Hiệp định nghề cá Việt Nam – Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, những gợi mở cho việt nam chuyên ngành luật quốc tế 9 60 38 01 08 (Trang 83 - 86)

- Về An ninh quốc phòng: Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng Trong lịch sử hàng

3.1.2.2. Hiệp định nghề cá Việt Nam – Trung Quốc.

* Khái quát về Vịnh Bắc Bộ:

Vịnh Bắc Bộ được bao bọc bởi Việt Nam và Trung Quốc có diện tích 123.700 km2, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 320 km (176 hải lý) và nơi hẹp nhất khoảng 220 km (119 hải lý). Bờ biển phía Nam Việt Nam dài khoảng 763 km chạy qua 10 tỉnh, thành phố (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị) [3]. Bờ biển phía Trung Quốc dài khoảng 695 km, chạy qua hai tỉnh Quảng Tây và Hải Nam. Phía Việt Nam có khoảng 1.300 hòn đảo ven bờ, đặc biệt có quần đảo Bạch Long Vĩ nằm gần giữa vịnh (nằm cách đất liền Việt Nam khoảng 110 km, cách đảo Hải Nam - Trung Quốc khoảng 130 km). Phía Trung Quốc có một số đảo nhỏ phía đông bắc vịnh như đảo Vị Châu, Tà Dương. Độ sâu của vịnh tương đối nông từ 60 đến 300 m, thuộc bồn trũng sông Hồng, có lớp trầm tích dày khoảng 9 – 14 km. Vịnh có vị trí chiến lược quan trọng đối với Việt Nam và Trung Quốc về an ninh và quốc phòng. Đặc thù của Vịnh là chiều ngang tương đối hẹp, từ trước tới nay hai nước chưa hề phân định Vịnh. Theo Công ước luật Biển năm 1982 thì toàn bộ Vịnh Bắc Bộ là vùng chồng lấn và trong thực tế thời gian qua có tranh chấp, ảnh

hưởng không tốt đến quan hệ giữa hai nước. Ngoài ý nghĩa về an ninh, quốc phòng, Vịnh Bắc Bộ còn có ý nghĩa lớn về kinh tế, có nguồn lợi hải sản phong phú. Hai nước đều có nhu cầu hợp tác đánh bắt, bảo vệ môi trường và bảo vệ và nuôi trồng nguồn hải sản trong Vịnh. Vào các năm 1957, 1961 và 1963 hai nước có ký các thỏa thuận cho phép thuyền buồm của hai bên được đánh bắt trong Vịnh ngoài phạm vi tương ứng 3 hải lý, 6 hải lý và 12 hải lý tính từ bờ biển và hải đảo mỗi bên. Các thỏa thuận này đã hết hiệu lực vào những năm 70.

Năm 2000 cuộc đàm phán về phân định Vịnh Bắc Bộ được đẩy mạnh và đi vào giải quyết thực chất. Kết quả của giải pháp phân định phù hợp với yêu cầu đặt ra. Về diện tích tổng thể Việt Nam được 53,23% diện tích Vịnh, Trung Quốc đạt 46,77% (Việt Nam hơn Trung Quốc 6,46% tức là khoảng 8.205 km2), đường phân định cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý, đảo Cồn Cỏ được hưởng 50% hiệu lực quy chế đảo. Về khía cạnh tài nguyên, giải pháp phân định đạt được cũng bảo đảm việc phân chia lợi ích một cách công bằng. Hai bên đã phân chia rõ ràng phần thềm lục địa để mỗi bên đều có thể tiến hành thăm dò, khai thác tài nguyên trong phạm vi thềm lục địa của mình mà không bị bên kia can thiệp hoặc gây khó khăn. Trong trường hợp có cấu tạo mỏ vắt qua đường phân định thì hai bên sẽ thỏa thuận với nhau về việc khai thác và phân chia lợi ích của việc khai thác đó [32].

* Nội dung chính của Hiệp định nghề cá:

Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc được hai nước ký ngày 25-12-2000 và phê chuẩn ngày 30-6-2004 (cùng với Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ); có 7 phần, 22 Điều và Nghị định thư bổ sung; gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Các quy định chung: Hiệp định này áp dụng cho một phần vùng đặc quyền kinh tế và một phần vùng giáp giới lãnh hải của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ (gọi tắt là Vùng nước Hiệp định). Hai nước cam kết các nguyên tắc chỉ đạo tiến hành hợp tác nghề cá trong Vùng nước Hiệp định trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, quyền

chủ quyền và quyền tài phán của nhau; việc hợp tác nghề cá không ảnh hưởng đến chủ quyền lãnh hải của mỗi nước và các quyền lợi khác mà mỗi bên ký kết được hưởng trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.

- Vùng đánh cá chung: Hiệp định quy định, vùng đánh cá chung là khu vực dưới vĩ tuyến 200

0 Bắc, có vùng lõm của đảo Bạch Long Vĩ, có bề rộng chung là 30,5 hải lý tính từ Đường phân định về mỗi phía ra đến đường đóng cửa Vịnh ở phía Nam, có diện tích 33.500 km2. Thời hạn của vùng đánh cá chung là 12 năm, kể từ khi Hiệp định có hiệu lực và 3 năm mặc nhiên gia hạn. Trong vùng nước của vùng đánh cá chung thuộc vùng đặc quyền kinh tế của bên nào thì bên đó có quyền kiểm tra, kiểm soát các tầu thuyền đánh cá, xử lý các vi phạm theo luật pháp của nước mình và tuân thủ theo thỏa thuận chung của hai nước trong khuôn khổ ủy ban liên hợp. Hiệp định cũng quy định cụ thể:

- Phạm vi, số lượng tầu (1.543), tỷ lệ tầu lưới kéo (không quá 40%), công suất máy tầu (60 CV đến 400CV), công suất máy tầu bình quân (137CV), tổng công suất máy tầu cá đánh bắt cá của mỗi bên (211.391CV) ở vùng đánh cá chung trong 2 năm đầu tiên. Sau 2 năm đầu, ủy ban liên hợp nghề cá của hai nước sẽ bàn bạc thống nhất số lượng tầu cá đánh bắt cá cho các năm tiếp theo. Mỗi bên đều có quyền hợp tác, liên doanh với nước thứ ba trong vùng nước của vùng đánh cá chung thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước mình.

- Phạm vi, thời hạn, số lượng tầu cá đánh bắt cá của mỗi bên và các quy định đối với vùng Dàn xếp quá độ xác định vùng nước dàn xếp quá độ cho phép tàu cá của hai bên được tiếp tục hoạt động nghề cá trong thời hạn 04 năm ở vùng nước phía bên kia. Các bên hàng năm phải giảm dần số lượng tàu đánh cá của mình ở vùng nước phía bên kia và chấm dứt đánh bắt cá trong vòng 04 năm tính từ ngày 30/6/2004 và vùng Đệm cho các tầu cá loại nhỏ ở cửa sông Bắc Luân với bề rộng 03 hải lí tính từ đường phân định ra mỗi bên và chiều dài 10 hải lí..

Ngoài Hiệp định Hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ và Nghị định thư bổ sung Hiệp định Hợp tác nghề cá, hai nước còn ký kết Quy định về bảo tồn và quản lý nguồn thủy sản trong vùng đánh cá chung; tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo tồn, quản lý, khai thác bền vững nguồn thủy sản và giữ gìn an ninh trật tự trong vùng đánh cá chung.Trong thời gian tới hai nước tiếp tục tiến hành đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, những gợi mở cho việt nam chuyên ngành luật quốc tế 9 60 38 01 08 (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)