- Về An ninh quốc phòng: Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng Trong lịch sử hàng
3.1.2.3. Thỏa thuận ghi nhớ về KTC dầu khí giữa Việt Nam và Malaysia ngày 05/6/
ngày 05/6/1992
* Khái quát về khu vực chồng lấn của Việt Nam và Malaysia
Vịnh Thái Lan nằm ở phía Tây Nam của Biển Đông, được bao bọc bởi các quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Malaysia. Giữa Việt Nam và Malaysia có một vùng biển chồng lấn nằm ở gần cửa vịnh Thái Lan, được tạo thành bởi đường ranh giới TLĐ do Chính phủ Việt Nam Cộng hoà công bố năm 1971 và đường ranh giới TLĐ thể hiện trên hải đồ của Malaysia công bố năm 1979. Vùng chồng lấn này không rộng, diện tích 2.800km2, nhưng có tiềm năng về dầu khí. Năm 1992, lãnh đạo cấp cao hai nước đã thoả thuận cùng hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn và trong quá trình hợp tác khai thác chung, chuyên gia hai bên sẽ gặp nhau để vạch đường phân định TLĐ trong vùng chồng lấn này [34]. Ngày 05/6/1992 Việt Nam và Malaixia đã ký kết và trao đổi công hàm phê duyệt bản thoả thuận về “hợp tác KTC” trong khu vực TLĐ chồng lấn giữa hai nước, hai bên đã tiến hành đàm phán tại Kuala Lampur. Tại vòng đàm phán này, hai bên đã ký Văn bản thoả thuận hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn (MOU).
* Nội dung chủ yếu của Thoả thuận này là:
- Chính thức xác nhận tọa độ khu vực chồng lấn theo đường ranh giới TLĐ do Tổng cục đầu khí Việt Nam công bố năm 1977 (trùng với ranh giới TLĐ do Việt Nam Công hoà công bố năm 1971) và ranh giới TLĐ thể hiện trên hải đồ của Malaysia công bố năm 1979.
- Gác vấn đề phân định TLĐ để hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn theo nguyên tắc chia sẻ đồng đều chi phí và phân chia đồng đều lãi suất.
- Nếu có mỏ dầu khi nằm vắt ngang khu vực xác định và một phần nằm trên thềm lục địa của Malaysia hoặc Việt Nam thì hai bên thoả thuận thăm dò khai thác. - Về quản lý nhà nước đối với các hoạt động trong vùng chồng lấn, về nguyên tắc Việt Nam có quyền thực hiện quản lý về hải quan, cảng xuất dầu và công trình trên biển, về thuế, biên phòng…Tuy nhiên vì khu vực ở xa đất liền, nên Việt nam có thể uỷ quyền cho Malaysia đảm đương các nhiệm vụ nói trên trong vùng chồng lấn.
- Giao cho các công ty dầu lửa của hai nước kí kết các dàn xếp thương mại và tiến hành hợp tác thăm dò, khai thác trên tinh thần bình đẳng, cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau.
Thoả thuận này là thoả thuận song phương đầu tiên của Việt Nam với các nước trong khu vực đối với vùng chồng lấn trên biển được hình thành bởi các bên liên quan đã đưa ra các yêu sách ranh giới biển theo đúng các qui định của Công ước Luật Biển quốc tế năm 1982. Việc phân định vùng chống lấn (ranh giới trên biển) giữa hai nước chưa được giải quyết. Việt Nam và Malaysia tiếp tục đàm phán đàm phán để phân định vùng chồng lấn đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Malsysia. Đây là bằng chứng thể hiện Việt Nam đã tuân thủ nghiêm túc các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, đăc biệt là giải pháp tạm thời “hợp tác khai thác chung” vùng chồng lấn.