Một số thỏa thuận hợp tác KTC dầu khí điển hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, những gợi mở cho việt nam chuyên ngành luật quốc tế 9 60 38 01 08 (Trang 48 - 50)

* Hiệp đinh hợp tác KTC giữa Ai-xơ-len và Nauy năm 1981 tại khu vực đảo Jan Mayen

Ngày 22/10/1981 Ai-xơ-len và Na Uy thống nhất ký Hiệp định hợp tác KTC trong vùng chồng lấn TLĐ khu vực đảo Jan Mayen, có diện tích khoảng 373 km², với chiều dài gần 53 km, chiều rộng gần 20 km [10, tr.215]. Vùng chồng lấn được hai quốc gia ký kết hợp tác KTC có diện tích khoảng 45.470 km², trong đó phần phía Bắc có diện tích khoảng 32.750 km² và phần còn lại khoảng 12.720 km². (gần 70% diện tích vùng KTC nằm về phía biển Na Uy).

Nghĩa vụ của Nauy là phải thanh toán chi phí nghiên cứu ban đầu như: nghiên cứu địa chấn và từ lực…Trong vùng KTC các bên được tham gia góp vốn 25% cổ phần ở phần KTC thuộc bên kia; Nếu một mỏ tài nguyên có khả năng thương mại được phát hiện ở phần của Nauy, Ai-xơ-len cũng được tham gia khai thác và sau đó sẽ bù đắp cho Nauy một phần chi phí mà Nauy đã bỏ ra cho đến giai

lệ trong hợp đồng. Ngoài ra, thỏa thuận còn quy định rằng: “Nếu một mỏ Hydro cacbon nằm vắt ngang qua đường biên giới hoặc nằm hoàn toàn trong biển phía Nam nhưng lại vượt quá phạm vi vùng hoạt động KTC thì hai bên sẽ áp dụng nguyên tắc thống nhất hóa thông thường đối với sự phân bổ khai thác mỏ này. Nếu một mỏ Hydro cacbon nằm hoàn toàn trong biển hoàn toàn phần phía Bắc của ranh giới, nhưng lại vượt ra ngoài vùng KTC thì mỏ đó được coi là nằm hoàn toàn trong vùng KTC”.

Về quy định Luật áp dụng: Mỗi bên áp dụng chính sách cũng như các quy định pháp luật trên các vùng biển tương ứng thuộc thẩm quyền tài phán của mình.

Nhìn chung: Hiệp định hợp tác KTC này, Ai-xơ-len được ưu tiên hơn so với Nauy, có thể do tài đàm phán của Ai-xơ-len và có thể do diện tích mà Ai-xơ-len được phân chia nhỏ hơn phần của Na Uy…

* Hiệp định KTC giữa Anh và Na Uy năm 1976 tại mỏ Frigg Field

Ngày 10/5/1976 tại London – Anh hai nước đã ký kết Hiệp định hợp tác KTC ) khu vực mỏ Frigg [10, tr.209], đây là mỏ tài nguyên năm vắt ngang qua đường biên giới biển giữa Anh và Nauy (tháng 10/2004 mỏ Frigg đã ngừng hoạt động, nhưng là một trong những hiệp định được ký sớm nhất trong khu vực và Hiệp định cũng rất thành công trong việc hợp tác KTC).

Chính phủ hai nước có nghĩa vụ thỏa thuận xác định đường phân định biển trên cơ sở Hiệp định phân định TLĐ năm 1965 và thống nhất số lượng và địa điểm đặt các công trình khai thác trong khu vực mỏ của mỗi quốc gia. Hiệp định quy định thành lập một Ủy chung giữa hai chính phủ, gọi là “Ủy ban tư vấn mỏ Frigg Field” gồm có 06 thành viên (mỗi nước 03 thành viên), Chức năng của Ủy ban sẽ được hai nước thỏa thuận.

Chính phủ mỗi nước đảm bảo luật áp dụng sẽ là luật của nước mà doanh nghiệp được cấp phép, trừ trường hợp người lao động thực hiện quyền lựa chọn luật áp dụng (Khoản 1 Điều 24 của Hiệp định). Mỗi nước vẫn giữ nguyên quyền

của mình đối với TLĐ của mình trên cơ sở quy định thẩm quyền của mình đối với TLĐ trên cơ sở quy định của luật quốc tế. Đặc biệt, các công trình nằm bên TLĐ của nước nào thì vẫn thuộc quyền điều chỉnh của luật nước đó. Mỗi nước đều có quyền đánh thuế theo quy định pháp luật của nước mình đối với các hoạt động khai thác trong vùng mỏ trên cơ sở các doanh nghiệp mà chính phủ đó cấp giấy phép, không phụ thuộc vào hoạt động khai thác mà doanh nghiệp đó hoạt động diễn ra trên TLĐ của quốc gia nào. Việc thu thuế chỉ diễn ra với doanh nghiệp mà chính phủ đó cấp phép và không được quyền đánh thuế vào doanh nghiệp mà chính phủ phía bên kia cấp phép…

Bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định hoặc bất kỳ vấn đề nào được quy định cho Chính phủ giải quyết theo quy định của thỏa thuận giữa các doanh nghiệp được nhượng quyền của mỗi bên sẽ được giải quyết thông quả Ủy ban tham vấn mỏ Frigg Field hoặc thông qua đàm phán giữa hai Chính phủ. Nếu một vụ tranh chấp không thể giải quyết được bởi thủ tục trên, hoặc bằng bất ký một thủ tục nào khác do hai Chính phủ thỏa thuận thì sẽ được đưa ra Tòa Trọng tài. Trường hợp Tòa Trọng tài không đạt được sự đồng thuận tuyết đối, quyết định của Tòa Trọng tài theo quyết định đa số. Quyết định của Tòa Trọng tài có giá trị bắt bộc đối với hai Chính phủ và được coi như thỏa thuận ràng buộc giữa hai bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, những gợi mở cho việt nam chuyên ngành luật quốc tế 9 60 38 01 08 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)