng lợi việc mở rộng quyền chủ quyền và quyền tài phán khi áp dụng Công ước này, điều này làm ra tăng các vùng biển chồng lấn chủ quyền mà các quốc gia ven biển có bờ biển liền kề hoặc đối diện nhau giữa các quốc gia hữu quan. Khi có sự chồng lấn chủ quyền, nếu một quốc gia đơn phương tiến hành thăm dò, khai thác nguồn tài nguyên ở khu vực tranh chấp này là việc không được quốc gia có tranh chấp và cộng đồng quốc tế chấp nhận. Vì vậy, để giảm bớt căng thẳng nhưng vẫn đảm bảo có thể khai thác được nguồn tài nguyên và đảm bảo được yêu sách chủ quyền , tạm thời gác tranh chấp, các quốc gia hữu quan trao đổi, thỏa thuận một giải pháp tạm thời là hợp tác KTC tại vùng biển tranh chấp chủ quyền này là một giải pháp thích hợp cho cả đôi bên.
Đây là loại hình phổ biến nhất trong thực tế vì nó được hình thành trong quá trình các quốc gia tìm phương thức giải quyết các tranh chấp về chủ quyền tại vùng biển chồng lấn. Đặc biệt, đây là một giải pháp mang tính dàn xếp tạm thời có tính thực tiễn, nhưng không ảnh hưởng đến yêu sách chủ quyền của mỗi bên và không ảnh hưởng đến kết quả phân định cuối cùng, nhưng có thể được xem là một trong những khả năng lựa chọn để các bên có thể làm căn cứ cho việc đi đến một thỏa thuận hoạch định đường ranh giới trên biển.
- Trong các thỏa thuận hợp tác KTC tại khu vực chồng lấn về yêu sách chủ quyền thì đa số đều thỏa thuận liên quan đến KTC nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí tư nhiên (sau đây gọi là dầu khí), với trên 40 thỏa thuận KTC. Trong đó, một số
thỏa thuận KTC dầu khí được cho là thỏa thuận KTC điển hình tại các khu vực chồng lấn sau:
+ Thỏa thuận hợp tác KTC giữa Cô-oét và A-rập Xê-út ngày 07/7/1965 đối với vùng biển trung lập;
+ Bản ghi nhớ giữa Malaysia và Thái lan ngày 21/02/1979 xuất phát từ những mâu thuẫn bất đồng về hiệu lực của đảo Ko Losin trong quá trình phân định đường ranh giới đã không thống nhất được vì quan điểm của hai nước hoàn toàn trái ngược nhau. Cuối cùng giải pháp tạm thời là hợp tác KTC được hai bên thống nhất khi yêu sách của Thái lan ngày 15/8/1973 và yêu sách của Malaysia ngày 21/12/1979 tạo thành vùng chồng lấn;
+ Thỏa thuận hợp tác KTC giữa Nhật Bản và Hàn Quốc ngày 30/01/1974 về vùng KTC phía Nam TLĐ liền kề hai nước, hai nước thống nhất phạm vi KTC rộng 24.092 hải lý vuông và được chia thành 09 tiểu vùng. Chính phủ hai nước sẽ cấp đặc nhượng cho các Doanh nghiệp được phép thăm dò, khai thác ở một khu vực nhất định thuộc một trong chín tiểu vùng;
+ Bản ghi nhớ giữa Iran và Sharjah ngày 29/11/1971;
+ Hiệp định giữa Australia và Indonexia ngày 11/12/1989 xác định vùng KTC rộng 11.129 hải lý vuông, được chia làm 03 khu vực được ký hiệu A, B, C. Theo đó Australia có quyền Tài phán đối với khu vực B, Indonesia có quyền Tài phán đối với khu vực C, khu vực A được đặt dưới sự kiểm soát của hai quốc gia;
+ Bản ghi nhớ giữa Việt Nam và Malayxia ngày 05/6/1992 đã xác định tọa độ khu vực chồng lấn theo đường ranh giới TLĐ;
