Theo loại hình này, Chính phủ của hai nước ủy quyền cho các công ty dầu khí của mỗi nước cùng thăm dò, khai thác tài nguyên trong vùng biển tranh chấp được xác định theo thỏa thuận đã được Chính phủ hai nước thông qua. Các doanh nghiệp được ủy quyền sẽ thống nhất lập ra một Cơ quan điều phối chung.
Hiệp định KTC đối với vùng biển tranh chấp thuộc Vịnh Thái Lan giữa Việt Nam và Malaysia ký năm 1992. Theo đó, Chính phủ Việt Nam ủy quyền cho Petrovietnam và Chính phủ Malaysia ủy quyền cho Petronas tiến hành các hoạt động thăm dò, khai thắc dầu khí trong vùng biển xác định. Hai công ty sẽ tiến hành tham dò, khai thác trên cơ sở dàn xếp thương mại giữa hai công ty sau khi được
Chính phủ hai bên phê chuẩn trên cơ sở Bản ghi nhớ KTC giữa hai quốc gia ngày 25/8/1993. Hai bên thành lập một Ủy ban hỗ hợp (Joint Committee) để giải quyết các vấn đề cao cấp, đông thời có thẩm quyền thành lập một Ủy ban điều phối (Coordination Committee). Các hoạt động KTC trong vùng biển KTC đều do hai công ty này quản lý, điều hành.
Nhiều hiệp định hợp tác KTC dầu khí của các quốc gia trên thế giới cũng áp dụng loại hình KTC này như: Hiệp định KTC giữa Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len với Hà Lan năm 1993, Chính phủ mỗi bên đã yêu cầu các doanh nghiệp được nhượng quyền được ký kết các thỏa thuận vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực, để điều chỉnh các hoạt động KTC mỏ.
2.2. Một số kinh nghiệm hợp tác KTC trên thế giới và khu vực 2.2.1. Kinh nghiệm hợp tác KTC của một số quốc gia Châu Âu 2.2.1. Kinh nghiệm hợp tác KTC của một số quốc gia Châu Âu