1.5.1.3. Quy phạm Tập quán quốc tế: Là những quy tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn (bất thành văn) quan hệ quốc tế và được các chủ thể của luật thành trong thực tiễn (bất thành văn) quan hệ quốc tế và được các chủ thể của luật quốc tế thừa nhận hiệu lực pháp lý bắt buộc. Vậy đây cũng là một căn cứ pháp lý quan trọng, hình thành nên từ thực tiễn. Luật biển quốc tế được hình thành dưới dạng các quy phạm của luật tập quán và các hệ tư tưởng về quyền khai thác tài nguyên biển của con người. LHQ đã pháp điển hóa các quy tắc này qua đó đã xây dựng thành các quy phạm và nguyên tác Luật biển hiện đại. Các tập quán quốc tế về hợp tác KTC có thể được hình thành rất lâu hoặc mới được hình thành từ thực tiễn nhưng chúng phải phù hợp và được các quốc gia ven biển chấp thuận cao vì tính khả thi trong việc áp dụng nó đối với các chủ thể của Luật quốc tế. Các tập quán như: Vùng nước lịch sử, tự do thông thương không gây hại của tàu buôn, tự do đánh bắt cá, tôn trọng vùng biển gần bờ của các quốc gia khác… đã và đang được ghi nhận và áp dụng. Ngày nay, mặc dù các điều ước quốc tế về Luật biển được nhân rộng nhưng tập quán quốc tế về biển nói chung và về hợp tác KTC trên biển nói riêng vẫn được bảo tồn và phát huy giá trị. Các quốc gia vẫn sử dụng nguông quy phạm tập quán và đôi khi có thể lại được thiết lập một tập quán mới.
1.5.1.4. Các phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế: là nguồn bổ trợ của Luật quốc tế và là một trong các cơ sở để các quốc gia ký kết thỏa thuận hợp tác Luật quốc tế và là một trong các cơ sở để các quốc gia ký kết thỏa thuận hợp tác KTC, ví dụ: Trong phán quyết của Tòa Công lý quốc tế xét xử vụ tranh chấp phân định TLĐ biển Bắc năm 1969 giữa CHLB Đức, Hà Lan và Đan Mạch đã phân tích về các nguyên tắc áp dụng để phân định TLĐ trong hoàn cảnh thực tế vụ việc và đề cập đến khả năng các quốc gia có thể quyết định: “hoặc bằng việc phân chia các vùng chồng lấn thông qua thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì bằng cách phân
chia thành các phần đều nhau trừ khi các bên quyết định sử dụng chế độ tài phán chung hoặc KTC toàn bộ hay một phần bất kỳ nào của vùng chồng lấn”.
Ngoài ra, hoạt động KTC còn được đề cập đến trong các văn kiện pháp lý quốc tế khác như: Công ước về đa dạng sinh học biển năm 1992; Nghị quyết số 2295 của Đại hội đồng LHQ năm 1972 về hợp tác trong lĩnh vực môi trường; Nghị quyết số 3129 năm 1973 về hợp tác trong lĩnh vực môi trường liên quan đến tài nguyên thiên nhiên có chung của hai hay nhiều quốc gia; Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm của FAO năm 1995…