Với vị trí địa lí, khí hậu, môi trường thuận lợi, Biển Đông có hệ sinh thái khổng lồ, vô cùng đa dạng và phong phú. Thống kê Biển Đông có khoảng trên 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình. Trong đó có khoảng 6.000 loài động vật đáý. Có 2.041 loài cá trong đó có trên 100 loài cá có giá trị kinh tế cao. Hệ giáp xác biển có 1.647 loài, có 75 loài tôm, 25 loài mực, 653 loài rong biển, 298 loài san hô. Ngoài ra Biển Đông còn có nhiều loại nhiễn thể có giá trị kinh tế cao như: Ngọc trai, bào ngư, tôm hùm, vẹm, ngao, sò, hàu… và một số loài Rùa biển quý hiếm được đánh giá là những sản phẩm có giá trị nên được xuất đi khắp nơi trên thế giới. Với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên sinh vật biển phong phú, ngoài việc đánh bắt cá xa bờ, các quốc gia ven biển còn tận dụng điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi để nuôi trồng nhiều loại thủy hải sản phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế.
Nhờ sự giàu có về tiềm năng thủy, hải sản, đa dạng, phong phú về loài động thực vật, các quốc gia ven biển ở Biển Đông được đánh giá là các quốc gia đánh bắt và nươi trồng thủy, hải sản đứng hàng đầu thế giới nhứ: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philippin và Việt Nam, trong đó Trung Quốc là nước có sản lượng đánh bắt cá lớn nhất thế giới (4,38 triệu tấn/năm), Thái Lan đứng thứ 10 thế giới (gần 2
triệu tấn/năm), cả khu vực Biển Đông chiếm gần 10% tổng sản lượng đánh bắt cá hàng năm trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây các nguồn lợi thủy, hải sản của khu vực Biển Đông đã suy giảm đáng kể do tác động của môi trường, sự biến đổi khí hậu, khí thải, ô nhiễm môi trường trầm trọng và sự đánh bắt khai thác quá mức bằng nhiều biện pháp, phương pháp tận diệt của của con người, đặc biệt là Trung Quốc với số lượng tàu thuyền đánh bắt khổng lồ lên đến 2.100 tấn hải sản/ngày, dẫn đến nguồn tài nguyên sinh vật ngày càng cạn kiệt và khan hiếm hơn…