+ Hiệp định giữa Colombia và Jamaica ngày 12/11/1993 thiết lập một vùng KTC ở nơi hai bên chưa đạt được thỏa thuận về việc phân định đường ranh giới biển có diện tích khoảng 4.500 hải lý vuông, là nơi mà cả hai bên “cùng nhau quản lý, kiểm soát, thăm dò, khai thác tài nguyên phi sinh vật và sinh vật”;
+ Tuyên bố chung của Acgentina và Anh ngày 27/9/1995 về hợp tác thăm dò dầu khí xung quanh đảo Falkland;
+ Hiệp ước giữa Australia và Đông Timor ngày 20/5/2002;
+ Hiệp định giữa Nigieria với CHDC São Tô-mê và Prin-xi-pê ngày 21/02/2001;
+ Hiệp ước giữa Bahrain và Ả-rập Xê-út ngày 22/02/1958; + Hiệp ước giữa Qatar và A-bu Da-bi ngày 30/3/1969;
- Ngoài những thỏa thuận KTC phi sinh vật (chủ yếu dầu khí) như trên, tại các khu vực chồng lấn, nơi chưa có đường ranh giới phân định biển còn có một số thỏa thuận KTC tài nguyên sinh vật điển hình như:
+ Vùng đánh bắt cá chung (được gọi là: “thỏa thuận vùng xám”) giữa Na Uy và Liên Xô (USSR) đã ký kết 03 thỏa thuận, các thỏa thuận được ký hết tại Moscow năm 1977, áp dụng đối với khu vực rộng 67.500km² ở phía Nam biển Barent. Kể từ đó Na Uy và Liên Xô cùng nhau khai thác đánh bắt cá ở 03 ngư trường với nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao như: cá Tuyết, cá Tuyết chấm đen…
+ Thỏa thuận nghề cá năm 1977 giữa Venezuela và Trinidad and Tobago thiết lập 02 vùng đánh cá chung ở phía Bắc nơi ngư dân Venezuela phải xin phép và phía Nam Trinidad nơi ngư dân cả hai nước được đánh bắt tự do. Năm 1985 hai bên thiết lập thêm các vùng đánh cá chung ở phía Đông của Trinidad;
+ Thoa thuận giữa Đan Mạch và Thụy Điển năm 1977 khu vực có thẩm quyền đánh cá chung trong vùng Kattegat vượt ngoài giới hạn 12 dặm ngoài bờ biển của hai nước
+ Hiệp định KTC nghề các giữa Hàn Quốc và Nhật Bản năm 1965 và 1999: Hai nước đã ký kết hiệp định đầu tiên vào năm 1965 trên cơ sở Công ước Luật biển lần thứ nhất và lần thứ hai. Hai nước thồng nhất mỗi nước đều có thẩm quyền đánh bắt cá rộng 12 hải lý. Hiệp định năm 1965 kéo dài co tới năm 1999 đã được
thay thế bằng Hiệp định KTC nghề cá được Nhật Bản và Hàn Quốc ký ngày 28/11/1998, có hiệu lực từ ngày 22/01/1999 [11, tr.158 ];
+ Hiệp định KTC nghề cá giữa Nhật Bản và Trung Quốc năm 1975 và Hiệp định ngư nghiệp giữa CHND Trung Hoa và Nhật Bản ngày 11/11/1997;
+ Thỏa thuận KTC nghề cá giữa Ca-na-da và Liên Xô ngày 22/01/1971; + Hiệp định hợp tác vùng ĐQKT giữa Bar-ba-dos và Guy-a-na liên quan đến thẩm quyền tài phán trong vùng chồng lấn ĐQKT ở ranh giới hai nước và vượt ra khỏi ranh giới hai nước;
+ KTC trong Hiệp định phân định biển giữa Gia-mai-ca và Cô-lôm-bi-a năm 1993 tại vùng chồng lấn TLĐ phía Bắc của Gia-mai-ca và phía Nam của Cô-lôm- bi-a trong vùng biển Ca-ri-bê…[11,tr.193]
- Ngoài ra, có một số thỏa thuận KTC tài nguyên hỗn hợp điển hình như: + Hiệp định KTC hỗn hợp giữa Xê-nê-gan và Ghi-nê Bit-xao ngày 14/10/1993 và Ghị định thư bổ sung cho Hiệp định ngày 12/6/1995;
+ Hiệp định KTC giữa Ni-giê-ria với São Tome & Prin-ci-pê tháng 02/2001[10,tr.177];
2.1.2 KTC theo tiêu chí đối tượng