- Quần đảo Hoàng Sa: Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Trung Quốc hiện đang chiếm
3.2.2. Tình hình giải quyết tranh chấp quyết định trực tiếp đến việc áp dụng biện pháp KTC
dụng biện pháp KTC
Tình hình giải quyết tranh chấp trong khu vực là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng áp dụng biện pháp hợp tác KTC. Thực tế cho thấy, nếu hai quốc gia đang căng thẳng trong vấn đề yêu sách chủ quyền chồng lấn thì giải pháp chính trị, ngoại giao rất khó khả thi. Nếu đường biên giới đã được phân định thành công thì việc áp dụng mô hình hợp tác KTC chỉ là vấn đề thời gian. Nhiều quốc gia khi ký hiệp định phân định đường ranh giới trên biển cũng đồng thời ký thỏa thuận hợp tác KTC. Hợp tác KTC là giải pháp tạm thời thường được các quốc gia tính đến khi các quốc gia chưa đi đến thống nhất trong vấn đề phân định đường ranh giới trên biển. Tuy nhiên, trong thực tế không phải bất kỳ tranh chấp chủ quyền nào cũng có thể được các quốc gia chấp nhận giải pháp tạm thời là hợp tác KTC.
Biển Đông đã và đang xảy ra rất nhiều tranh chấp, chủ yếu là tranh chấp song phương hai quốc gia và có cả tranh chấp của nhiều quốc gia đối với yêu sách
chủ quyền một vùng biển nhất định (đa phương) liên quan đến chủ quyền yêu sách đối với các đảo, quần đảo và các bãi đá ngầm. Các tranh chấp này rất phức tạp luôn được sự quan tâm, chú ý của cộng đồng quốc tế. Chỉ duy nhất hai vụ tranh chấp song phương được giải quyết dứt điểm là: tranh chấp đảo Ligitan, Sipadan giữa Malaysia và Indonesia, tranh chấp đảo đá Trắng giữa Malaysia và Singapore. Các tranh chấp giữa Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa là tranh chấp song phương khó giải quyết dứt điểm. Tranh chấp giữa các nước trong khu vực và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sử dụng lại đường lưỡi bò (9 đoạn) phi lí, không dựa trên bất kỳ quy định nào của Luật quốc tế, biến khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp. Đường lưỡi bò bao trọn bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Đông Sa và bãi Macclesfield với khoảng 75% diện tích mặt nước của Biển Đông, chỉ chừa lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, và Việt Nam.
Các quốc gia trong khu vực có tranh chấp trên Biển Đông đã dựa vào ASEAN như là một trung gian để giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc và các thành viên của ASEAN. Các thỏa thuận giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc bao gồm các cam kết thông báo cho nhau về bất kỳ động thái quân sự tại khu vực tranh chấp, và tránh xây dựng thêm công trình mới trên các hòn đảo. Trong đầu thế kỷ 21 Trung Quốc và ASEAN cũng đã bắt đầu các cuộc đàm phán nhằm tạo ra một quy tắc ứng xử nhằm giảm bớt căng thẳng đối với quần đảo tranh chấp, đã thống nhất Tuyên bố về cách ứng xử các bên trên Biển Đông (DOC). Tháng 7 năm 2011, Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam đã đồng ý với một bộ chỉ dẫn sơ bộ nhằm giải quyết tranh chấp. Tuy vậy, vấn đề khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp là Trung Quốc luôn luôn chủ trương chỉ đối thoại song phương và tìm thỏa thuận với từng quốc gia tranh chấp trong khi một số quốc gia Đông Nam Á lại chủ trương đa phương hóa và quốc tế hóa vấn đề tranh chấp.